Điều trị chứng táo bón
Táo bón chi là một triệu chứng, chứ không phải là một bệnh. Táo bón có thể là hậu quả của rất nhiều bệnh khác, hoặc đơn giản chỉ là hậu quả của những thay đổi chế độ sinh hoạt và làm việc…
Một người bị táo bón có thế có một hoặc vài biểu hiện sau:
Giảm số lần đại tiện thông thường. Người bình thường, mỗi ngày hoặc 2 ngày đại tiện một lần. Nếu bị táo bón, có khi 3 - 4 ngày thậm chí có người 10 ngày hoặc lâu hơn mới đại tiện một lần, mật độ phân rất cứng hoặc lổn nhổn. Đại tiện khó nên phải rặn cố mới đi ngoài được.
Những nguyên nhân nào gây táo bón
Có rất nhiều nguyên nhân gây táo bón. Táo bón là hậu quả của các bệnh khác như: các bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, cường hoặc suy tuyến giáp trạng...); các bệnh về thần kinh (tổn thương tủy sống, u não, xuất huyết não hoặc nhũn não...); các bệnh gây tổn thương nhiều bộ phận trong cơ thế (y học còn gọi là bệnh hệ thống); các khối u ở ruột già; do dùng các thuốc chống dị ứng, thuốc ngủ, thuốc trị tăng huyết áp... Trong trường hợp này, ngừng thuốc và thay đổi thuốc, táo bón sẽ hết. Tuy nhiên, nhiều khi táo bón không kèm theo bệnh ly nào, mà đơn thuần chỉ là hậu quả của những thay đổi điều kiện sinh hoạt, làm việc... hay nói cách khác là táo bón ở những người được coi là khỏe mạnh. Loại táo bón này hay gặp ở phụ nữ, những người thực hiện chế độ ăn kiêng, những người ít vận động, người mang thai hoặc những người già và những người mà công việc đòi hỏi luôn phải thay đổi từ nơi này đến nơi khác...
Táo bón có nguy hiểm không?
Nói chung trong cuộc đời, ai cũng có vài ba lần bị táo bón. Chỉ khi nào táo bón kéo dài mới là điều đáng phải quan tâm. Thông thuờng, táo bón nhẹ và ít nguy hiểm, nhưng đôi khi táo bón kéo dài có thế gây phình giãn ruột già, và điều trị trở nên rất khó. Trong những trường hợp này, bệnh nhân có thế bị một số biến chứng, tuy hiếm nhưng rất nguy hiểm như xoắn ruột già, loét ruột già do các cục phân cứng, thủng ruột, suy dinh dưỡng do chán ăn... Những người bị táo bón kéo dài còn có nguy cơ cao ung thu ruột.
Ngoài ra, táo bón còn có thế gây ra một số triệu chứng khác làm người bệnh khó chịu như mệt mỏi (92%), đau bụng (86%), chướng bụng (88%), buồn nôn hoặc nôn khan (58%)... Tất cả những biểu hiện này đều làm giảm khả năng làm việc.
Khi bị táo bón, cần phải làm gì?
Ở những người bị táo bón kéo dài, đặc biệt ở những người trên 45 tuổi, không mắc các bệnh mạn tính, thì khác cần phải theo dõi xem có bị sụt cân không? Có mệt mỏi không? có đau bụng kéo dài cố định ở một vị trí không? Phân có máu mũi không? Vận động có bị hạn chế không?
Nếu thấy có một hoặc nhiều biểu hiện trên, nên đến gặp các thầy thuốc chuyên khoa để được khám xét phát hiện sớm các khối u ở ruột hoặc ớ túy sống... Khả năng điều trị khỏi các khối u này là trên 95% nếu được điều trị ở giai đoạn sớm
Đối với những bệnh nhân đang điều trị một bệnh mạn tính nào đó, cần tìm hiểu kỹ xem đang dùng thuốc gì? Táo bón có xuất hiện đồng thời khi dùng thuốc không? Táo bón có xuất hiện đồng thời với bệnh đang điều trị?
Nếu thấy táo bón xuất hiện đồng thời, hoặc sau vài ngày dùng một loại thuốc nào đó, thì nên ngừng thuốc và đến khám lại các thầy thuốc chuyên khoa ngay để được đối thuốc.
Ngoài những vấn đề trên, bệnh nhân cũng cần được xem xét đến các vấn đề như:
- Chế độ ăn có gì thay đổi?
- Chế độ làm việc có gì thay đổi?
- Có gì gây lo lắng và mất ngủ không?
Đối với phụ nữ bao giờ cũng cần hỏi: kinh nguyệt có rối loạn không?
Cần phòng táo bón
Nếu táo bón là hậu quả của các bệnh lý ở các cơ quan khác, hoặc là hậu quả của thuốc điều trị, thì không phòng ngừa được mà vấn đề phòng ngừa táo bón chỉ đặt ra ở những người được coi là khỏe mạnh.
Về chế độ ăn uống: Cân ăn nhiều chất xơ, khoảng 20 - 30g/ngày (nhưng chất xơ này được cung cấp từ các loại rau quả). Uống nhiều nước, đặc biệt là loại nước hoa quả có chứa nhiều kali như nước cam, chuối... Uống cà phê vào buổi sáng đôi khi cũng có tác dụng kích thích, gây cảm giác muốn đại tiện. Nên tăng cường vận động và đi lại. Tập thể dục vào các buổi sáng, chế độ tập thích hợp theo từng lứa tuổi và tình trạng tim, phổi.
Chế độ sinh hoạt: Nên tăng cường vận động và đi lại. Tập thể dục vào các buổi sáng, chế độ tập thích hợp theo từng lứa tuổi và tình trạng tim, phổi.
Luyện tập động tác đại tiện: Chọn thời gian thích hợp nhất định hàng ngày (không bị áp lực công việc, không bị căng thẳng tinh thần...) để ăn, nghỉ ngơi, thư giãn và tập.
Hãy cố gắng hoặc tốt nhất là không đế bị táo bón. Chí dùng các thuốc chống táo bón khi các phương pháp phòng bệnh bị thất bại, vì các thuốc này dùng lầu đều có hại.