Chấn Thương Mạch Máu

Chấn Thương Mạch Máu

Chấn thương mạch máu là gì?

Thuật ngữ “chấn thương mạch máu” dùng để nói về các tổn thương ở mạch máu, có thể là động mạch (mạch máu cung cấp, vận chuyển máu đến ngoại biên và các cơ quan) hoặc tĩnh mạch (mạch máu vận chuyển máu trở về tim). Ngoài ra các bác sĩ thường sẽ phân loại những chấn thương này dựa trên loại chấn thương gây ra như chấn thương kín (đụng dập) và vết thương hở.

Chấn thương kín xảy ra khi mạch máu bị đè ép lực mạnh hoặc bị kéo căng.

Vết thương hở do mạch máu bị thủng, đứt rách hoặc bị đâm trúng.

Cả 2 loại chấn thương mạch máu có thể tạo cục máu đông và làm tắc nghẽn dòng chảy của mạch máu đến các tạng (cơ quan) và ngoại vi, hoặc gây xuất huyết có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây ra chấn thương mạch máu là gì?

Hiện nay nguyên nhân thường thấy gây ra chấn thương trên là do tai nạn và các hoạt động khác đều có thể dẫn đến chấn thương mạch máu bao gồm:

Chấn thương thể thao.

Chấn thương thể thao.

- Tai nạn tại nhà.

- Tai nạn trong khi lái xe.

- Tai nạn nghề nghiệp.

- Chấn thương thể thao.

- Té ngã.

- Bạo lực gia đình.

- Đánh nhau, hành hung.

Triệu chứng thường thấy ở chấn thương mạch máu là gì?

Trật khớp

Đối với trường hợp khớp gối bị trật thì hầu như động mạch khoeo (nằm ở ngay sau khớp gối) cũng sẽ bị chấn thương, gây chấn thương cơ bắp chân và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.

Gãy xương

Đối với trường hợp bị gãy xương cánh tay phần phía trên khuỷu tay (gãy trên lồi cầu xương cánh tay) thì bệnh nhân có thể bị tổn thương mạch máu chạy ngang qua khớp khuỷu tay (động mạch cánh tay).

Bệnh nhân có thể bị tổn thương mạch máu chạy ngang qua khớp khuỷu tay.

Bệnh nhân có thể bị tổn thương mạch máu chạy ngang qua khớp khuỷu tay.

Điều trị chấn thương mạch máu

Hiện nay để điều trị chấn thương trên, các bác sĩ thường sử dụng phương pháp phẫu thuật mạch máu và phương pháp trên thường đòi hỏi mổ bắc cầu.

Quá trình này sử dụng mẫu mô ghép nhân tạo hoặc tự nhiên lấy từ một phần của tĩnh mạch ở vị trí khác trên cơ thể, thông thường là ở đùi hoặc bắp chân.

Nếu mạch máu bị tổn thương là tĩnh mạch thì có thể điều trị với mẫu mô này nhưng thỉnh thoảng có thể bị thắt lại.

Phương pháp điều trị nội mạch là phương pháp ít xâm lấn hơn phẫu thuật mổ hở và có thể dùng trong nhiều trường hợp.

Đặt bóng chèn (stent) vào trong lòng mạch máu bị chấn thương, lòng mạch sẽ được bơm nở rộng ra để tái lập dòng chảy lưu thông của máu.

Phương pháp đặt bóng chèn (stent) vào trong lòng mạch máu bị chấn thương.

Phương pháp đặt bóng chèn (stent) vào trong lòng mạch máu bị chấn thương.

Cắt mạc gân giải áp là một quá trình phẫu thuật giúp sửa chữa tổn thương ở cơ có thể áp dụng trong một số trường hợp.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, cơ có thể bị phá hủy do giảm lượng máu cung cấp, tình trạng này sẽ cải thiện ngay khi mạch máu được sửa chữa hoàn toàn. Ví dụ: Khi phần ngoại biên bị tổn thương như cẳng chân, cơ có thể bị phá hủy gây phù chân. Còn đối với những trường hợp nặng hơn, cơ bị sưng có thể chèn ép, gò bó trong lớp cân cơ (lớp mô dày dưới da bao bọc lấy cơ). Và hậu quả là làm giảm tuần hoàn máu đến cơ, thần kinh và thậm chí ở da, dẫn đến tổn thương thần kinh hoặc cơ cũng như tổn thương cả chi.

Nếu tình trạng này xảy ra thì lớp cân cơ cần được phẫu thuật mở ra giải áp bằng cách cắt, sau đó cơ bị sưng được giải phóng khỏi lớp bao bọc bên ngoài giúp giảm áp lực lên mạch máu và thần kinh.

Nếu sưng phù rất rõ ràng thì da nên được để hở thông thường khoảng vài ngày. Cho đến khi cơ không còn sưng thì có thể phẫu thuật đóng lại lớp cơ. Thỉnh thoảng, tình trạng sưng diễn tiến nặng, kéo dài phải dùng đến lớp da ở vùng bắp chân để đóng kín vết thương.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...