Cách điều trị béo phì một cách khoa học hiểu quả an toàn nhất

Cách điều trị béo phì một cách khoa học hiểu quả an toàn nhất

1. Nguyên tắc điều trị béo phì

- Phải điêu trị kiên trì, lâu dài, phối hợp nhiều phương pháp;

- Phải điều trị tích cực khi có tăng huyết áp, suy tim...;

- Điều trị phải giảm được cân một cách từ từ đáp ứng được nhu cầu của người bệnh.

2. Về mặt dinh dưỡng cho người béo phì giảm cân

Phải thực hiện chế độ ăn giảm năng lượng và tăng cường vận động và thể dục hàng ngày. 

a. Chế độ ăn giảm năng lượng:

- Giảm lượng thức ăn hàng ngày xuống còn 1⁄4 -1⁄3 so với trước (khoảng 800-1200 lca/kg).

- Điều chỉnh hành vi ăn uống của cá nhân và phải thay đối dần dần cộng với sự giúp đỡ của xã hội, môi trường sống...

- Chế độ ăn hàng ngày: giảm glucid < 60%, lipid hạn chế tối đa, protid có thể dùng 1gr/kg/ngày. — Cung cấp đủ vitamin cần thiết: vitamin tan trong dầu, kali, sắt, acid amin.

Hạn chế số bữa ăn trong ngày (3 bữa là đủ) tránh ăn loại glucide hấp thu nhanh và các chât béo bão hoà, muối chỉ dùng khoảng 2-4 gram/ngày.

Cách tính thực đơn dành cho người béo muốn giảm cân được tính theo cân nặng lý tưởng: cân nặng lý tưởng = (chiều cao) 2 x 22

- Chế độ ăn cho người béo phì giảm cân:

Lao động nhẹ = IBM x (20-25 calo), lao động trung bình = IBM x (25- 30 calo), lao động nặng = IBM x (30-35 calo). Phải chú ý các loại thức ăn, thức uống nên dùng và không nên dùng trong điều trị bệnh béo phi, theo đề nghị của Viện Dinh dưỡng:

- Thức ăn nên dùng: gạo tẻ, khoai, đỗ, đậu.

+ Các loại thịt ít mỡ, tôm, cua;

+ Rau quả các hạt;

+ Dầu thực vật 10 — 20g/ngày;

+ Mát < 6g/ngày;

- Thức ăn không nên dùng:

+ Mỡ, bơ thịt nhiều mỡ;

+ Các nội tạng của súc vật (óc, chân, lòng, gan, tim); 
+ Hạn chế đường, mật, nước ngọt. Bỏ hẳn rượu bia; 
+ Tránh ăn mặn, thức ăn nhiều muối.

- Chế biến thức ăn giảm cân cho người béo phì

+ Tránh xào, rán, nhiều mỡ
+ Tăng dạng luộc, hấp
+ Rau các loại, tăng lực.
Mục tiêu là giảm cân từ từ khoảng 2 - 3 kg/tháng. Phối hợp giáo dục với đề nghị chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân, phải theo dõi thường xuyên cân nặng và có biện pháp hỗ trợ tâm lý cho bệnh nhân.

b. Tăng cường vận động và lập thể dục

Áp dụng tuỳ theo tuổi và các biến chứng đã có ở bệnh nhân hay không, tập thể lực rất hữu ích mặc dù tiêu tốn năng lượng tương đối ít trong khi tập luyện.
Phải chia chế độ ăn làm 2 giai đoạn: giai đoạn giảm cân và giai đoạn củng cố kết quả.

3. Điều trị nội khoa cho người béo phì

Thuốc dùng để điều trị béo phì đã được áp dụng trên 50 năm. Năm 1995 ở Mỹ riêng tiền chi phí cho dùng thuốc điều trị béo phì là 500 triệu đô la. Có nhiêu thuốc trước kia được sử dụng điều trị béo phì ngày nay đã không được FDA công nhận và cấm sử dụng như: Ephedrin, Fluoxetin, Caffein. Một số thuộc khuyên hạn chế sử dụng như: Mazindol Phenternin, Benzaphetamin và Phendinetrazin.

a. Các dẫn xuất Amphetamin (Amferamom, Mefenorex)

có tác dụng làm giảm cảm giác thèm ăn, không nên dùng kéo dài (15 ngày) vì nguy cơ quen thuốc ( lờn thuốc), rối loạn trí nhớ.

b. Fenfhuranin và deFenfluranin (Isemerid, Ponderal)

thuốc có tác dụng lên trung tâm hoạt động của serotonin và ức chế cảm giác thèm ăn nhất là đồ ngọt. Thuốc điều trị sau 28 tuần giảm được 15,6%% trọng lượng so với trước điều trị. Thuốc có thể có tác dụng phụ gây tốn thương van tim (báo cáo 1997 có 24 trường hợp) nhưng sau đó FDA nghiên cứu hồi cứu 113 trường hợp cho thấy không có trường hợp nào tốn thương van tim do thuốc. Tuy nhiên vẫn khuyên cáo cẩn thận khi sử dụng.

c. Orlistat :

có nguồn gốc tổng hợp từ Lipstatin, thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của enzyme lipases của dạ dày và tuy dẫn tới giảm khả năng hấp thu chất béo của ruột, tăng bài tiết Triglyxeride qua phân. Sau điều trị 24 tuần giảm được 9,8% trọng lượng cơ thể. Liêu lượng: 120 mg/ngày chia 3 lần. Tác dụng phụ: giảm vitamin hoà tan trong mỡ: P.E.carotine, ỉa phân mỡ.

d. Siburanin: t

huộc có tác dụng ức chế vòng vào lại của Serotonine dopamine và ephedrine, tác dụng chính là gây chán ăn. Liều lượng: 15 mg/ngày, điều trị 12 tuân giảm 6% trọng lượng. Tác dụng phụ: gây tăng nhịp tim, tăng huyết áp nhẹ.

e. Thuốc chủ vận adrenergic:

có tác dụng giảm cân, tăng tiêu thụ năng lượng, chống tăng đường huyết, tăng lượng mỡ vàng (Brown adiposfise).

f. Leptin:

có tác dụng gây chán ăn, tăng tiêu phí năng lượng.

g. Thuốc choán chỗ dạ dày:

là loại gồm khi ăn vào sẽ hút nước căng to.

h. Thuốc an thần:

khi béo phì có nhiều liên quan tới trầm cảm, stress tâm thần.

i. Vận động thân thể:

có lợi nhiều mặt, tuỳ từng trường hợp cụ thể để áp dụng , tâm lý liệu pháp cũng rất cần thiết để giảm cảm giác bệnh tật, tạo phần khởi trong điều trị, đặc biệt nên tạo thành nhóm điều trị sẽ hữu ích hơn.

4. Điều trị phẫu thuật cho người béo phì:

Chỉ áp dụng trong một số trường hợp đặc biệt khi áp dụng phương pháp tiệt chế và dùng thuốc đúng mức bị thất bại.
Phẩu thuật tạo hình dạ dày: hạn chế chỉ định (nên áp dụng người béo phì nặng).
Nói tắt đường tiêu hoá (By-pass): nối hỗng-hồi tràng nhưng có nguy cơ mất calci, tiêu chảy, giảm protid huyết, hấp thu vitamin B12 giảm, giảm cân rất nhanh.
Phẩu thuật cắt mỡ (chỉnh hình thẩm mỹ), chỉ áp dụng sau khi đã giảm cân, cắt mỡ bụng, mỡ vú. (Bài soạn có tham khảo tài liệu của PGS.TS. Đỗ Trung Quân).
 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...