Chuột rút (vọp bẻ)

Chuột rút (vọp bẻ)

Bệnh chuột rút (vọp bẻ) là gì?

Chuột rút (còn gọi là vọp bẻ) xảy ra khi cơ đột ngột co thắt, gây đau dữ dội ở bắp thịt, dẫn đến khó khăn khi cử động, tình trạng này thường xuất hiện sau khi hoạt động quá mạnh và có thể xảy ra ở bất kỳ cơ bắp nào của cơ thể nhưng thường bao gồm các chân, cánh tay và cổ.

Nguyên nhân bệnh chuột rút co cứng là gì?

Hiện tại, có rất nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này và tùy theo từng trường hợp sẽ có nguyên nhân gây bệnh khác nhau như sau:

  • Tập thể dục, chấn thương hoặc vận dụng cơ bắp quá nhiều.
  • Mang thai: Chuột rút xảy ra do sự thiếu hụt các khoáng chất như canxi và magie, đặc biệt ở những tháng cuối thai kỳ.
  • Tiếp xúc với nhiệt độ thấp, đặc biệt là nước lạnh.
  • Các vấn đề y tế khác, chẳng hạn như vấn đề về lưu lượng máu (bệnh động mạch ngoại biên), bệnh thận, bệnh tuyến giáp và bệnh đa xơ cứng.
  • Đứng trên bề mặt cứng trong một thời gian dài, ngồi lâu hoặc để chân ở vị trí bất tiện trong khi ngủ.
  • Không có đủ kali, canxi và các khoáng chất khác trong máu.
  • Bị mất nước.
  • Dùng các loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống loạn thần, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, thuốc statin và steroid.

Những triệu chứng thường thấy ở bệnh chuột rút là gì?

Hầu hết trường hợp bị chuột rút đều xuất hiện ở bắp chân. Bên cạnh việc xảy ra đột ngột, bạn có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy những khối cứng trong mô cơ bên dưới lớp da.

Tuy nhiên bệnh nhân nên đi khám bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như sau:

- Cảm giác khó chịu.

- Sưng chân, đỏ tấy hoặc màu da thay đổi.

- Yếu cơ.

- Xảy ra thường xuyên.

- Tình trạng không cải thiện bằng các phương pháp tự chăm sóc.

Phương pháp điều trị bệnh chuột rút như thế nào?

Thông thường tình trạng này thường kéo dài trong một vài giây đến vài phút. Và đa phần các trường hợp chuột rút ở chân có thể thuyên giảm bằng cách thực hiện các bài tập ở cơ bắp bị ảnh hưởng. Tập thể dục chân thường xuyên cũng có thể hạn chế tình trạng chuột rút.

Để căng cơ bắp chân, bệnh nhân hãy đứng bằng nửa bàn chân phía trước, nhón gót chân lên cao, từ từ hạ gót bàn chân để gót thấp hơn vị trí đang đứng, giữ một vài giây trước khi nâng gót chân lên trở lại vị trí bắt đầu. Lặp lại một vài lần động tác này.

Đôi khi thuốc thường chỉ cần thiết trong trường hợp bị chuột rút trong thời gian dài mà không thuyên giảm sau khi tập thể dục. Vì thế nếu bệnh nhân bị chuột rút thứ cấp ở chân thì việc điều trị các nguyên nhân cơ bản có thể giúp giảm các triệu chứng.

Chuột rút ở chân cũng có thể xảy ra trong khi mang thai và sẽ tự khỏi sau khi đã sinh em bé.

Ở bệnh gan việc điều trị chuột rút có thể khó khăn hơn, kế hoạch điều trị bao gồm sử dụng thuốc như thuốc giãn cơ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này bị tái phát và gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày thì bác sĩ có thể kê toa thuốc làm thư giãn cơ bắp. Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc gây ra chuột rút thì bác sĩ có thể kê toa cho họ các loại thuốc khác.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...