Điều trị nội tiết tố có thể dẫn đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Điều trị nội tiết tố có thể dẫn đến trầm cảm ở bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt

Đối với những bệnh nhân được điều trị kháng nội tiết tố sau khi cắt bỏ tuyến tuyền liệt đều cho thấy có khả năng bị trầm cảm cao hơn (chiếm 80%). Qua đó, các nhà nghiên cứu đề nghị những bệnh nhân đang điều trị thiếu hụt androgen cần theo dõi tình trạng trầm cảm sau phẫu thuật và điều này được trình bày tại Hiệp hội tiết niệu Châu âu ở Barcelona.

Cho đến nay, các bác sĩ nhận ra khi bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh và điều trị ung thư đều có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm, và tỷ lệ tử vong ngày càng gia tăng. Hiện tại, một nhóm nghiên cứu ở Đan Mạch đã phát hiện ở bệnh nhân được điều trị kháng nội tiết tố sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có khả năng mắc bệnh trầm cảm cao hơn.

Thông thường điều trị chống nội tiết tố được đưa ra nhằm kiểm soát sự phát triển của các tế bào khối u, nhà nghiên cứu chính, Tiến sĩ Anne Sofie Friberg từ Rigshospitalet (ở Copenhagen) cho biết. Tuy nhiên điều không may là điều trị này lại liên quan đến trầm cảm.

Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hồ sơ y tế của 5.570 bệnh nhân từ Hiệp hội ung thư tuyến tiền liệt Đan Mạch. Qua đó họ phát hiện có 773 trường hợp đã được điều trị trầm cảm sau phẫu thuật. Ngoài ra, những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc chống nội tiết tố có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp 1,8 lần. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng kiểm tra xem liệu liệu xạ trị sau phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt có liên quan đến trầm cảm hay không, tuy nhiên đối với những kết quả mà họ điều tra được là không thuyết phục.  

Anne Sofie Friberg chia sẻ: Việc điều trị ngăn chặn việc sản xuất hormone androgen, cũng tương tự như testosterone. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy nồng độ testosterone thấp có thể ảnh hưởng đến cuộc sống tình dục của đàn ông, vì vậy hạn chế sản xuất testosterone có thể đem lại tác dụng tương tự, đặc biệt là sau khi trải qua nhiều bất ổn tâm lý (như căng thẳng) từ điều trị ung thư.

Điều quan trọng cần lưu ý ở đây, là đa phần bệnh nhân được điều trị bằng phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt đều có nguy cơ trầm cảm cao hơn. Sau phẫu thuật, những triệu chứng thường xuyên xảy ra như rối loạn cương dương và tiểu không tự chủ. Trong trường hợp bị tái phát và phải điều trị nội tiết tố, những triệu chứng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn, nhiều thay đổi trong cơ thể xuất hiện và giảm ham muốn (đây là tình trạng phổ biến nhất). Ngoài ra những tác dụng phụ xảy ra trong điều trị có khả năng gia tăng nguy cơ trầm cảm. Bên cạnh đó mức testosterone thấp có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tâm trạng.

Hiện nay có đến 25% nam giới bị tái phát bệnh sau khi phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt và họ đều được đề nghị điều trị nội tiết tố (điều này làm tăng nguy cơ trầm cảm). Lý do có thể là do phẫu thuật thất bại, hoặc trực tiếp gây ra bởi nội tiết tố sản xuất quá mức hay có thể là cả hai.

Các nhà nghiên cứu còn lưu ý rằng việc điều trị bệnh trầm cảm thường được kê toa thuốc hoặc giới thiệu đế khoa tâm thầm. Và đây là một hạn chế của nghiên cứu (không phải tất cả đều được điều trị và đôi khi thuốc chống trầm cảm vẫn được kê đơn cho các tình trạng khác). Tuy nhiên rất nhiều dữ liệu trong nghiên cứu lại đem lại kết quả rất khả quan.

Nhận xét, Tổng thư ký phụ trách giáo dục của EAU, Giáo sư Hendrik Van Poppel (Bệnh viện Đại học KULeuven, Bỉ) cho biết:

"Đây là một nghiên cứu lớn cho thấy việc điều trị ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra các vấn đề khác. Vì thế chúng tôi cần phải nhận thức và đưa ra nhiều thông tin hữu ích giúp các bác sĩ tiết có thể đưa ra điều trị bệnh nhân tốt nhất, qua đó hình thành một phương pháp đa ngành trong điều trị ung thư tuyến tiền liệt, nhấn mạnh giá trị của các hướng dẫn và đảm bảo rằng bệnh nhân được chăm sóc toàn diện".

Ông Erik Brier (thành viên của ủy ban hướng dẫn EAU về ung thư tuyến tiền liệt) cho biết:

"Nghiên cứu này rất có lợi cho bệnh nhân, cho thấy tầm quan trọng của việc điều trị toàn diện ung thư tuyến tiền liệt được kết hợp với chuyên gia tâm lý học ung thư và chuyên gia tâm lý xã hội. Chăm sóc cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt không bao giờ dừng lại, tuy nhiên hậu quả thường có thể xuất hiện rất muộn".

Cả giáo sư Van Poppel và Erik Brier đều không tham gia vào nghiên cứu này.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...