Các loại thực phẩm tốt cho người cao tuổi bị bệnh dạ dày
Người già viêm dạ dày thì nên ăn loại đồ ăn dễ tiêu hóa và giàu vitamin B. Có thể đem gạo, bột mì, bột ngô nấu đặc gần như cháo để ăn. Người bị thiếu dịch vị cần ăn nhiều đồ ăn là chế phẩm của đậu và rau. Cần tránh ăn các loại đồ ăn có tính kích thích và đồ ăn cứng, sống.
1. Các loại rau củ quả
+ Rau hẹ
Là một loại rau rất tốt cho người trung và cao tuổi bị bệnh dạ dày. Rau hẹ cũng có thể được dùng như một vị thuốc. Rau hẹ luộc, nấu thành canh dùng thường xuyên có thể trị tiêu chảy, trị mồ hôi ra quá nhiều, bổ khí, điều hòa ngũ tạng, giúp cơ thể người già được khỏe mạnh. Trong rau hẹ có hàm lượng phong phú các vitamin A, B1, B2. Người trung, cao tuổi ăn rau hẹ xanh tốt hơn hẹ vàng. Hẹ xanh thường thông qua sự quang hợp của ánh sáng mặt trời và hàm lượng khoáng chất và vitamin cao hơn hẹ vàng.
+ Củ cải
Củ cải có tác dụng tiêu thực hành khí, an phủ tạng. Đối với người dạ dày yếu nó có tác dụng rất tốt. Trong củ cải có hàm lượng vitamin A, B1, B2, C v.v... còn có protein, đường, các khoáng chất sắt, canxi, đều là những chất dinh dưỡng thiết yếu đối với cơ thể. Ngoài ra nó có tác dụng hạ mỡ trong máu, trị liệu cao huyết áp, xơ cứng động mạch.
+ Rau cải trắng
Rau cải trắng có chứa hàm lượng vitamin C và canxi phong phú. Nó còn có cả protein và mỡ, có tác dụng thông lợi dạ dày, ruột. Rau cải bắp ngoài giá trị dinh dưỡng như rau cải trắng còn có một số nguyên tố vi lượng có tác dụng dự phòng ung thư dạ dày, tăng sức cho tế bào dạ dày.
+ Chế phẩm từ đậu
Chế phẩm từ đậu có nhiều loại: Sữa đậu, tương đậu, đậu phụ, giá đỗ v.v... Đậu tương có hàm lượng protein khá cao 40,4 %. Các chế phẩm từ đậu tương có tác dụng tốt cho tiêu hóa.
+ Bí đao
Bí có tác dụng bảo vệ. Dinh dưỡng của bí đao được giới y học rất coi trọng. Nó bao gồm các chất protêin, đường, canxi, sắt, vitamin B1, B2, C... Bí đao gần như giải độc. Nó có tác dụng tiêu mỡ, giảm thể trọng người trung và cao tuổi.
2. Các loại động vật
+ Rùa
Là loại động vật có giá trị dinh dưỡng cao, hiện nay đang ngày càng được mọi người chú ý. Người trung, cao tuổi ăn rùa chủ yếu là nấu canh, bỏ ruột, giữ lại gan, trứng. Canh nên ăn nóng là tốt nhất. Cũng có thể thêm sơn dược, sâm nấu cùng : Rùa không những có các loại chất dinh dưỡng giúp cho hàm lượng mỡ thấp. Nó còn có tác dụng bổ gan, lưu thông khí quyết.
+ Thỏ
Thỏ là loại động vật có hàm lượng protein cao gấp 5 lần thịt gia súc nhưng lượng mỡ lại thấp. Hàm lượng protein ở thịt thỏ là 21,5%, thịt lợn là 9,5%, thịt bò 20,1%, thịt dê 11,1%. Hàm lượng mỡ ở thịt thỏ là 3,8% trong khi thịt lợn là 59,8%, thịt bò là 10,2%, thịt dê là 28,8%. Trong thịt thỏ còn có lượng lớn canxi, sắt, khoáng chất và các vitamin. Thịt thỏ có tác dụng lưu khí huyết rất tốt cho người già.
+ Ốc sên
Ốc sên có nhiều loài trong đó đa số đều có thể ăn được, bởi hầu hết chúng đều có giá trị dinh dưỡng cao. Mỗi l00g ốc có 18g protein nhưng thịt gà chỉ có 12,5g. Hàm lượng mỡ ở ốc lại rất thấp, chỉ 6,3g trong l00g.
3. Một số món cháo nên dùng cho người già mắc bệnh dạ dày
+ Cháo long nhãn
Nguyên liệu: Long nhãn 50g, gạo tẻ l00g.
Cách làm: Long nhãn, dùng nước sôi sát trùng qua, nấu cùng gạo nhừ thành cháo, ăn nóng.
Công dụng: ích tâm bổ huyết an thần.
+ Cháo gan, củ cải
Nguyên liệu: Củ cải 200g, gan lợn (hoặc bò) l00g, mì chính, muối.
Cách làm: Rửa sạch củ cải thái miếng, nấu cháo nhừ, cùng củ cải khi chín cho gan vào, thêm muối, mì chính.
+ Cháo tỏi
Nguyên liệu: Tỏi 30g, gạo 60g
Cách làm: Tỏi bỏ vỏ luộc trong nước sôi một phút. Cho gạo vào nấu cùng tỏi cho nhừ.
Công dụng: Tiêu đờm, phòng chống ung thư dạ dày.
+ Cháo thịt bò sơn dược
Nguyên liệu: Thịt bò l00g, sơn dược 20g, gạo 60g, gia vị.
Cách làm: Thịt bò thái miếng cùng sơn dược, gạo nấu nhuyễn thành cháo sau đó thêm gia vị muối, mì chính, ăn nóng.
Công dụng: Tốt cho dạ dày, thích hợp cho tỳ vị hư nhược, người thể lực yếu.
+ Cháo thịt rùa, cá, dê
Nguyên liệu: Thịt dê 50g - l00g, thịt rùa l00g, gạo l00g, gừng tươi 3g, mì chính muối, hành hoa.
Cách làm: Thịt dê rửa sạch, thái miếng to dùng sống dao đập mềm, gừng giã nát. Gạo cho đun sôi rồi cho thịt dê vào đun, đến nhuyễn cho thịt rùa đun tiếp, rồi chế thêm gia vị.
Công dụng: Tốt cho dạ dày, ích khí bổ âm, tốt cho cơ thể suy nhược, thích hợp dùng trong mùa đông.
Một số bài thuốc hay dân gian thường dùng để phòng và trị bệnh dạ dày.
- Chọn một ít cà, rửa sạch, một đầu để nguyên một đầu dùng dao rạch bốn khía theo chiều dọc, đem hấp hay chưng chín, để nguội hắn, xẻ thành miếng, hòa đều với một lượng vừa đủ tỏi giã nát, bột gừng, xì dầu, dầu thơm và dấm. Ăn loại này có thể phòng được bệnh dạ dày. Cà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi khí; tỏi có tác dụng diệt khuẩn mạnh; gừng là vị thuốc bổ cho dạ dày; dấm tăng cường sự thèm ăn.
- Vào mùa hè, khí hậu nóng nực người bệnh dạ dày cũng có thể dùng:
+ l0g chè khô, 6g tỏi củ, 3g muối ăn. Trước tiên, đem tỏi củ rửa sạch, giã nát, cho chè và muối ăn vào, giã nhẹ và đảo đều, đổ cả vào một cái muôi gang, dùng lửa nhỏ sao khoảng 5 - 7 phút. Sau lấy ra dùng khoảng 200g nước sôi ; ngâm pha, đậy nắp lại. Đợi nhiệt độ còn 400C thì rót ra uống.
+ Hoặc cũng có thể dùng: 4g chè xanh, 3g gừng khô thái thành sợi nhỏ, thả vào cốc sành, lấy nước mới đun sôi; pha, đậy nắp, để trong 10 phút. Dùng thay trà, uống thường xuyên. Bài này có công hiệu trị bệnh viêm dạ dày cấp tính, thổ tả, nóng ruột.