Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư
Loại trái cây chua như cam, quýt, chanh, nho... có khả năng trung hòa các chất gây ung thư. Một công trình nghiên cứu tại Thụy Điển cho thấy, nguy cơ ung thư tụy ở những người ăn các trái cây chua hàng ngày thấp hơn 30- 50% so với người bình thường.
Qua nhiều năm theo dõi bệnh nhân ung thư các loại, Viện ung thư quốc gia Mỹ nhận thấy, khoảng 1/3 loại có liên quan tới chế độ ăn uống của người bệnh. Vì vậy, với một chế độ ăn uống hợp lý, bạn có thể làm giảm nguy cơ hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư. Phần lớn các loại rau quả có chất chống ôxy hóa, giúp tiêu diệt gốc ôxy tự do trong tế bào - một trong các yếu tố dẫn đến ung thư. Những người ăn chay, gồm rau quả là chính, ít mắc ung thư hơn những người ăn ít rau quả.
Một trong những chất chống ôxy hóa điển hình là beta-caroten, có nhiều trong cà rốt, củ cải đỏ, khoai lang, rau dền, dưa hấu... Theo kết quả thực nghiệm ở Viện đại học Havvard (Mỹ), beta-caroten của rau quả trực tiếp tiêu diệt tế bào ung thư. Sắc tố lycopen trong cà chua, dưa hấu cũng là chất chống ôxy hóa.
Tỏi, hành, ớt cay cũng chứa nhiều chất chống ung thư. Đặc biệt, chất ajoen, sulfur trong tỏi kích thích hoạt động của đại thực bào và tế bào lymphô T - 2 yếu tố của hệ miễn dịch, giúp phá hủy các tế bào ung thư. Các loại đậu, nhất là đậu nành, có ít nhất 5 loại hóa chất ngăn chặn được sự phát triển tế bào ung thư, đặc biệt là ung thư vú, nhờ có chất tương tự oestrogen.
Trên cơ sở các nghiên cứu, Hội chống ung thư Mỹ có những lời khuyên dưới đây để giúp bạn giảm thiểu nguy cơ ung thư:
- Ăn nhiều rau và quả tươi: Chú ý rau quả ăn hằng ngày phải tươi và càng đậm màu càng tốt (màu xanh của rau, màu đỏ của cà chua, cà rốt, bí đỏ, ớt cay...). Ăn rau quả tươi hoặc luộc sơ qua, không nên xào rán. Rau đậu luộc, hấp chín sẽ bị giảm đáng kể vitamin và các chất cần thiết.
- Ăn cơm, mì, bánh mì, các loại ngũ cốc khác: Cơm nên nấu từ loại gạo chưa xay giã sạch cám, gọi là gạo lứt. Bánh mỳ làm từ hạt lúa mỳ chưa rây, bánh mỳ đen càng tốt.
- Giảm hẳn chất béo: Ăn thịt, cá nạc là chính. Giảm hẳn việc ăn mỡ động vật hoặc xào rán thức ăn bằng mỡ động vật, nên thay bằng dầu thực vật, nhưng cũng hạn chế càng ít càng tốt.
- Dùng ít thức ăn ướp mặn: Các thức ăn được giữ lâu bằng cách xông khói, ướp muối, ngâm dấm đều không tốt cho cơ thể, cả với tế bào và hệ tuần hoàn.
- Bớt uống rượu: Đồ uống hàng ngày tốt nhất là nước đun sôi để nguội.
- Kiểm soái cân nặng của bản thân: Ăn uống điều độ; tránh ăn quá mức hay lạm dụng tiệc tùng. Bớt ăn thực phẩm béo, nhiều đường, hạn chế các loại nước ngọt, xiro, kẹo, bánh kem... Vài ba tháng một lần tự kiểm tra cân nặng để biết điều chỉnh chế độ ăn và tập luyện thân thể.
Tóm lại, những cuộc nghiên cứu trên đều ủng hộ việc sử dụng gừng rộng rãi để điều trị các bệnh có liên quan đến dạ dày đối với phụ nữ đang mang thai. Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyên cần phải nghiên cứu sâu hơn nữa để làm rõ vẩn đề này.