Các loại vitamin
Vitamin A (retinol)
Vitamin A là chất tan trong mỡ, muối tiêu hoá và hấp thu vitamin A cần phải có sự tham dự của chất khoáng và mỡ Lipit, có thể tích trữ trong cơ thể và không cần phải cung cấp bổ sung hằng ngày. Vitamin A có 2 loại: vitamin A alcohols, là hình thức vitamin A đầu tiên và caroten là chất chuyển biến thành vitamin A trong cơ thể, có thể lấy được từ thức ăn động vật và thức ăn thực vật.
* Lượng hấp thụ cần thiết mỗi ngày
Người lớn, đàn ông mỗi ngày cần hấp thu 500IU ( đơn vị quốc tế) (liu = 0,3|ag) thì sẽ không bị thiếu, phụ nữ cần 4000IU, phụ nữ mang thai theo tài liệu mới nhất thì cũng không cần tăng lên, nhưng phụ nữ đang cho con bú thì trong 6 tháng đầu, mỗi ngày tăng thêm 2500 IU, còn 6 tháng sau thì chỉ cần tăng thêm 2000 IU.
* Chu kỳ bổ sung
Đề nghị bổ sung hằng ngày.
* Nguồn thức ăn chứa vitamin A
Gan, cà rốt, củ cải trắng, rau lá vàng, xanh, trái cây màu vàng, trứng, sữa bò, dầu gan cá…
* Nhóm người cần bổ sung vitamin A
Những người hấp thu chất béo kém lâu ngày, như những người mắc bệnh đường tiêu hoá, cắt bỏ một phần ruột, dạ dày thường bị thiếu vitamin A. Những trường hợp này thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, chủ yếu do ăn uống không đủ.
Vitamin A là chất dinh dưỡng quan trọng đối với những người phải đeo kính lâu ngày hoặc những người phải ngồi trước màn hình máy tính nhiều thời gian.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng rất cần vitamin A.
* Chứng bệnh thiếu vitamin A
Thiếu vitamin A trong thời gian dài sẽ dẫn đến chứng mắt khô và chứng quáng gà, thậm chí còn dẫn đến bị mù.
* Biểu hiện quá lượng vitamin A
Dị ứng, sốt nóng, ỉa chảy, đau đầu, các triệu chứng trên sẽ mất dần sau 6 tiếng đồng hồ.
Vitamin B1 (thiamin)
Vitamin B1 là loại vitamin hòa tan trong nước, cũng giống như các loại vitamin nhóm B khác, vitamin B1 còn dư lại sẽ không được tích trữ trong cơ thể mà bị thải hết ra ngoài cơ thể, cho nên phải bổ sung hằng ngày, giữa vitamin nhóm B cũng có tác dụng hỗ trợ nhau, một lần hấp thu toàn bộ vitamin nhóm B sẽ có hiệu quả tốt hơn so với hấp thu từng loại riêng. Nếu tỉ lệ hấp thu vitamin B1, B2, B6 không đều nhau thì không có hiệu quả. Nên theo tỉ lệ sau: B1 50mg, B2 50mg, B6 50 mg.
* Lượng hấp thu mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày hấp thu 1 - 1 , 5 mg, phụ nữ mang thai và đang cho con bú mỗi ngày 1,5 - 1,6 mg. Khi bị ốm, sinh hoạt cũng căng thẳng, bị mổ xẻ phải táng thêm lượng hấp thu vitamin Bl được coi là vitamin tinh thần là vì vitamin B1 có ảnh hưởng rất tốt tới trạng thái tinh thần và các tổ chức thần kinh.
* Chu kỳ bổ sung
Vitamin B1 chỉ giữ lại trong cơ thể 3 - 6 tiếng đồng hồ, cho nên phải bổ sung hằng ngày.
* Nguồn thức ăn chứa vitamin B2
Gạo, cám gạo, lạc, thịt lợn, cà chua, cà, cải trắng, sữa bò...
* Nhóm người cần bổ sung vitamin B1
Những người không muốn ăn uống, bệnh dạ dày, tóc khô, trí nhớ giảm, co cơ... chứng tỏ là bị thiếu vitamin Bl.
Những người hút thuốc, uống rượu, thích ăn đường trắng phải tăng cường lượng hấp thu vitamin B1.
Những người mang thai đang trong thời kỳ cho con bú hoặc phụ nữ uống thuốc tránh thai phải cần một lượng vitamin Bl lớn.
Nếu như sau bữa ăn bạn phải uống thuốc chữa dạ dày thì bạn sẽ mất đi vitamin Bl đã hấp thu được trong bữa ăn đó.
Những người trong trạng thái căng thẳng như ốm đau, lo nghĩ, đánh nhau, sau phẫu thuật không chỉ cần BI mà còn cần tất cả các loại vitamin nhóm B.
* Chứng thiếu vitamin B1
Thiếu B1 sẽ sinh ra bệnh tê phù.
* Biểu hiện quá liều lượng vitamin B1
Nếu bổ sung quá liều lượng sẽ sinh ra triệu chứng tức thở nhẹ hoặc lơ mơ buồn ngủ.
* Công dụng của vitamin B1
- Giúp cho tiêu hoá, đặc biệt là tiêu hóa cacbohydrat (đường).
- Cải thiện trạng thái tinh thần, làm cho trí não hết mệt mỏi.
- Duy trì cho tổ chức thần kinh, cơ bắp, tim hoạt động bình thường.
- Giảm say xe, say tàu.
- Chữa bệnh tê phù.
- Làm giảm đau sau khi nhổ răng.
- Chữa giảm mụn nước.
- Tăng cường trí nhớ.
Vitamin B2 (riboflavin)
Vitamin B2 là vitamin tan trong nước, dễ tiêu hoá hấp thu. Lượng vitamin bị thải ra ngoài cơ thể sẽ tăng giảm, cùng với nhu cầu cơ thể và mức độ mất protein. Chúng không được tích trữ trong cơ thể cho nên bình thường phải bổ sung bằng thức ăn hoặc thuốc bổ dinh dưỡng. Khác với B1, B2 chịu nhiệt, chịu axit và chịu được oxy hoá.
* Lượng hấp thu cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày nên hấp thu 1,2 - l,7mg. Phụ nữ mang thai mỗi ngày cần l,6mg, thời kỳ nuôi con bú, trong 6 tháng đầu mỗi ngày l,8mg; 6 tháng sau mỗi ngày l,7mg. Những người thường xuyên trong trạng thái căng thẳng để nghị tăng thêm lượng hấp thu.
* Chu kỳ bổ sung
Chỉ có một số lượng ít lưu lại trong cở thể cho nên phải bổ sung hằng ngày.
+ Nguồn thức ăn chứa vitamin B2:
Sữa bò, gan, rau xanh, trứng, cá, bơ…
* Nhóm người cần vitamin B2
Phụ nữ dùng thuốc tránh thai, đang mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú sẽ cần nhiều vitamin B2 hơn.
Những người không ăn thịt nạc và sản phẩm sữa thường xuyên thì phải tăng thêm vitamin B2.
Những người bị viêm loét hoặc bệnh tiểu đường phải hạn chế ăn uống trong thời gian dài dễ xuất hiện hiện tượng thiếu vitamin B2.
Đối với những người căng thẳng thần kinh phải tăng hấp thu vitamin tổng hợp, phải táng cùng với vitamin B6, c và axit nicotinic, như vậy hiệu quả tác dụng sẽ tốt nhất.
* Chứng thiếu vitamin B2
Những người bị thiếu vitamin B2 sẽ dễ bị các bệnh viêm miệng, lưỡi, da, cơ quan sinh dục...
* Công dụng của vitamin B2
+ Thúc đẩy sự phát triển và tái sinh tế bào.
+ Thúc đẩy da, móng chân móng tay, tóc phát triển bình thường.
+ Chữa viêm miệng, môi, lưỡi...
+ Tăng thị lực, làm cho mắt đỡ mỏi.
+ Cùng với các chất khác giúp chuyển hóa cacbohydrat và lipit.
Vitamin B3 (niacin, axit nicotinic)
Vitamin B3 là vitamin cần nhiều nhất cd thể trong số vitamin nhóm B. Nó không những là vitamin duy trì sự khỏe mạnh cho hệ thống tiến hoá, mà cũng là chất không thể thiếu được để hợp thành hormon sinh dục. Đối với những người có cuộc sống đầy áp lực hiện nay thì niacin có tác dụng duy trì hoạt động bình thường của não và giữ cho hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
* Lượng hấp thu cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày nên hấp thu 13 - 19mg. Phụ nữ mang thai là 20mg, còn phụ nữ đang nuôi con bú là 22mg.
* Nguồn thức ăn chứa vitamin B3
Sản phẩm lúa mì, gạo lứt, đỗ xanh, vừng, lạc, nấm hương, tảo đỏ, sữa, trứng, thịt gà, gan, thịt lợn nạc, cá.
* Nhóm người cần vitamin B3
Những người thừa cholesterol có thể tăng thêm lượng hấp thu vitamin B3.
Những người da bị dị ứng ánh nắng mặt trời là triệu chứng đầu tiên của việc thiếu niacin, những người viêm da, bong da, khô da đều cần vitamin B3.
Những người thiếu vitamin B1, B6, B2 trong cơ thể là do không thể từ tryptophan hợp thành niacin được, cho nên cần phải bổ sung ngoài.
Những ngồi thường xuyên căng thẳng thần kinh thậm chí mắc bệnh thần kinh phân liệt cần bổ sung vitamin B3.
Những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến giáp trạng... cần bổ sung niacin.
* Chứng thiếu vitamin B3
Nếu thiếu vitamin B3 sẽ bị bệnh khô da.
* Công dụng của vitamin B3
+ Thúc đẩy hệ thống tiêu hoá, giảm bệnh đường ruột.
+ Làm đẹp da.
+ Phòng chữa đau đầu
+ Giảm cholesterol và triglyceride, thúc đẩy tuần hoàn máu, làm cho huyết áp giảm.
+ Giảm hiện tượng ỉa chảy.
+ Làm cho cơ thể sử dụng được hết các thức ăn để tăng thêm năng lượng.
+ Chữa viêm miệng, lưỡi, chống hôi miệng.
Vitamin B5 (axit pantothenic)
Vitamin B5 có công năng tạo ra kháng thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ tóc da và máu. Hầu như tất cả các chất đều chứa axit pantothenic, cho nên không phải lo lắng nhiều về việc thiếu axit pantothenic.
* Lương hấp thu cần thiết mỗi ngày
Những người hay bị run chân run tay thì cần vitamin B5.
Uống vitamin B5 sẽ có khả năng chống đỡ trạng thái căng thẳng sắp đến hoặc đang căng thẳng.
Những người hay bị dị ứng, viêm khớp, uống thuốc kháng sinh, uống thuốc tránh thai nên chú ý bổ sung vitamin B5.
* Chứng thiếu vitamin B5
Biểu hiện thiếu vitamin B5 là đường huyết thấp, viêm loét kết tràng, máu và da có triệu chứng khác thường.
* Công dụng
+ Cấu tạo và thay đổi tổ chức cơ thể.
+ Chữa vết thương mau lành.
+ Tạo ra kháng thể, chống các bệnh truyền nhiễm.
+ Chống mệt mỏi.
+ Chống tác dụng phụ của thuốc kháng sinh và độc tố.
+ Chống triệu chứng tiền mãn kinh.
+ Chống nôn.
Vitamin B6 (pyridoxin)
Vitamin B6 là loại vitamin tan trong nước, sau khi tiêu hoá trong vòng 8 tiếng đồng hồ sẽ thải ra ngoài cơ thể, cho nên phải bổ sung bằng thức ăn hoặc thuốc bổ. Trên thực tế, vitamin B6 được hợp thành từ mấy chất, là chất cần thiết để tạo thành kháng thể và hồng cầu, khi ăn những thức ăn đạm cao thì phải tăng thêm lượng vitamin B6. Vì vi khuẩn trong đường ruột có khả năng hợp thành B6, cho nên ăn nhiều rau là rất cần thiết. Ngoài ra, khi tiêu hoá vitamin B12 thì không thể thiếu B6. Vitamin B6 cũng rất cần thiết để tạo ra axit clohydric và magie.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Lượng cần thiết mỗi ngày của người lớn là 1,6 - 2,0mg. Phụ nữ đang mang thai cần 2,2mg, đang nuôi con bú cần 2,lmg. Vitamin B6 có tác dụng phối hợp với vitamin B2, axit pantothenic (B5), vitamin c và magie thì hiệu quả sẽ rất tốt.
* Chu kỳ bổ sung
Vitamin B6 chỉ lưu giữ trong cơ thể 8 tiếng đồng hồ, cho nên phải bổ sung hằng ngày.
* Thức ăn chứa vitamin B6
Rau xanh, bia, cám gạo, mạch nha, gan, đậu tương, su hào, gạo lứt, trứng, lạc…
* Nhóm người cần vitamin B6
Những người thiếu máu, viêm da, viêm miệng lưỡi đều có liên quan tới việc thiếu vitamin B6.
Những phụ nữ uống thuốc tránh thai cần tăng thêm lượng vitamin B6.
Những người ăn nhiều đạm phải uống thêm vitamin B6.
* Chứng thiếu vitamin B6
Nếu thiếu vitamin B6 sẽ sinh ra thiếu máu, viêm da, viêm lưỡi.
Biểu hiện dùng vitamin B6 quá liều lượng. Tác dụng phụ không lớn.
* Công dụng
- Điều hoà tiêu hoá, hấp thu protein và lipit.
- Giúp chuyển hóa tryptophan trong axit amin cần thiết thành niacin.
- Phòng chống các bệnh thần kinh, da.
- Chống nôn.
- Thúc đẩy sự hợp thành axit nucleic, chống lão hoá các cơ quan tổ chức trong cơ thể.
- Giảm triệu chứng khô miệng, tiểu khó do uống thuốc chống trầm cảm gây ra.
- Giảm co giật cơ (chuột rút) ban đêm.
- Là thuốc lợi tiểu thiên nhiên.
Vitamin B11 (axit folic)
Đây là loại vitamin vô cùng cần thiết đối với những phụ nữ sắp làm mẹ, chúng không thể thiếu trong việc phân chia tế bào, nó có thể đề phòng cho thai nhi không bị khiếm khuyết về một số hệ thống thần kinh bẩm sinh nào đó và không bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, truyền được mật mã di truyền, tránh cho thai nhi khỏi bị dị tật, có ảnh hưởng rất lớn tới sinh mệnh bé nhỏ của đứa trẻ.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn cần mỗi ngày là 180 - 200mg. Phụ nữ mang thai cần gấp đôi. Phụ nữ nuôi con bú trong 6 tháng đầu mỗi ngày cần 280mg, 6 tháng sau mỗi ngày cần 260mg.
* Thức ăn chứa vitamin B11
Gan, rau lá màu xanh, sẫm, cà rốt, bí ngô, khoai tây, đậu, chuối tiêu, ốt, quả vỏ cứng, lòng đỏ trứng, dầu gan cá…
* Nhóm người cần vitamin B11
Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú phải chú ý đặc biệt đến việc tăng thêm lượng vitamin B11.
- Nếu uống rượu thường xuyên thì phải ăn nhiều vitamin B11.
- Vitamin C nhiều sẽ làm cho axit folic thải ra nhanh, cho nên những người hấp thu trên 2g vitamin C thì phải tăng thêm lượng axit folic.
- Những người đang uống loại sunphamit, thuốc an thần, thuốc aspirin, hormon... thì cần phải tăng thêm lượng axit folic.
* Chứng thiếu vitamin B11
Thiếu máu, viêm lưỡi, triệu chứng thần kinh nhẹ như mất ngủ, hay quên, lo lắng bồn chồn.
Vitamin B12 (cabal acimin)
Vitamin B12 là loại vitamin tương đối đặc biệt, hàm lượng có trong rau rất ít, chủ yếu là có trong thức ăn động vật. Vitamin B12 rất khó được cơ thể hấp thu trực tiếp, nó phải kết hợp với canxi thì mới có lợi cho hoạt động chức năng của cơ thể.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày cần 2mg. Phụ nữ mang thai cần 2,2mg, đang cho con bú cần 2,6mg. Hấp thu cùng với canxi và axit folic thì hiệu quả sẽ tốt hơn.
* Nguồn thức ăn chứa vitamin B12
Vitamin B12 có trong nội tạng động vật, thịt nạc, cá, trứng, sữa, tảo đỏ, bí ngô…
* Nhóm người cần bổ sung vitamin B12
Người già, người ăn chay phải bổ sung vitamin B12.
Nếu bạn phải thường xuyên tiếp khách, uống nhiều rượu thì việc bổ sung vitamin B12 là rất quan trọng.
Vitamin B12 rất quan trọng và có ích cho bạn trong thời kỳ kinh nguyệt và trước thời kỳ kinh nguyệt. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú cũng cần phải bổ sung vitamin B12.
* Chứng thiếu vitamin B12
Thiếu vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu ác tính, các bệnh về não như trí nhớ giảm, đau đầu, ngây ngô…
* Công dụng
- Thúc đẩy hình thành và tái sinh hồng cầu đề phòng thiếu máu.
- Giữ gìn hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
- Thúc đẩy sự trưởng thành của nhi đồng, tăng sự thèm ăn.
- Chuyển hoá axit béo, làm cho chất béo, đường, đạm được cơ thể sử dụng.
- Giảm lo lắng, tập trung sự chú ý, tăng cường trí nhớ và cảm giác cân bằng.
Vitamin C (axit ascorbic)
Vitamin C là vitamin tan trong nước là những chất dinh dưỡng tốt nhất, không những là thuốc làm đẹp dung nhan, mà còn là vitamin chống oxy hóa, bảo vệ tế bào, thậm chí còn chống cả ung thư.
Vitamin C có phổ biến trong các loại rau, hoa quả, nhưng dễ bị môi trường bên ngoài phá huỷ.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày cần 60mg. Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú thì cần nhiều hơn, mỗi ngày 70 - 95mg. Nhưng phải chú ý vitamin c tuy tốt nhưng nếu hấp thu quá nhiều sẽ có thể gây ra một số tác dụng phụ. Ngoài ra, sau khi uống sâm, trong vòng 3 tiếng đồng hồ không nên uống thuốc vitamin C hoặc ăn thức ăn chứa nhiều vitamin C.
* Chu kỳ bổ sung
Vitamin C chỉ lưu lại trong cơ thể 4 tiếng đồng hồ, cho nên mỗi ngày bổ sung (uống) 2 lần.
* Thức ăn chứa vitamin C
Rau xanh, ốt xanh, cà chua, ớt, súp lơ, khoai tây, táo, đào...
* Những người cần bổ sung vitamin C
Những người hút thuốc lá, uống rượu và thích ăn thịt, nên bổ sung vitamin c sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Những người uống thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, aspirin phải tăng thêm lượng vitamin C.
Carbon monoxide sẽ phá huỷ vitamin c, cho nên những người sống ở thành phố phải tăng cường hấp thu vitamin C.
* Chứng thiếu vitamin C
Nếu thiếu nhiều vitamin c sẽ xuất hiện bệnh hoại huyết.
* Biểu hiện quá liều vitamin C
Nếu không có tác dụng phụ thì chưa chứng minh được là quá liều lượng.
Vitamin D
Vitamin D là loại vitamin tan trong mỡ, được gọi là vitamin của ánh nắng mặt trời, chỉ cần da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời chiếu vừa phải là sẽ không bị thiếu vitamin D. Vitamin D cùng với canxi và phốt pho có tác dụng kiện toàn hệ thống xương, răng của cơ thể, đề phòng được bệnh còi xương và bệnh loãng xương.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn bình thường mỗi ngày cần 200 - 400 IU (5 - l0mg) là có thể đáp ứng đủ nhu cầu. Phụ nữ mang thai và đang cho con bú cần gấp đôi.
* Chu kỳ bổ sung
Những người bị thiếu vitamin D chỉ cần bổ sung mỗi ngày một lượng nhỏ là được.
* Thức ăn chứa vitamin D
Gan, dầu gan cá, sản phẩm sữa (trừ sữa tách bơ), trứng, cá.
* Nhóm người cần bổ sung
Những người sống ở thành phố, đặc biệt là những người sống trong những khu vực bị ô nhiễm khói bụi phải bổ sung vitamin D nhiều hơn.
Những người làm nghề bàn giấy, làm đêm hoặc làm những nghề ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời phải chú ý hơn đến việc bổ sung vitamin D trong ăn uống.
Những người ăn chay, trẻ nhỏ và người già phải bổ sung vitamin D.
* Chứng thiếu vitamin D
Thiếu vitamin D có thể dẫn đến bệnh còi xương, bệnh mềm xương, sâu răng, loãng xương.
* Biểu hiện quá liều lượng vitamin D
Nhịp tim không đều, huyết áp tăng cao, co giật, suy thận, nôn tháo…
* Công dụng
- Thúc đẩy hấp thu canxi và phốt pho, tăng cường cho xương và răng.
- Điều tiết sự phát triển, giúp cho trẻ nhỏ phát triển bình thường, phòng chữa bệnh còi xương.
- Giúp hấp thu vitamin A.
- Có tác dụng đề phòng loãng xương, thiếu canxi ở thời kỳ mãn kinh.
Vitamin E (tocopherol)
Vitamin E là loại vitamin tan trong mỡ, nó có hiệu quả rõ rệt trong việc đề phòng bệnh tim, và có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Không những có thể đề phòng được bệnh của người lớn, giữ chức năng của tuổi thanh xuân.
* Lương cần thiết mỗi ngày
Ngưồi Idn mỗi ngày cần 10 - 12 mg. Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú tăng thêm mỗi ngày 5 - l0mg. Phụ nữ đang trong thời kỳ tiền mãn kinh thì cần 20mg.
* Chu kỳ bổ sung
Mỗi ngày 1 - 2 lần.
* Thức ăn chứa vitamin E
Đậu tương, dầu thực vật, mạch nha, quả khô, cam quýt, rau xanh, bột ngũ cốc, trứng, lươn...
* Nhóm người cần bổ sung vitamin E
Những người uống nước thiên nhiên dùng clo khử độc phải uống thêm vitamin E.
Những người uống thuốc tránh thai, hormon phải bổ sung thêm vitamin E.
Những người mắc bệnh tim, phụ nữ mang thai, người già và trung niên đều phải bổ sung vitamin E.
* Chứng thiếu vitamin E
Thiếu vitamin E có thể sinh ra thiếu máu dạng máu loãng, bệnh cơ, chức năng sinh dục kém, rụng tóc, lão hoá…
* Biểu hiện thừa vitamin E
Đau bụng ỉa chảy, thanh thiếu niên nhi đồng phát triển sớm, vú to, đau đầu, nôn...
* Công dụng
- Làm chậm lại quá trình lão hóa, oxy hóa của tế bào, làm đẹp da, chữa tàn nhang.
- Làm sạch máu, giảm mật độ lipoprotein mật độ thấp, tránh xơ cứng động mạch.
- Thúc đẩy hồng cầu phát triển bình thường, tránh đông máu.
- Giảm huyết áp cao, giảm bệnh tim do thiếu máu.
- Tăng cường công năng khử độc của gan, bảo vệ cơ thể, chống mệt mỏi.
- Thúc đẩy hormon sinh dục tiết ra, nâng cao khả năng sinh dục, tránh sảy thai.
Vitamin H (biotin)
Biotin không những chống rụng tóc mà còn đề phòng được bạc tóc sớm hay gặp hiện nay, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn và làm đẹp da, thậm chí còn có tác dụng ổn định hệ thống thần kinh như chống mất ngủ, trầm uất...
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày cần hấp thu 25 - 300mg. Sử dụng vitamin H cùng với vitamin A, B2, B6, thì hiệu quả rất tốt.
* Nguồn thức ăn chứa vitamin H
Gạo, lúa mì, dâu tây, bưởi, nho, bia, gan, trứng, thịt nạc, sữa...
*Những người cần bổ sung vitamin H
Những người hay ăn trứng gà sống và uống rượu phải bổ sung vitamin H.
Những người uống thuốc kháng sinh và sunfamit mỗi ngày phải uống thêm 25 mg vitamin H.
Những người đàn ông tóc thưa phải uống vitamin H để tránh rụng tóc.
Phụ nữ trong thời gian mang thai sẽ mất đi rất nhiều vitamin H cho nên phải bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.
* Chứng thiếu vitamin H
Rụng tóc, trầm uất, bị các bệnh về da như mẩn ngứa, viêm da và trục trặc về chuyển hóa Lipit.
* Công dụng
- Giúp chuyển hóa chất béo (lipit).
- Hỗ trợ chuyển hóa axit amin và cacbonhydrat.
- Thúc đẩy tuyến mồ hôi, tổ chức thần kinh, xương tủy, tuyến sinh dục nam, da, tóc hoạt động bình thường.
- Chống rụng tóc và bạc tóc, chữa hói đầu.
- Chữa đau cơ.
Vitamin K (vitamin cầm máu)
Trẻ mới sinh rất dễ thiếu vitamin K. Vitamin K là loại vitamin rất quan trọng trong việc đông máu bình thường và cho sự sinh trưởng của xương. Vitamin K bị mất đi rất ít trong quá trình chế biến thức ăn, cho nên là chất dinh dưỡng dễ hấp thu được từ thức ăn.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Người lớn mỗi ngày cần 65 - 80 mg.
* Thức ăn chứa vitamin K
Sữa chua, rau xanh sẫm, rau cần, dầu thực vật, dầu gan cá.
* Những người cần bổ sung vitamin K
Những người hay bị chảy máu cam, bị thương bên ngoài phải bổ sung vitamin K.
Những người đang uống thuốc kháng sinh, những trẻ bị đẻ non phải uống vitamin K.
* Chứng thiếu vitamin K
Nếu thiếu vitamin K sẽ khó khăn trong việc đông máu, có triệu chứng xuất huyết, trẻ nhỏ bị viêm ruột mãn tính, ỉa chảy...
* Công dụng
- Phòng tránh cho trẻ mới sinh bị bệnh xuất huyết.
- Đề phòng chảy máu trong và bệnh trĩ.
- Chữa kinh nguyệt quá nhiều.
- Là chất không thể thiếu trong việc hình thành các men đông máu, thúc đẩy máu đông bình thường.
Vitamin P (biotlavonoit)
Nói một cách nghiêm túc về mặt ý nghĩa thì nó không phải là vitamin mà chỉ là chất loại vitamin. Vitamin P thuộc loại vitamin tan trong nước, cơ thể không thể tự hợp thành được, vì vậy phải hấp thu từ thức ăn. Nó có thể làm giảm bớt tính giòn của mạch máu, giảm tính thẩm thấu của máu, tăng cường hoạt tính của vitamin c, đề phòng tràn máu ở não, xuất huyết võng mạch.
* Lượng cần thiết mỗi ngày
Tuy chưa xác định rõ được lượng hấp thu mỗi ngày là bao nhiêu nhưng nhiều nhà dinh dưỡng học đã đề nghị mỗi lần uống 500 mg vitamin c thì ít nhất phải uống l00mg vitamin P. Vitamin C và P có tác dụng hỗ trợ cho nhau.
* Thức ăn chứa vitamin P
Các loại cam quýt, táo, anh đào, cà, trà...
* Những người cần bổ sung vitamin P
Phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, dùng thêm vitamin P (cùng với vitamin D) có thể làm giảm bớt triệu chứng bốc hỏa chỉ có ở thời kỳ tiền mãn kinh.
Những người hay bị chảy máu khi đánh răng phải bổ sung thêm vitamin P.
Những người hay bị tím bầm phải uống vitamin P phối hợp với vitamin C.
* Chứng thiếu vitamin P
Mao mạch bị giòn.
* Biểu hiện thừa vitamin P
Hiện nay chưa xác định được tác dụng phụ, nhưng thường bị ỉa chảy khi uống quá liều lượng.
* Công dụng
- Tránh cho vitamin C bị oxy hoá và bị phá huỷ.
- Tăng cường thành mao quản, tránh xuất huyết.
- Tăng cường sức đề kháng với các bệnh truyền nhiễm,
- Đề phòng và chữa các bệnh xuất huyết răng.
- Tăng thêm hiệu quả của vitamin C.
- Chữa tê phù và đau đầu chóng mặt do bệnh tai trong gây ra.