Chế độ ăn phù hợp cho từng loại bệnh thận
Đối với bệnh nhân viêm cầu thận cấp
Người bị viêm cầu thận cấp cần tăng cường chất đường từ mật ong, khoai sọ, miến dong, tránh các loại ngũ cốc giàu đạm như gạo, mì. Người bị viêm cầu thận có hội chứng thận hư, nhưng chưa suy cần ăn nhiều thịt nạc, cá, trứng, và sữa bột tách bơ, tránh phú tạng động vật.
1.Những thực phẩm nên dùng:
- Chất bột đường: Có nguồn gốc từ các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
- Chất béo: Nên sử dụng 30-35g/ngày.
- Chất đạm: Giảm đạm tùy thuộc vào cân nặng. Nên sử dụng đạm có nguồn gốc từ động vật như thịt nạc, cá, sữa, trứng.
- Các loại rau quả: Nếu trong giai đoạn vô niệu thì không được ăn rau quả. Khi tiểu được nhiều thì mới ăn như bình thường.
2.Thực phẩm không nên dùng hoặc hạn chế:
- Các loại ngũ cốc nhiều đạm như gạo, mì... hoặc chỉ ăn dưới 150g/ngày.
- Không nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật.
- Không nên sử dụng nhiều chất đạm có nguồn gốc thực vật.
- Cần theo dõi lượng nước tiểu để sử dụng lượng rau quá hợp lý.
3. Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
- Gạo tẻ: 100-150g.
- Khoai sọ, khoai lang 200-300g.
- Thịt nạc hoặc cá: 50-100g.
- Trứng vịt, gà:1 quả, tuần ăn 2-3 lần.
- Dầu ăn: 20-30 g.
- Rau: 200-300 g. Quả: 200-300 g.
Dùng lượng nước bằng lượng nước tiểu: hàng ngày cộng thêm 300-500ml. Chú ý: Trong giai đoạn phù phải ăn nhạt hoàn toàn, khi hết phù có thể ăn hai thìa cà phê nước mắm mỗi ngày.
Đối với bệnh nhân viêm cầu thận có hội chứng thận hư, chứng suy thận.
1.Thực phẩm nên dùng:
- Các loại gạo, mì, khoai sắn.
- Chỉ nên sử dụng chất béo 20-25g/ngày, 2/3 là dầu thực vật.
- Ăn thịt nạc, cá, sữa, trứng, đậu đỗ. Lượng đạm 1,5-2g/kg/ngày. Nên sử dụng sữa bột tách bơ để tăng cường đạm và calci.
- Ăn rau quả như bình thường. Nếu tiểu ít thì cần hạn chế.
2.Thực phẩm cần tránh hoặc hạn chế:
- Không sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc động vật.
- Không nên sử dụng các phủ tạng động vật như: Tim, óc, thận. Hạn chế trứng, chỉ ăn 1-2 quả/tuần.
3.Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
- Gạo tẻ: 300-350g.
- Thịt nạc hoặc cá 200g hoặc 300g đậu phụ.
- Dầu ăn 10-15 g. Rau 300-400 g.
- Quả 200-300g.
- Muối 2g.
Đối với bệnh nhân suy thận:
1. Thực phẩm nên dùng:
- Các loại đường, mật ong, khoai sọ, khoai lang, miến dong, bột sắn dây.
- Dầu, mỡ, bơ: Nên sử dụng 35-40g/ngày, 2/3 là thực vật.
- Giảm đạm: Ăn thịt nạc, cá 50g/ngày; sữa 100- 200 ml/ngày; Trứng gà, vịt: 2-3 quả /tuần.
- Ăn loại rau quả ít đạm, nên dùng loại ngọt, hàm lượng kali thấp.
2. Thực phẩm không nên dùng:
- Hạn chế gạo, mì, chỉ nên ăn dưới 150g/ngày.
- Ăn ít mỡ, tránh các loại phủ tạng động vật.
- Không nên ăn đậu, đỗ, lạc, vừng.
- Tránh các loại có vị chua: Rau ngót, mồng tơi, đay.
3. Số lượng thực phẩm nên dùng trong một ngày:
- Gạo tẻ 50-100g.
- Khoai sọ, khoai lang 200-300g.
- Miến dong 100-120g.
- Bột sắn, bột đao 20g.
- Đường kính 30-50g.
- Sữa tươi 100-200ml.
- Thịt nạc hoặc cá 50g.
- Trứng vịt, gà 1 quả, tuần ăn: 2-3 lần.
- Dầu ăn 20-30g.
- Rau 200-300g.
- Quả chín 200-300g
Chế độ ăn cho người suy thận mạn tính
Người bị suy thận mạn tính nên kiêng hẳn các loại dưa, cà, mắm tôm, cá mắm, rượu, bia... Khi chế biến thức ăn, tuyệt đối không cho muối và mì chính, chỉ được phép dùng 1 thìa nước mắm mỗi ngày. Khi bị phù thì phải ăn nhạt hoàn toàn.
Về nước uống, bệnh nhân suy thận mạn nên dùng nước đun sôi để nguội, nước rau luộc, nước quả (cam, quýt). Lượng nước uống mỗi ngày bằng lượng nước tiểu cộng thêm 200-300ml.
1. Những thức ăn nên hạn chế:
- Gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng.
- Rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ.
- Các phủ tạng động vật như gan, bầu dục, óc, tim...
2. Những thức ăn nên dùng:
- Các thực phẩm có chứa ít chất đạm như miến đong, bột sắn, khoai lang.
- Các loại hoa quả ngọt như chuối, nhãn, vải, na, xoài, đu đủ, nho ngọt.
- Các loại rau ít muối như bầu, bí, mướp, dưa chuột, giá đỗ, bắp cải, rau cải.
- Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm.
3. Các món ăn có lợi nhất:
- Miến nấu thịt nạc hoặc thịt nạc xào giá đỗ.
- Khoai sọ, khoai lang luộc, sắn luộc chấm đường.
- Bột sắn dây nấu chè.
- Bánh bột lọc.
- Khoai tây, khoai lang rán.
4. Lượng thực phẩm dùng trong một ngày
- Thịt nạc (cá, tôm) 100g. Có thể thay bằng 2 quả trứng gà hoặc 1 bìa đậu phụ.
- Mỡ lợn 2-3 thìa cà phê.
- Gạo (hoặc mì) 120g. Có thể thay bằng 150g miến dong hoặc 300g khoai lang, khoai sọ.
- Nước mắm 1 thìa.
- Dưa chuột, bí xanh, rau cải 200-300g.
- Chuối, na, vải, nhãn 200-300g
Ăn gì khi bị sỏi thận?
Chế độ ăn uống cho người bị sỏi thận rất đa dạng, phụ thuộc vào thành phần của sỏi. Tuy nhiên, một nguyên tắc chung nhất là phải uống không dưới 2 lít nước mỗi ngày.
Sỏi thận là căn bệnh thuộc đường tiểu - sinh dục phổ biến thứ 3 sau các bệnh viêm nhiễm và tuyến tiền liệt. Nguyên nhân gây bệnh là do rối loạn trao đổi chất khoáng, những cái lẽ ra phải tan lại không tan mà kết tủa và tích tụ trong cơ thể, dần dần hình thành sỏi.
Chế độ dinh dưỡng bất cân bằng, uống ít nước và sử dụng một số dược phẩm như vitamin D, canxi, sulphanilamide, ascorbic (hơn 4g mỗi ngày) có thể gây bệnh.
Hậu quả là thành phần hóa học của nước tiểu bị thay đổi, chủ yếu là sự gia tăng lượng chất làm nước tiểu bị tĩnh thể hóa. Các loại thức ăn có nhiều axit nước tiểu (thịt, gan, cật, rượu đỏ); nhiều axit oxalic (thịt gà, gan, gạo, đậu, cacao, cà phê, rau cần tây, rau bina, bắp cải, cải củ) làm tăng khả năng hình thành sói.
Nước cứng có nhiều muối canxi, thức ăn cay và chua nâng cao độ axit trong nước tiểu cũng thúc đẩy tạo sói.
Ngoài ra, một số bệnh về máu, bệnh gút sẽ dẫn đến sỏi thận. Quá trình viêm nhiễm trong thận và đường niệu làm cho sức khỏe xấu đi, giống như các bệnh mạn tính của dạ dày và ruột.
Thành phần sỏi
Sỏi thận hình thành từ một số chất liệu và việc nắm rõ các thành phần này sẽ giúp lựa chọn đúng chiến thuật điều trị, thuốc thang và cách ăn kiêng. Đa số sỏi có thành phần oxalat (một dạng muối của axit oxalic) và phosphat (từ axit phosphoric). Sỏi urat từ axit uric ít gặp hơn. Hàm lượng phosphat trong nước tiểu phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng, và tăng lên khi đói, thiếu vitamin D hoặc khi tuyến yên hoạt động nhiều. Thành phần sỏi được xác định dựa vào kết quả phân tích nước tiểu.
Bệnh sỏi thận có thể diễn ra một cách âm thầm và chỉ thể hiện khi đã có sỏi trong thận. Khi cát hay sỏi bắt đầu di chuyển trong cơ thể, người bệnh bắt đầu thấy đau. Cơn đau thường bắt đầu ở vùng thắt lưng, sau đó di chuyển xuống bụng, bẹn và đùi. Khi cử động hay thay đổi tư thế sẽ xuất hiện cơn đau thắt ở vùng eo, có thể đi kèm rối loạn tiểu, thân nhiệt tăng, khó chịu, buồn nôn, ra mồ hôi lạnh và sình bụng.
Khi sỏi xuống đến phần dưới của đường tiểu, người bệnh hay buồn đi tiểu. Nếu sỏi chặn toàn bộ thiết diện trong đường tiểu thì nước tiểu bắt đầu tích tụ trong thận, gây ra các cơn đau sỏi thận. Giai đoạn này có thể xuất hiện máu trong nước tiểu, nhất là khi có cơn đau mạnh hay lao động nặng. Có khi sỏi được thải ra cùng nước tiểu. Khi thấy cảm giác khó chịu ở vùng eo dù không nặng cũng cần nhanh chóng đến khám bác sĩ tiết niệu.
Chế độ dinh dưỡng
Phương pháp đa năng và đơn giản nhất để phòng ngừa hình thành sỏi thận là pha loãng nước tiểu, do đó cần uống nhiều nước, để mỗi ngày thải ra khoảng 2-2,5 lít nước tiểu. Tuy nhiên, biện pháp này không thích hợp với người mắc bệnh tim mạch.
Chế độ dinh dưỡng tuỳ thuộc vào thành phần của sỏi:
- Sỏi turat:
Cần loại trừ thực phẩm tạo ra axit uric trong cơ thể như nước thịt, giò, hạt đậu, trà đặc, cà phê, chocolate, cacao, rượu. Giảm bớt lượng protein động vật. Lượng nước uống hằng ngày là khoảng 2,5-3l.
- Sỏi oxalat:
Cân giảm thức ăn có hàm lượng canxi, axit ascorbic, và oxalat, sản phẩm sữa, pho mai, chocolate, rau xanh, trà đặc, đậu phộng... Hạn chế muối và mỡ. Những thực phẩm chứa chất xơ rất có lợi. Lượng nước hằng ngày không dưới 2 lít.
- Sỏi phosphat:
Hạn chế sữa và các sản phẩm sữa, rau và hoa quả. Uống khoảng 2 - 2,5 lít mỗi ngày.
Điều trị:
Có 2 hướng điều trị:
Thứ nhất, phá huỷ vào cho thải ra ngoài đối với những viên sỏi đã hình thành.
Thứ hai, tạo điều kiện để sỏi không hình thành.
Thuốc có thể hòa tan những viên sỏi có kích thước không quá 0,5 cm. Đôi khi chỉ cần liệu trình 2 - 6 tháng là đủ. Thuốc phải do bác sĩ chỉ định vì việc lựa chọn thuốc tùy thuộc vào thành phần sỏi.
Không phải sỏi nào cũng có thể hòa tan và thải ra ngoài được.
Trong 10 -15 năm gần đây, y học có nhiều tiến bộ trong lĩnh vực này. Hầu như tất cả các loại sỏi, không phụ thuộc vào kích thước và thành phần, có thể lấy ra mà không cần phẫu thuật. Hiện nay, người ta thường áp dụng phương pháp mổ nội soi hoặc dùng thiết bị chuyên dụng để nghiền nhỏ sỏi trong thận và ống tiểu.
Sóng điện từ trong điều trị sỏi thận được điều chỉnh ở tần số phù hợp để có thể xuyên qua mô cơ thể mà không gây tổn thương. Sóng điện từ sẽ phá huỷ sỏi thành những hạt nhỏ để có thể thải ra theo đường tự nhiên.
Việc can thiệp bằng phẫu thuật chỉ áp dụng khi sỏi có hình thù phức tạp kiểu san hô hoặc số lượng nhiều. Trên cơ sở khám nghiệm, bác sĩ phẫu thuật là người quyết định có cần lấy sỏi ra hay không. Nếu sỏi nhỏ, trong một thời gian dài không to lên và không gây phiền phức thì có thể để nguyên một thời gian. Tuy nhiên, phải theo dõi thường xuyên hằng năm bằng cách soi siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu phân tích sinh hóa, khi cần có thể tiến hành soi Rơn-ghen.
Nếu biết phòng ngừa đúng cách, khả năng tái phát bệnh giảm ít nhất 3 lần. Cần lưu ý đến chế độ dinh dưỡng, tránh lao động nặng và cẩn thận với thời tiết lạnh và ẩm ướt.
Muốn giảm sỏi thận, hãy ăn ít muối và đạm.
Kết luận này của các nhà nghiên cứu có thể làm đảo ngược hoàn toàn quan niệm về cách phòng bệnh sỏi thận tôn tại từ rất lâu trong y học. Theo các tác giả, chế độ ăn nghèo canxi vẫn được khuyến cáo chỉ làm bệnh tồi tệ thêm, trong khi bí quyết để tránh những viên sỏi gây đau đớn tột cùng là giảm lượng muối và đạm trong chế độ ăn.
Khoảng 13% người Mỹ, chủ yếu là nam giới, bị sỏi thận tại một thời điểm nào đó trong đời. Một khi đã mắc bệnh, nguy cơ tái phát trong vòng 5 năm là 50-50. Sỏi thận là những khối tỉnh thể, chủ yếu được tạo thành từ canxi. Khi bị tắc ở đường tiết niệu, chúng có thể gây đau đớn vô cùng.
Một phụ nữ, mẹ của 3 đứa trẻ, đã nhiều lần phải điều trị chứng sỏi thận. Theo chị, đau do sỏi thận đáng sợ hơn nhiều so với sinh con: Khi sinh con, cơn đau đến rồi đi, còn với bệnh sỏi thận, cái đau cứ theo đuổi bạn suốt.
Muối và protein làm tăng canxi trong nước tiểu.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, lời khuyên dùng thức ăn nghèo canxi để phòng bệnh sỏi thận là hoàn toàn sai, thậm chí còn phản tác dụng. Các nhà nghiên cứu tại đã chia 120 nam giới thành hai nhóm:
- Nhóm 1: Tuân thủ chế độ ăn nghèo canxi.
- Nhóm 2: Dùng chế độ ăn có hàm lượng canxi bình thường nhưng ít đạm và muối.
Kết quả cho thấy, sau 5 năm, những người ở nhóm 1 có tỷ lệ sỏi thận cao hơn 40% so với nhóm 2.
Theo các chuyên gia, ở những người dùng chế độ ăn ít canxi, tuy lượng chất này trong nước tiểu giảm nhưng hàm lượng chất khác là oxalat lại tăng lên (oxalat thường kết hợp với canxi để tạo nên sỏi thận). Hơn nữa, muối và một loại protein có trong thịt làm tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu.
Ngoại trừ các ca bệnh di truyền, đa số trường hợp sỏi thận có thể phòng ngừa bằng các biện pháp:
Chế độ ăn cân đối về canxi nhưng ít muối và đạm.
Ăn thịt đều đặn trong cả ngày.
Quan trọng nhất là uống thật nhiều nước.
Nguyên tắc đầu tiên là phải uống nhiều nước, mỗi ngày 3 lít hoặc hơn. Mục đích là để làm loãng nước tiểu, tránh cho sỏi có điều kiện kết tinh, hình thành sối mới. Ngoài ra, tuỳ theo nguyên nhân gây sỏi, người bệnh cần có chế độ ăn khác nhau.
Đàn ông dễ bị sỏi thận hơn do đường ống tiết niệu dài và "ngoằn ngoèo" hơn nữ giới. Lứa tuổi từ 30-50 có nguy cơ bị sỏi thận cao nhất. Ngoài ra, người có nếp sống tĩnh tại, ít hoạt động hoặc bị nhiễm trùng đường tiểu dai dẳng đều có nguy cơ mắc bệnh này khá cao.
Sỏi thận gây hậu quả gì?
Thực ra, phải gọi là sỏi đường tiết niệu mới đúng vì có thể gặp các hòn sỏi ở bất cứ nơi nào trên hệ thống "đường tiểu" như thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo. Những hạt này thường là các chất lắng cặn kết tỉnh và tụ quanh một hạt nhân hữu cơ. Khoảng 90% các hạt sỏi chứa chất canxi. Sau khi hình thành, chúng đi vào niệu quản. Cũng khoảng 90% các viên sỏi có kích thước nhỏ, có thể dễ dàng lọt qua niệu quản mà không gây 'ách tắc giao thông". Nhưng nếu lớn, chúng có thể làm tắc cả niệu quản và gây ra cơn đau thận ở bên hông phía sau, đau lan toả hướng xuống háng theo đường tiểu. Cơn đau thận đôi khi có các triệu chứng ớn lạnh, sốt, buồn nôn kèm theo.
Bệnh hay xảy ra thứ phát sau khi bị các rối loạn chuyển hoá canxi như thừa vitamin D, loãng xương, tăng năng tuyến cận giáp trạng
Bị sỏi thận kiêng ăn gì?
Tùy theo từng loại sỏi thận, chế độ ăn kiêng cũng khác nhau:
- Sỏi canxi: Giới hạn lượng canxi đưa vào không quá 600 mg/ngày và gia tăng lượng chất xơ (từ rau và trái cây là chính). Không nên dùng các loại nước “cứng” (nước có hàm lượng canxi cao, khi giặt bằng xà phòng thì khó nổi bọt). Dùng các loại thuốc lợi tiểu để làm trôi những sỏi đã hình thành.
- Sỏi oxalat: Không ăn các loại măng tây, đậu cô ve, củ cải đường, đào lộn hột, rau diếp, đậu bắp, nho, mận, khoai lang và trà. Nghĩa là nên cảnh giác với thức ăn chua hay các viên vitamin C liều cao.
Nếu có chứng phân mỡ đi kèm thì không nên dùng quá 50g chất béo mỗi ngày.
- Sỏi axit uric: Các sỏi này liên quan đến chuyển hóa purin và đôi khi là một biến chứng của bệnh gút. Nên giảm ăn những chất có purin (những thức ăn quá nhiều đạm).
Tuy nhiên, việc ăn kiêng không làm tan được mà chỉ tránh tái hình thành các hạt sỏi thận. Khuynh hướng hiện nay là dùng thuốc để trị bệnh.
Tỉnh bột - Càng ăn nhiều càng dễ ung thư thận
Những người ăn 5 lát bánh mỗi ngày sẽ có nguy cơ bị ung thư thận gấp 2 lần so với những người chỉ ăn 1,5 lát bánh mì /ngày.
Nghiên cứu này chứng minh rằng sức khỏe sẽ được tăng cường khi tuân thủ chế độ ăn Glycaemic Index (GD thấp, tức là hạn chế và không ăn những thực phẩm tỉnh chế hay chế biến sẵn.
Những thực phẩm thuộc nhóm Glycaemic Index cao là nguyên nhân dẫn tới sự gia tăng mức đường trong máu, làm tăng tiết insulin và một số chất hóa học hỗ trợ cho sự tăng trưởng của các tế bào ung thư.
Những nghiên cứu trước đó cũng cho thấy những phụ nữ tuân thủ chế độ ăn GI thấp sau giai đoạn mãn kinh cũng sẽ giảm thiểu được nguy cơ ung thư vú hơn những phụ nữ có chế độ ăn GT cao.
Vậy là thêm một nguyên tắc nữa bạn cần biết để có một chế độ ăn lành mạnh là làm sao cân bằng và ổn định được mức đường trong máu.