Chế độ ăn giúp giảm nguy cơ tiểu đường
Chế độ ăn làm giảm nguy cơ tiểu đường
Những bất tiện trong ăn uống đối với người bị tiểu đường.
Tiểu đường đã trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội. Khi đã bị bệnh, không có cách chống đỡ nào hơn là chung sống hoà bình với nó.
Nguyên nhân gây nên bệnh đái tháo đường theo cách hiểu đơn giản và thông thường chính là do ăn quá nhiều chất đạm, chất béo khiến lượng đạm trong cơ thể không chuyển hoá hết và buộc phải “tống” ra ngoài. Do vậy, người mắc bệnh đái tháo đường hoặc tiền đái tháo đường khổ sở nhất là vấn đề ăn uống. Những khó khăn mà họ thường gặp phải là:
- Không được ăn, uống nhiều những món ăn nhiều đạm mà họ ưa thích.
- Không được ăn nhiều chất bột gạo (một điều khó khăn đối với người Việt Nam).
- Nhanh đói.
- Không hiểu rõ về lượng đạm trong khẩu phần họ ăn hàng ngày khiến việc lựa chọn thực phẩm thích hợp gặp nhiều khó khăn.
- Không vạch được kế hoạch cho bữa ăn hàng ngày đảm bảo yêu cầu lượng đạm ít, nhiều chất xơ mà vẫn không làm thiếu hụt nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.
Khắc phục những khó khăn đó
Bạn có thể tham khảo sự thật về một số thực phẩm sau đây:
- Đường và tinh bột: đây là một vấn đề cần được tính toán khi lên thực đơn. Các chuyên gia cho rằng một lượng đường nhỏ là thích hợp khi chúng là một phần trong bữa ăn của bạn.
- Đồ uống có cồn: Người mắc tiểu đường có thể uống rượu không? Câu trả lời là bạn cần kiểm soát được lượng rượu uống trong bữa ăn của mình. Và chỉ uống rượu trong bữa ăn (không uống rượu suông). Tốt nhất nên trao đổi với bác sĩ về nhu cầu và thói quen của mình.
- Các loại chất làm ngọt nhân tạo: Những chất này có thể thay thế cho đường nhưng cần lưu ý lượng calo cao, thực phẩm chế biến có bổ sung đường. Những loại thực phẩm được tuyên bố là “không có đường” hoặc “không có lượng đường bổ sung” có thể có rất nhiều hydrat-cacbon. Vì vậy, biết cách đọc nhãn mác thực phẩm rất quan trọng.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì?
Chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều do chế độ ăn vì vậy hiểu biết và áp dụng một chế độ ăn khoa học là hết sức cần thiết...
Giữ đường huyết trong khoảng an toàn cho phép
Người bị tiểu đường phải kiểm soát được đường huyết kể cả trước và sau bữa ăn, không làm tăng đường máu nhiều sau ăn và đường máu cũng không được hạ lúc xa bữa ăn.
Theo hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ, đối với bệnh nhân tiểu đường nên duy trì đường huyết ở mức sau:
Trước ăn: 90-130mg/dl (5,0 - 7,2mmol/l); sau ăn 1- 2h; < 180mg/dl (l0mmol/1).
Để làm được điều này, người bệnh cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Phải ăn uống điều độ, đúng giờ, không để quá đói nhưng cũng không ăn quá no.
- Nên chia nhỏ bữa ăn (ít nhất 4 bữa). Người bệnh cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
- Không nên thay đổi quá nhanh và nhiều cơ cấu cũng như là khối lượng của các bữa ăn.
Lưu ý chỉ số đường huyết của thực phẩm
Một số loại thực phẩm sau khi ăn có khả năng làm tăng đường huyết. Khả năng làm tăng đường huyết của thực phẩm được gọi là chỉ số đường huyết của loại thức ăn đó. Người bệnh cần lưu ý, dù các loại thức ăn có lượng glucid bằng nhau nhưng sau khi ăn thì lại có mức độ làm tăng đường huyết khác nhau.
Những loại thức ăn có chỉ số đường huyết thấp khi ăn rất có lợi với bệnh nhân tiểu đường, giúp người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát được đường huyết. Sau khi ăn những thực phẩm này, đường huyết người bệnh chỉ bị tăng ít và tăng rất từ từ.
Ngược lại, những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao sẽ làm đường huyết người bệnh tăng nhanh và tăng cao. Do vậy người bệnh tiểu đường nên chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để sử dụng.
Tuy nhiên, người bị bệnh tiểu đường vẫn có thể dùng các thực phẩm chỉ số đường huyết cao nhưng cần hạn chế và khi ăn nên phối hợp với các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, đặc biệt với thực phẩm có nhiều chất xơ.
Thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường
Căn cứ vào bảng chỉ số đường huyết của thực phẩm dưới đây, người bệnh tiểu đường có thể lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo dinh dưỡng, vừa kiểm soát đưỢc đường huyết sau bữa ăn.
Bảng 1:
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết
Bảng 2:
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết từ 50-70 (trung bình)
Bảng 3:
Các thực phẩm có chỉ số đường huyết <50 (Thấp)
Một số lời khuyên để xây dựng một thực đơn có lợi cho sức khỏe
Hãy trao đổi với các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn cho người tiểu đường. Nếu kế hoạch đó bao gồm những thực phẩm bạn không thích hay những thực phẩm bạn ít sử dụng điều khiến bạn không hứng thú với kế hoạch của mình.
- Ăn đa dạng các loại thức ăn: Một đĩa thức ăn nhiều màu sắc khác nhau sẽ giúp bạn có thêm dinh dưỡng từ tất cả các nhóm thực phẩm bao gồm những lựa chọn thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao như hoa quả, rau xanh...
- Hạn chế lượng muối: Ăn mặn có thể gây ra các vấn đề về huyết áp. Tránh các loại thực phẩm ăn nhanh đóng gói. Thay thế muối bằng các loại gia vị khác.
- Tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, như bơ, mỡ động vật, và pho mát. Những loại thực phẩm này làm tăng thêm lượng cholesterol. Thay vào đó, tìm kiếm các loại chất béo có lợi, như các loại chất béo omega-3 trong cá và các loại dầu thực vật.
- Ăn nhiều chất xơ. Những nguồn tốt nhất là các loại bánh mì trắng nguyên chất, ngũ cốc có chất xơ cao, các loại rau, và các loại thực phẩm bổ sung chất xơ. Thực phẩm chứa chất xơ có thể giúp bạn kiểm soát lượng đường máu.
- Theo dõi khẩu phần. Chỉ ăn lượng thực phẩm theo đúng như kế hoạch bữa ăn của bạn. Ăn lượng thực phẩm tương ứng mỗi ngày.
- Sắp xếp bữa ăn: Ăn các bữa trong khoảng từ 4 đến 5 giờ. Không được bỏ bữa. Ăn các bữa chính và bữa phụ theo một thời gian thường xuyên.
Nếu bạn dùng thuốc ăn kiêng, hãy ăn và uống thuốc cùng thời gian mỗi ngày. Nếu bạn là người năng động, cuộc sống luôn cuốn hút bạn vào các hoạt động xã hội, cần chú ý cách lựa chọn thực phẩm sau:
- Tránh các món ăn giàu calo.
- Chọn các loại bánh sandwich có chứa thịt nướng, như thịt gà tây hoặc thịt gà. Tránh các loại bánh chứa nhiều kem, như sốt mayonnaise. Bổ sung hương liệu của rau diếp, cà chua, và hành.
- Một loại salad có thể là một lựa chọn tốt. Nhưng, cần quan sát các loại bánh có chứa hàm lượng chất béo cao, như các lớp kem ngoài, các mẫu thịt lợn xông khói, và các loại bánh mv nướng dùng với súp.
- Chọn món bánh thịt chiên mềm và các loại thực phẩm tươi. Hãy chọn thịt gà thay cho thịt bò. Số lượng lớn rau diếp, cà chua, và salsa. Dễ dàng chọn lựa trong pho mát, giấm, kem và đậu khô.
- Chọn các loại bánh pizza mỏng vỏ với lớp rau. Hãy tự giới hạn cho bản thân bạn ở mức một hoặc hai lát. Loại bỏ thịt và bổ sung thêm pho mát, loại góp phần tăng calo, chất béo và natri.