Chữa trị bệnh dạ dày thường gặp theo phương pháp Tây y

Chữa trị bệnh dạ dày thường gặp theo phương pháp Tây y

Niêm mạc dạ dày của con người có tốc độ đổi mới rất nhanh. Các tư liệu nghiên cứu cho thấy, trong khoảng thời gian hai ngày, niêm mạc dạ dày có thể đổi mới một lần. Đó là vì niêm mạc dạ dày phải tiếp xúc với lượng lớn thức ăn và nước uống có chất độc hại, mất vệ sinh. Cùng với việc nghiền nát thức ăn, niêm mạc dạ dày bị tổn thương rất lớn, chỉ có thông qua quá trình đổi mới tốc độ nhanh thì mới duy trì được sự hoàn chỉnh của niêm mạc dạ dày. Như đã nói ở phần trên dạ dày của một người bất kỳ dù ít dù nhiều đều bị viêm. 

Đối với bệnh viêm này, cách nhìn của giới học thuật phương Đông là giống nhau. Khi học giả phương Đông tiến hành kiểm tra dạ dày với những người có triệu chứng, nếu phát hiện thấy có bị loét đường tiêu hóa thì kết luận là bị viêm dạ dày. Nếu không bị loét hay hầu như không có kết quả gì về niêm mạc dạ dày thì không có biểu hiện của bệnh viêm. Nhưng các học giả phương Tây lại đưa ra báo cáo là có bệnh viêm không rõ triệu chứng của niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nếu không có triệu chứng gì cụ thể thì cũng không cần thiết phải tiến hành chữa trị đặc biệt đối với bệnh viêm dạ dày mạn tính. 

Bệnh viêm dạ dày không nhất định là phải có triệu chứng biểu hiện. Nếu như có biểu hiện triệu chứng mà những triệu chứng đó gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc thì nên tiến hành chữa trị. Việc điều trị này thường nhằm vào các triệu chứng. Nếu triệu chứng của người bệnh là chướng bụng, sau khi làm kiểm tra nội soi dạ dày chẩn đoán là một loại viêm dạ dày mạn tính, ngoài chứng viêm ra thì rối loạn hoạt động của dạ dày cũng là một nguyên nhân. Vì vậy ngoài việc sử dụng thuốc bảo vệ niêm mạc thì còn phải tăng cường thêm thuốc kích hoạt dạ dày như : Motilium hoặc Cimetidine. Nếu bệnh nhân mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính có triệu chứng cùng với cảm giác nóng ruột thì nên dùng kháng Histamin thế hệ H2 và PPI, làm giảm sự gia tăng của acid dạ dày. Đồng thời cũng phải dùng thêm thuốc kích hoạt dạ dày, làm cho acid dạ dày bài tiết xuống dưới... 

I. Thuốc tiêu hóa 

 

Bệnh loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính ngoài những phương pháp chữa trị đã nêu ở trên, còn có thể dùng:

Thuốc trung hòa acid dạ dày: Bệnh loét đường tiêu hóa tại sao lại gây đau? Nguyên nhân chủ yếu là do sự kích thích của acid dạ dày với bề mặt chỗ loét. Đã từ rất lâu, thuốc dạ dày dạng bột được dùng phổ biến để điều trị bệnh đau dạ dày. Thuốc đau dạ dày dạng bột có thành phần hóa học là Sodium Bicarbonate và Sodium acid Carbonate. Nó có thể nhanh chóng trung hòa acid dạ dày, có tác dụng giảm đau. Nhưng do thuốc dạ dày dạng bột lại trung hòa acid sau khi uống thì độ acid trong khoang dạ dày giảm. Lúc đó cơ chế hiệu ứng ngược của cơ thể con người sẽ hoạt động tăng cường tiết ra acid dạ dày để duy trì độ chua thích hợp trong khoang dạ dày. Đôi khi nồng độ acid dạ dày được tăng thêm thậm chí còn có thể vượt qua mức độ ban đầu, làm cho triệu chứng nặng thêm. Vì vậy thuốc dạ dày dạng bột có tác dụng phụ rất lớn, nên ít được sử dụng. Hiện nay thuốc trung hòa acid dạ dày được sử dụng khi mắc bệnh có Router, Talcid.., dùng nhiều nhất là Talcid. 

Các loại thuốc này đa số cũng có mục đích để trung hòa acid dạ dày. Nhưng do các loại thuốc này đều là thuốc có tính kiềm yếu, nên sự thay đổi của acid dạ dày còn lại cũng không rõ ràng. Acid dạ dày tiết ra nhiều nhất là 1 - 2 giờ sau khi ăn. Vì vậy, dùng loại thuốc này sau khi ăn xong khoảng 1 - 2 giờ là tốt nhất. Ngoài ra, Talcid còn có thể thấm hút được dịch thể mật, bảo vệ niêm mạc dạ dày tránh sự xâm hại của dịch thể mật. Đây cũng có thể coi đó là một trong những loại thuốc bảo vệ niêm mạc.

II. Kiểm tra sản sinh dị hình và cách chữa trị 

 

Bệnh loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính thường bắt gặp sản sinh dị hình. Tiến hành kiểm tra và điều trị đối với một số tình hình bệnh lý này là rất cần thiết. 

Sản sinh dị hình: 

Sản sinh dị hình là trạng thái bệnh lý khác thường trong quá trình thay đổi của tế bào. Nó có thể chuyển biến thành tế bào ung thư. Vì vậy nó được coi là một loại biến chứng trước khi mắc bệnh ung thư. Mức độ sản sinh dị hình có thể phân chia thành ba loại: Nhẹ, trung bình và nặng. Những biến chứng ung thư của việc sản sinh dị hình ở mức độ nặng có thể là rất lớn, việc phán đoán mức độ sản sinh hoặc quá trình sản sinh là rất khó. Dưới con mắt nhìn nhận của bác sĩ, phán đoán những sản sinh dị hình khác thường là không khó. Nhưng ở những giới hạn khác nhau, thì sẽ không dễ dàng như thế. Ví dụ, những chuyên gia về các bệnh lý khác nhau có những phán đoán về việc sản sinh dị hình là không giống nhau. Một chuyên gia cho rằng, có sản sinh dị hình ở mức độ nhẹ. Một chuyên gia khác đối với cùng một loại bệnh lại cho rằng không có sản sinh dị hình. Đồng thời, một chuyên gia cho rằng sản sinh dị hình ở mức độ nặng nhưng một chuyên gia khác lại cho rằng đó là ung thư giai đoạn đầu. Vì vậy, do khó khăn của việc phân định giữa sản sinh dị hình mức độ nặng và ung thư giai đoạn đầu. Ở Trung Quốc hoặc Nhật Bản, các bác sĩ điều trị thường có cách phân biệt giữa sản sinh dị hình mức độ nặng và ung thư thời kỳ đầu. Sản sinh dị hình mức độ nhẹ và trung bình có thể dùng thuốc có chứa vitamin E, vitamin B11...  nhưng sản sinh dị hình ở mức độ nặng ban đầu phải làm phẫu thuật. Nếu do một lý do nào đó ngay lập tức không thể làm phẫu thuật thì nhất thiết phải làm nội soi dạ dày.

III. Thời gian kiểm tra định kỳ của bệnh loét đường tiêu hóa và viêm dạ dày mạn tính 

 

3.1. Thời gian kiểm tra định kỳ bệnh viêm loét đường tiêu hóa 

+ Tá tràng: Loét tá tràng bình thường không được coi là có khuynh hướng chuyển thành ác tính. Vì vậy sau khi trải qua điều trị có thể không cần phải kiểm tra lại. Nhưng đối với một số chỗ loét rộng, chỗ loét khá sâu hoặc sau khi điều trị khoảng một tháng mà hiệu quả không rõ rệt thì lại phải tiến hành kiểm tra nội soi để đưa ra được nhận xét về hiệu quả chữa trị. 

+ Loét dạ dày: Không giống như loét tá tràng là có khả năng chỗ loét chuyển biến thành ung thư. Tỷ lệ chuyển thành ung là rất nhỏ (dưới 1%). Vì vậy sau ba tháng điều trị loét dạ dày cần phải tiến hành kiểm tra bằng nội soi. 

3.2. Thời gian kiểm tra viêm dạ dày mạn tính 

Nếu viêm dạ dày mạn tính không giảm hoặc bị sản sinh dị hình, có thể cần kiểm tra lại ngay lập tức, nhưng có thể kiểm tra lại sau khoảng thời gian điều trị một năm. Một là để kiểm tra hiệu quả điều trị, hai là nếu như không có hiệu quả có thể xem đổi sang loại thuốc khác hoặc là kiểm tra sự thay đổi của bệnh tình. Nếu như xuất hiện các biểu hiện xấu thì từ ba đến sáu tháng sau phải đi kiểm tra. Nhưng với bất cứ phương pháp kiểm tra nào cũng không hoàn toàn đáng tin cậy. Lần kiểm tra đầu tiên cho thấy viêm dạ dày mạn tính nếu sau khi điều trị hiệu quả không tốt, hoặc xuất hiện hiện tượng giảm cân, sức lực giảm sút, thì nên đi kiểm tra lại bằng nội soi dạ dày.

IV. Điều trị loét đường tiêu hóa có nhiễm HP 

 

Phương pháp điều trị của các bệnh không giống nhau nên cách chữa cho một loại bệnh hoặc một triệu chứng cũng khác nhau. 

Điều trị bệnh loét chức năng tiêu hóa có hai mục đích: Thứ nhất là loại bỏ các triệu chứng và làm cho vết loét liền lại, thứ hai là đề phòng tái phát. Căn cứ vào dấu hiệu nhiễm hay không nhiễm HP mà có cách chữa trị khác nhau. 

4.1. Điều trị loét chức năng tiêu hóa có nhiễm HP 

Có người nói rằng “chỗ loét có thể khỏi nhưng bệnh loét thì không thể khỏi”, ý muốn nói: nếu đó là một ổ bệnh, sau khi qua chữa trị có thể lành lại, nhưng nếu đó là một loại bệnh tồn tại đương nhiên, một khi có bất kỳ nguyên nhân nào đó tác động thì chỗ loét lại có thể bị tái phát. Đây gần giống như khi bị “cước” vào mùa đông. Mặc dù sau khi thời tiết trở nên ấm áp, chỗ cước sẽ lành lại, nhưng cứ khi mùa đông bắt đầu thì người đó lại rất dễ bị cước trở lại. Hiện nay người ta cho rằng viêm dạ dày mạn tính thường là do nhiễm HP. Tần suất nhiễm HP là 50% dù nhiễm khuẩn này thường gặp ở những người không có triệu chứng. Nhưng người ta cho rằng HP giữ vai trò sinh bệnh. Căn cứ vào những tài liệu hiện có tỷ lệ phát sau khi loại bỏ HP có thể giảm đáng kể, nhưng tỷ lệ giảm là bao nhiêu thì có nhiều cách nói khác nhau. Vậy nguyên nhân của nó là gì thì ngay lập tức không thể khẳng định được. Đối với bệnh loét chức năng tiêu hóa mà bị chảy máu, sau khi loại bỏ HP, tỷ lệ bị chảy máu lại chỉ có khoảng 10%, nhưng đối với những người không điều trị loại bỏ HP thì tỷ lệ đạt đến trên 30%. Vì vậy, khi bị loét chức năng tiêu hóa có nhiễm HP thì nhất thiết phải điều trị loại bỏ HP. Nhiều thử nghiệm dùng Bismuth (Denol) để điều trị và đã cho kết quả tốt. Có rất nhiều loại thuốc có tác dụng điều trị đối với HP, căn cứ vào những tác dụng khác nhau những loại thuốc này được phân ra thành các loại: 

Trong thuốc điều trị viêm loét có thuốc Omeprazol, Losec Takepron, Lansoprazole có tính kháng khuẩn thấp; nhóm thuốc Ranitidine, Cimetidine, Sucralíate, Ulcerlmin, Ulcerban... có tác dụng kháng khuẩn không rõ rệt. 

Bản thân các loại thuốc như Omeprazol... có tính kháng khuẩn rất tốt nhưng do tác dụng của không ít kháng sinh kháng HP. Thuốc chỉ phát huy hiệu quả tốt nhất khi ở trong môi trường acid dạ dày thấp, vì vậy khi điều trị loại bỏ HP, loại thuốc này là không thể thiếu. Đương nhiên Cimetidine, Ranitidine cũng có tác dụng kìm chế vị toan tiết ra, nhưng hiệu quả không thể bằng với Omeprazol... 

Phương án chữa trị thường dùng khi bắt đầu mắc bệnh là: Khi thành phần thuốc PPI cơ bản được kết hợp cùng với 2 - 3 chất kháng sinh. Trong PPI thường dùng có Omeprazol, Losec, Takepron, Lansoprazone, chất kháng sinh thường dùng Erythromycin và Amoxicillin, hoặc Erythromycin với Metronidazole quá trình điều trị từ 7 - 10 ngày. 

Có độc giả có thể nói rằng, dự tính kháng khuẩn của PPI rất thấp, vậy vì sao còn lấy nó làm loại thuốc cơ bản tiêu diệt HP? Trong niêm mạc dạ dày có một loại tế bào tiết ra acid muối làm cho bên trong khoang dạ dày hình thành một môi trường acid. Môi trường này có ảnh hưởng xấu đến khả năng phát huy tính kháng khuẩn của chất kháng sinh và tính ổn định của bản thân loại thuốc đó. Ví dụ như thuốc Amoxicillin (Amox) thường dùng để tiêu diệt HP. Kháng khuẩn trong môi trường trung tính mạnh hơn trong môi trường acid gấp 10 lần, mà tính kháng khuẩn của Erythromycin trong môi trường trung tính so với trong môi trường acid thậm chí lên đến 100 lần. 

Độc giả còn có thể hỏi: Thuốc Cimetidine cũng có thể hạn chế tiết ra acid dạ dày. Hơn nữa giá thành khá hợp lý, tại sao không dùng thuốc Cimetidine, mà lại dùng thuốc PPI khá là đắt? Hiệu quả hạn chế acid dạ dày của PPI so với loại thuốc Cimetidine tốt hơn nhiều, lượng dùng thuốc Cimetidine lại nhiều, cũng khó có thể làm cho độ acid trong dạ dày giảm được, mà PPI lại có thể đạt được mục tiêu là hoàn toàn hạn chế được acid dạ dày. 

Sau khi loại bỏ HP, có cần chữa trị chỗ loét đó không? Chỗ loét nông có thể dùng thuốc bảo vệ niêm mạc trong một thời gian, như Sucralfate vừa có thể trung hòa acid dạ dày, lại vừa có thể hút bám dịch thể mật. Nếu như chỗ loét khá sâu, rộng, thì lại phải cần đến một loại thuốc ức chế acid dạ dày tiết ra trong một thời gian. 

4.2. Điều trị loét đường tiêu hóa không bị nhiễm HP 

Theo cách nói “không có acid thì không bị loét”, thì loại này lại áp dụng phương pháp chữa trị ức chế acid dạ dày kinh điển, ức chế acid dạ dày thường dùng thuốc kháng Histamin thế hệ (tiếng Anh viết tắt là H2RA) và PPI, loại thứ hai như ở trên đã giới thiệu. Nhưng loại thứ nhất thường dùng lại có Cimetidine, Ranitidine... 

Điều trị chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn chữa trị và giai đoạn duy trì: 

+ Giai đoạn chữa trị: Thường kéo dài 2 - 3 tháng, dùng thuốc kháng thể Histamin thế hệ H2 (Cimetidine), mỗi lần một viên vào buổi sáng và tối. Nếu dùng PPI (Omeprazol), mỗi lần một viên, ngày từ 1 - 2 lần. Chỉ cần chữa trị có hiệu quả, thì hầu như những chỗ loét có thể liền lại trong khoảng từ 2 - 3 tháng. Nếu như các triệu chứng đã dịu đi, nhất là khi nội soi mà thấy vết loét về cơ bản đã liền lại được thì có thể tiến hành giai đoạn tiếp theo là duy trì điều trị. 

+ Giai đoạn duy trì điều trị: Vẫn dùng kháng Histamin thế hệ H2 và PPI, bình quân mỗi lần một viên, mỗi ngày một lần. 

Cả giai đoạn chữa trị và giai đoạn duy trì điều trị tổng cộng đến 9 tháng. Khi sử dụng phương pháp này tỷ lệ chỗ loét tái phát khá thấp, chỉ khoảng 20%. Nếu không thể tiếp nhận các phương pháp chữa trị. Vậy thì trong vòng một năm tỷ lệ chỗ loét bị tái phát có thể đạt đến 100%. Ở đây cũng nói thêm rằng nguyên nhân phát bệnh chủ yếu có liên quan đến nồng độ acid dạ dày cao, đặc biệt là vào ban đêm, ban ngày sau khi ăn. Mặc dù acid dạ dày được tiết ra khá nhiều, nhưng do tính chất trung hòa của thức ăn, nên nồng độ còn lại của acid dạ dày không cao lắm. Vào ban đêm mặc dù lượng acid dạ dày tiết ra không cao hơn so với khi ăn xong. Nhưng do ban đêm trong dạ dày không có thức ăn, nên nồng độ tuyệt đối của acid dạ dày rất cao. Khi dùng thuốc kháng Histamin thế hệ H2 chữa trị chỗ loét này thì có thể thay đổi thời gian uống thuốc vào buổi sáng và tối, có thể uống một lần hai viên trước khi đi ngủ. Sự thay đổi này có hiệu quả ức chế khá tốt đối với việc acid dạ dày tiết ra nhiều vào ban đêm, không thay đổi quá trình điều trị, phương pháp này khá thích hợp với những công việc bận rộn, hoặc đối với những người thường xuyên quên uống thuốc.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...