Cây bối mẫu chữa ho đờm chảy máu cam

Cây bối mẫu chữa ho đờm chảy máu cam

Người ta phân biệt ra hai loại bối mẫu:
1. Triết bối mẫu (Bulbus Fritillariae thunbergii) là tép dò khô của cây triết bối mẫu-Fritillaria thunbergii (Mig.)-FritilIaria verticillata Willd. Var. thunbergii (Mig.) Bak, thuộc họ Hành Alliaceae.
2. Xuyên bối mẫu (Bullus Fritillariae cirrlosac) là tép dò khô của cây xuyên bối mẫuFritillaria royiei Hook-hay cây bối mẫu lá quăn-Fritillaria cirrhoa D. Don-đều thuộc họ Hành (Alliaceae).

A.Mô tả cây

Cây xuyên bối mẫu (vì mọc và được sử dụng đầu tiên ở Tứ Xuyên-Trung Quốc)Friiillaria roylei Hook- là một cây sống lâu năm, cao chừng 40-60cm, lá gồm 3 đến 6 lá mọc vòng, đầu lá cuộn lại. Ở kẽ lá, vào tháng 3-4 mọc hoa hình chuông, mọc chúc xuống đất, dài 3,5-5cm, phía ngoài màu vàng lục nhạt, có dọc, phía trong có dọc màu xanh lục nhạt, có chân nhỏ màu tím, có đường cắt nhau như lưới
Cây triết bối mẫu-Fritiuaria verticillata Willd var. ihunbergii (Miq.)(còn có tên là Fritillaria thunbergii Miq.) là một cây cùng họ, vì mọc chủ yếu và được sử dụng ở tỉnh Triết Giang, Trung Quốc cho nên gọi như vậy. Cây này khác cây xuyên bối mẫu ở chỗ lá hẹp hơn, đầu lá cuộn lại nhiều hơn, 3 đến 4 lá mọc vòng, dài 2-3cm, tép dò của triết bối mẫu to hơn tép dò của xuyên bối mẫu.

B.Phân bố, thu hái và chế biến

Cho đến nay chưa phát hiện được thấy xuyên bối mẫu và triết bối mẫu mọc ở Việt Nam. Toàn bộ vị bối mẫu dùng trong y học cổ truyền đều còn phải nhập.
Tại Trung Quốc, cây xuyên bối mẫu chủ yếu mọc hoang ở các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải Cam Túc và Vân Nam. Vào mùa hạ người ta đem dò bối mẫu về, rửa sạch đất cát và cắt bỏ rễ nhỏ phơi hay sấy khô là được.
Triết bối mẫu chủ yếu lại là cây trồng ở tỉnh Triết Giang. Trước và sau lập hạ người ta đào tễ dò về, rửa sạch bùn đất, chia riêng loại lớn, nhỏ. Loại to thì tách thành tép riêng, bỏ lớp vỏ ngoài cho vôi vào hút hết chỗ nhựa, phơi nắng hoặc sấy khô là được. Loại to thường gọi là “nguyên bảo bối”. Loại nhỏ thường gọi là “châu bối” Nguyên bảo bối được coi là tốt hơn châu bối.
Khi dùng người ta loại bỏ tạp chất, ngâm qua nước, vớt ra ủ cho mềm rồi thái thành từng miếng mỏng phơi hay sấy khô.
C.Thành phần hoá học
Trong xuyên bối mẫu-Frililiaria roylei có những ancaloit sau đây:
Peiminin C27H4303N
Peimin C27H4504N
Peimisin C.27H4304N
Peimidin C27H4502N
Peimitidin C27H43.4703N
Fritimin C38H6203N2
Trong triết bối mẫu-Frililiaria verticiliata có chủ yếu các ancaloit peimin và peiminin, ngoài ra còn bốn ancaloit với số lượng ít hơn là peimisin, peimiphin C27H4603N, peimidin, peimitidin. Có tác giả còn lấy được propeimin có cấu trúc sterolic C26H4403 hoặc C27H4603
Ngô Vĩnh Hy đã xác định peimin là đihydroxy- solanidin hoậc tương đương với bydroxydihydrorubijervin.

D.Tác dụng dược lý


Tác dụng dược lý của fritimin cũng gần như peimin.
1. Liều tối thiểu gây chết đối với chuột nhắt trắng là 40mg/kg thể trọng.
2. Với liều từ 7,5-16m/kg trên thỏ nhà sẽ sinh ra chứng đường huyết, đồng thời xảy ra hiện tượng ngất với tứ chi tạm thời tê liệt.
3. Với liều khoảng 4mg/kg trên mèo sẽ sinh hiện tượng huyết áp hạ lâu đồng thời với hiện tượng ức chế hô hấp trong một thời gian ngắn.
4. Với nồng độ 1/167.000 đến 1 /50.000 sẽ gây hiện tượng co bóp đối với tử cung của chuột bạch lấy riêng, với liều 1/100.000 có tác dụng ức chế đối với ruột non của thỏ tách riêng.
5. Nhỏ vào mắt không thấy hiện tượng giãn đồng tử.
Tác dụng của peimin và peiminin cũng gần giống nhau và gần giống như fritimin:
1. Liều tối thiểu gây chết đối với chuột nhắt trắng là 9mg/kg (tiêm tĩnh mạch). Trước khi chết có trạng thái co giật, cứng đờ.
3. Với liều 5mg/kg thể trọng đối với thỏ sẽ có hiện tượng đường huyết cao hơn bình thường.
4. Liều lượng vào khoảng l0mg sẽ làm cho mèo bị gây mê, xuất hiện hiện tượng hạ áp huyết tạm thời, nhịp hô hấp bị giảm.

E.Công dụng và liều dùng

Ở nước ta, bối mẫu cho đến nay vẫn còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi y học cổ truyền, mặc dầu có sự nghiên cứu tương đối kỹ về nhiều mặt.
Theo tài liệu cổ tính chất và tác dụng của triết bối mẫu có hơi khác nhau:
Triết bối mẫu có vị đắng, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, tán kết, nhuận phổi tiêu đờm, dùng chữa những trường hợp đờm ho nhiệt, viêm phổi, họng rát, tràng nhạc, ghẻ lở, sưng tấy.
Xuyên bối mẫu có vị đắng, tính hành có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, dùng trong những trường hợp ho lao, phế ung, phế suy (phổi teo), anh lựu (bướu cổ), ung thũng. Bên ngoài trị mụn nhọt, sưng tấy.
Hiện nay, bối mẫu thường dùng làm vị thuốc chữa ho, trừ đờm, lợi sửa, nôn ra máu, chảy máu cam.
Ngày dùng từ 4 đến l0g dưới dạng thuốc sắc.
Dùng ngoài không kể liều lượng.

Theo tài liệu cổ: Bối mẫu kỵ dùng với ô đầu.


Đơn thuốc có vị bối mẫu:


1. Chữa phụ nữ có thai, ho đờm:
Bối mẫu bỏ lõi sao vàng, tán nhỏ luyện với đường phèn, viên bằng hạt ngô mà ngậm. Ngày ngậm 5-10 viên.
3.Trẻ em tưa lưỡi:
Bối mẫu bỏ lõi 2g, nước lã 2ml, mật ong 2g, bôi lên lưỡi. Thuốc nuốt được. Ngày 4-5 lần.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...