Chế độ ăn từ thực vật giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường
Trong một nghiên cứu mới đây cho thấy mọi người càng ăn nhiều thực phẩm thực vật, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 sẽ càng thấp.
“Hiện nay trên toàn cầu, Hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) đã thống kê có hơn 425 triệu người bị bệnh tiểu đường, nghĩa là cứ 11 người thì có 1 người mắc bệnh tiểu đường. Và theo dự đoán, số người mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên 522 triệu người vào năm 2030, và con số này sẽ còn gia tăng đáng kể nếu mọi người chủ quan đối với căn bệnh này.”
Trên thực tế những người đang thực hiện chế độ ăn chủ yếu là thực vật đã giảm 23% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thậm chí nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 còn giảm mạnh hơn 30% đối với những người ăn thực phẩm có nguồn gốc thực vật lành mạnh, bao gồm rau, trái cây, các loại đậu, hạt và ngũ cốc. Đây là những thực phẩm này chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và các thành phần có lợi khác.
Cho đến nay một chế độ ăn uống dựa trên thực vật rất có lợi cho sức khỏe trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, tác giả cao cấp của bài đánh giá, Tiến sĩ Qi Sun cho biết.
Tuy nhiên theo Sun nghĩ rằng chế độ ăn uống không nhất thiết phải thuần chay hoặc ăn chay. Đôi khi đó chỉ cần là một ý tưởng tốt nhằm giảm thiểu protein động vật, ví dụ như các lựa chọn thực phẩm khác như cá, gà và sữa chua vẫn có thể là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh.
Ngoài ra Sun còn phát hiện ra một số hợp chất có lợi như chất chống oxy hóa và dầu thực vật, có thể giúp thúc đẩy sự nhạy cảm với insulin hoặc giảm viêm. Vì thế nếu bạn ăn nhiều thực phẩm thực vật, có lẽ bạn sẽ tiêu thụ ít sản phẩm động vật hơn. Và điều này làm giảm lượng các chất có khả năng gây hại mà bạn tiêu thụ, chẳng hạn như cholesterol, chất béo bão hòa và natri.
“Ngoài hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, chế độ ăn nhiều thực phẩm thực vật còn đem đến những lợi ích như tiêu hóa tốt hơn, giảm nguy cơ mắc bệnh mạn tính, tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm cân.”
Tổng quan những kết quả trên bao gồm 9 nghiên cứu dinh dưỡng được công bố từ năm 2008 đến 2018. Mặt khác các nhà nghiên cứu còn phân tích thông tin dinh dưỡng được cung cấp bởi các tình nguyện viên tham gia nghiên cứu. Từ đó họ tìm thấy mối liên hệ giữa thực phẩm có nguồn gốc thực vật và tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn, tuy nhiên nghiên cứu này không được thiết kế để tìm ra mối liên hệ nhân quả (nguyên nhân và kết quả) rõ ràng.
Nhưng đối với Maudene Nelson, Bác sĩ dinh dưỡng và Nhà giáo dục bệnh tiểu đường đến từ Columbia Health ở thành phố New York, lại không ngạc nhiên với những phát hiện này.
Và cô thích suy nghĩ của mọi người khi nghĩ đến việc ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và đậu. Điều này tương tự giống với việc họ ăn bông cải xanh mỗi ngày.
Tuy nhiên trên thực tế, một chế độ ăn uống lành mạnh, chủ yếu là thực vật có thể bao gồm nhiều lựa chọn hấp dẫn, ví dụ như táo và bơ đậu phộng,súp rau củ hoặc một phần bánh Kebab với nhiều rau hơn thịt cũng đáp ứng với yêu cầu đặt ra, Nelson giải thích.
Ngoài ra điều mà Nelson muốn mọi người quan tâm đó lượng thực phẩm mà mọi người tiêu thụ mỗi ngày. Ví dụ: Một cây xúc xích cho bữa tối có thể là một lựa chọn lành mạnh, nhưng nếu sau đó bạn tiêu thụ một nửa con gà, bạn sẽ đánh mất những lợi ích đó. Vì thế khi nói đến nguồn protein, cô khuyên mọi người không nên ăn quá 170g mỗi ngày.
Mặt khác Sun đang đề nghị xem xét thêm thịt đỏ hoặc thịt chế biến (như thịt xông khói hoặc thịt nguội) như một điều trị thường xuyên. Ông đề nghị giới hạn những loại thịt này không quá một khẩu phần một tuần.
Theo thông tin từ Serena Gordon - Phóng viên HealthDay