Điều trị tiểu đường: Cần kiểm soát tăng đường huyết sau ăn và hạ đường huyết quá mức
Tăng glucose máu sau ăn dễ gây biến chứng
Kiểm soát đường huyết là một mục tiêu quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, không nên sử dụng HbA1c như một chỉ số duy nhất để chứng tỏ sự ổn định về nồng độ đường huyết của bệnh nhân, mà cần lưu ý đến cả lượng đường huyết sau ăn. Theo Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế: Tăng đường huyết sau ăn là khi đường huyết đo 2 giờ sau bữa ăn > 11,1 mmol/l (200 mg/dl).
Tăng glucose máu sau ăn gây tăng lipid máu sau ăn, khiến nguy cơ sinh xơ vữa cao và tạo ra các stress oxy hoá góp phần vào các biến chứng mạch máu lớn và nhỏ; làm tăng nguy cơ tử vong ở cả bệnh nhân tiểu đường và những người có đường huyết lúc đói thấp hơn ngưỡng chẩn đoán tiểu đường. Các nghiên cứu đã chứng minh: Tần suất nhồi máu cơ tim ở những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn > 10 mmol/l cao hơn 40% so với những bệnh nhân có nồng độ đường huyết sau ăn < 8 mmol/l.
Như vậy, tăng glucose máu sau ăn là một yếu tố nguy cơ cao đối với các biến chứng mạch máu lớn (bệnh mạch vành, mạch máu não, động mạch ngoại vi) và biến chứng vi mạch (thận, võng mạc, thần kinh). Do đó, việc kiểm soát đường huyết trước và sau ăn giúp giảm tỷ lệ các biến chứng nguy hiểm với bệnh nhân tiểu đường.
Hạ đường huyết có thể gây tử vong
Hạ đường huyết là khi khi nồng độ đường trong máu giảm xuống dưới 70 mg/dl, do một số nguyên nhân như thuốc điều trị tiểu đường, rối loạn nội tiết (thiếu hụt tuyến thượng thận), do chế độ nhịn ăn, tập luyện quá mức, dùng rượu, nhiễm khuẩn nặng… Các triệu chứng của hạ đường huyết thường xảy ra âm thầm hoặc biểu hiện đột ngột.
Hạ đường huyết thường gặp nhất ở bệnh nhân tiểu đường sử dụng thuốc quá liều hoặc không tuân thủ đúng điều trị. Tuy nhiên, hạ đường huyết thường diễn ra từ từ nên bệnh nhân không nhận biết được lượng đường trong máu đang giảm. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể gặp nguy hiểm, đặc biệt là hôn mê và tử vong trong lúc ngủ mà không thấy rõ các triệu chứng khác.
Lời khuyên cho bệnh nhân tiểu đường
- Để kiểm soát tăng glucose máu sau ăn, bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thực phẩm có chỉ số đường thấp, tránh thức ăn nhiều tinh bột và đường như bánh mì, bánh ngọt, nước có ga… Nên chia nhỏ bữa ăn, ăn chậm và nhai kĩ. Tập luyện thể dục thể thao như đi bộ, yoga, dưỡng sinh… cũng giúp đốt cháy năng lượng và cải thiện sự nhạy cảm của cơ thể với insulin.
- Để phòng ngừa hạ đường huyết, bệnh nhân tiểu đường cần trang bị máy đo đường huyết cá nhân để kiểm tra thường xuyên và một số thực phẩm chứa carbohydrate dễ tiêu hóa như nước trái cây, 1 muỗng canh mật ong, 4 - 5 bánh mặn, 3 - 4 viên kẹo hoặc 1 muỗng canh đường. Khi có triệu chứng hạ đường huyết nặng, cần xin chỉ định của bác sĩ và sử dụng thuốc phù hợp (như glucagon).
- Sử dụng thảo dược trên lâm sàng hiện nay là một thực tế phổ biến được chấp nhận trong điều trị đái tháo đường tuýp 2 ở nhiều quốc gia. Các thảo dược như dây thìa canh, chè đắng, giảo cổ lam đã được chứng minh có tác dụng ức chế các enzym (α-glucosidases, α-amylase) tương tự các nhóm thuốc tân dược giúp làm chậm hấp thu tinh bột, kiểm soát hiện tượng tăng đường huyết sau ăn. Ngoài ra, sử dụng thảo dược có ưu điểm nổi trội khác là không gây tác dụng phụ hạ đường huyết quá mức. Tuy nhiên bệnh nhân chỉ nên tin dùng những sản phẩm được nghiên cứu bởi cơ quan chuyên môn uy tín.
Năm 2015, một nghiên cứu lâm sàng được triển khai với đề tài “Hiệu quả hạ đường huyết của viên nang Thanh Đường An (có thành phần thảo dược từ dây thìa canh, chè đắng, hoàng kỳ và các thảo dược khác) kết hợp với Metformin trên bệnh nhân đái tháo đường tuyp 2”. Kết quả cho thấy: khi bệnh nhân chỉ điều trị với Metformin 850 mg thì chưa đạt được mức mục tiêu (HbA1c > 7 %, đường huyết > 7 mmol/l), nhưng khi phối hợp với viên Thanh Đường An tác dụng hạ đường huyết có ngay từ sau 3 ngày dùng kết hợp và ổn định qua các tuần điều trị.
Biểu đồ mức đường huyết sau 3 ngày điều trị, sau 7 ngày, 2 tuần, 3 tuần và 4 tuần cũng cho thấy nhóm dùng kết hợp Thanh Đường An có biên độ dao động hẹp, thể hiện sự ổn định của mức đường huyết trước và sau ăn, đồng thời không gây hạ đường huyết quá mức trong suốt quá trình điều trị.
Như vậy, để kiểm soát đường huyết sau ăn và hạn chế tác dụng phụ hạ đường huyết của thuốc Tây, bệnh nhân tiểu đường nên đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động cơ thể thường xuyên, kết hợp với các liệu pháp thảo dược an toàn, uy tín giúp tăng cường hiệu quả điều trị.