Điều hòa món ăn dinh dưỡng cho người bị bệnh dạ dày
Bệnh viêm đường tiêu hóa (dưới) và viêm dạ dày xuất hiện, phát triển và mức độ chuyển biến có liên quan đến rất nhiều nhân tố, một trong những nhân tố quan trọng là việc điều dưỡng chất dinh dưỡng.
l. Yêu cầu về đồ uống
- Canxi và những thức ăn có chứa canxi: Bệnh nhân mắc bệnh viêm loét có một điểm chung, đó là chất acid trong dạ dày quá nhiều, đặc biệt là viêm loét ở hành tá tràng, mà canxi có tác dụng làm tiết ra chất acid dạ dày. Do đó những người bệnh này không được ăn quá nhiều chất có chứa canxi hoặc thực phẩm có chứa canxi. Nhưng trong sữa bò ngoài canxi còn có chứa chất dinh dưỡng làm cho vết loét mau liền, rất tốt đối với bệnh viêm loét. Vì thế có thể uống một lượng sữa bò vừa phải.
- Hút thuốc: Như mọi người đều biết, trong cây thuốc lá có chứa lượng lớn chất hóa học có hại cho sức khỏe con người, những chất này không những có hại cho tim, phổi mà còn ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Chúng tôi quan sát niêm mạc dạ dày khi làm nội soi, thì thấy rằng niêm mạc dạ dày của người bình thường có màu hồng nhạt, nhưng niêm mạc dạ dày của người hút thuốc lại có màu đỏ, hơn nữa dịch thể mật lại có màu vàng xanh. Đối với người bệnh bị viêm đường tiêu hóa, đương nhiên hút thuốc không ảnh hưởng đến việc lành chỗ viêm loét. Cũng có nghĩa là dù có hút thuốc hay không, khi dùng thuốc chữa bệnh thì thời gian để liền chỗ viêm loét là như nhau, nhưng hút thuốc lại có ảnh hưởng rất lớn đến việc tái phát bệnh. Người hút thuốc thì khả năng tái phát bệnh rất lớn, thời gian tái phát bệnh cũng rất ngắn. Ví dụ như, người không hút thuốc thì khả năng tái phát bệnh là 20%, nhưng đối với người hút thuốc thì khả năng tái phát bệnh là từ 70% đến 80%. Người không hút thuốc thì nửa năm hoặc một năm bệnh sẽ tái phát một lần, người hút thuốc thì chỉ vài tuần hoặc vài tháng là bệnh lại tái phát. Cuối năm 2002, ở Mỹ có nghiên cứu phát hiện ra rằng tỷ lệ người hút thuốc chết do bị ung thư phổi tăng. Hiện nay, người hút thuốc lá và người hút xì gà có nguy cơ chết vì ung thư phổi tăng gấp hai lần so với người không hút thuốc.
- Uống rượu: Nếu như nồng độ thấp như bia, rượu vang, rượu nho... thì đều có thể dùng một lượng nhỏ, nhưng đối với rượu có nồng độ cao thì tốt nhất là không nên uống. Bởi vì rượu cồn có thể phá hỏng tấm màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, làm phát sinh ra bệnh viêm loét dạ dày.
- Chè và cà phê: Người mắc bệnh viêm loét dạ dày không nên uống hoặc uống ít chè và cà phê. Những đồ uống này có thể làm tăng sự bài tiết chất acid dạ dày và làm yếu dần khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Đồ uống: Yêu cầu đối với đồ uống của người bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét đường tiêu hóa (dưới) là phải có chất dinh dưỡng hợp lý, dùng những đồ uống có nhiều protein trong khi bị bệnh viêm loét là rất có lợi cho việc mau lành chỗ viêm loét.
- Không dùng đồ ăn, đồ uống lạnh: Đồ ăn uống lạnh hoặc quá nhiệt không chỉ khó tiêu hóa và hấp thụ, mà còn làm dịch vị bài tiết quá mức cần thiết, làm tổn thương trực tiếp tới vùng bị bệnh. Ngoài ra, đồ ăn quá nhiệt còn làm cho huyết quản căng ra dễ làm xuất huyết dạ dày.
+ Chướng bụng: Trong số bệnh nhân viêm phổi không ít người có cảm giác chướng bụng, có người còn bị ảnh hưởng đến cả công việc, học tập và nghỉ ngơi. Những người bệnh này ngoài việc dùng thuốc ra, cũng phải cẩn thận đối với những đồ ăn dễ làm chướng bụng, những thức ăn giàu tinh bột như khoai lang, đậu nên ăn với một lượng rất ít. Các loại thuốc như Diazepam còn có thể ngăn chặn được những vận động rối loạn của dạ dày, gây nên trướng bụng. Do đó đối với người mất ngủ do chướng bụng, có thể dùng thuốc an thần.
+ Nóng ruột: Một số bệnh nhân thường xuất hiện cảm giác nóng ruột. Hút thuốc, trở ngại tâm lý thường làm cho tăng lượng dịch vị lên, gây nên nóng ruột. Cai thuốc, điều trị tâm lý... có thể chữa khỏi tình trạng này.
2. Hoạt động và mức độ hoạt động
- Hoạt động: Hoạt động có thể bao gồm nhiều loại hình ví dụ như bơi, thể dục, hát, múa... Hoạt động thân thể có tác dụng trực tiếp với việc mau lành chỗ loét đường tiêu hóa (dưới) và loét dạ dày mạn tính. Trong các nhân tố gây ra bệnh viêm đường tiêu hóa và viêm phổi mạn tính, nhân tố tâm lý xã hội cũng rất quan trọng. Thông qua hoạt động có thể làm cho con người được thoải mái, áp lực tinh thần được giải tỏa. Do đó hoạt động có lợi cho việc chữa trị viêm loét dạ dày.
- Mức độ hoạt động: Hoạt động có tác dụng trong việc trị liệu viêm loét dạ dày, không cần biết là hoạt động ít hay nhiều, mà thông qua hoạt động làm cho con người được thoải mái. Bất kể là tiến hành hoạt động gì, nhưng lượng hoạt động phải phù hợp với phạm vi cho phép của cơ thể. Ví dụ như khi hoạt động, nhịp tim không được đập nhanh quá 120 lần/1 phút.