Các loại bệnh tiểu đường (đái tháo đường)
Với bệnh tiểu đường loại 2, tuyến tụy thường tạo ra một lượng nhỏ Insulin. Tuy nhiên số lượng được tạo ra không đủ cho nhu cầu của cơ thể, hoặc các tế bào của cơ thể chống lại nó. Kháng Insulin, hoặc thiếu hụt Insulin, xảy ra chủ yếu ở các tế bào mỡ, gan và cơ.
Bệnh tiểu đường Type 1
Bệnh tiểu đường Tuýp 1 còn được gọi là bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin. Nó từng được gọi là bệnh tiểu đường "khởi phát ở tuổi vị thành niên", bởi vì nó thường bắt đầu ở thời thơ ấu.
Bệnh tiểu đường Tuýp 1 là một tình trạng tự miễn dịch. Nó gây ra bởi cơ thể tự tấn công tuyến tụy bằng kháng thể. Ở những người mắc bệnh tiểu đường Tuýp 1, tuyến tụy bị tổn thương và không tạo ra Insulin.
Loại tiểu đường này có thể được gây ra bởi khuynh hướng di truyền. Nó cũng có thể là kết quả của các tế bào beta bị lỗi trong tuyến tụy thường sản xuất Insulin.
Một số nguy cơ từ các vấn đề y tế khác cũng có liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp1. Chúng có thể bắt đầu từ tổn thương các mạch máu nhỏ trong mắt của bạn (được gọi là bệnh võng mạc tiểu đường), dây thần kinh (bệnh thần kinh do tiểu đường) và thận (bệnh thận đái tháo đường). Thậm chí nghiêm trọng hơn là tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.
Điều trị bệnh tiểu đường tuýp1 liên quan đến việc sử dụng insulin, chúng cần được tiêm qua da vào mô mỡ bên dưới. Các phương pháp tiêm insulin bao gồm:
- Ống tiêm insulin.
- Bút tiêm insulin: Insulin chứa trong bút tiêm bơm đầy sẵn và kim tiêm.
- Máy xịt insukin sử dụng áp suất cao để phun insulin qua da.
- Bơm insulin: Một loại ống bơm linh hoạt, giúp truyền insulin đến ống thông dưới da bụng.
Những người mắc bệnh tiểu đường túyp 1 có thể sống khỏe mạnh, năng động nếu họ cẩn thận theo dõi lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống và tuân thủ kế hoạch điều trị cũng là một điều rất quan trọng.
Bệnh tiểu đường loại 2
Cho đến nay, dạng tiểu đường phổ biến nhất là tiểu đường tuýp 2, chiếm 95% các trường hợp tiểu đường ở người lớn. Khoảng 26 triệu người Mỹ trưởng thành đã được chẩn đoán mắc bệnh.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 từng được gọi là bệnh tiểu đường "khởi phát ở người lớn", nhưng hiện nay căn bệnh này đang xảy ra khá nhiều ở trẻ béo phì và thừa cân, ngày càng nhiều thanh thiếu niên đang phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường loại 2 còn được gọi là bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin.
Bệnh tiểu đường tuýp 2 thường là một dạng tiểu đường nhẹ tuýp loại 1. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 vẫn có thể gây ra các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là ở các mạch máu nhỏ nhất trong cơ thể nuôi dưỡng thận, thần kinh và mắt. Bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ .
Với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy thường sản xuất một lượng nhỏ insulin. Tuy nhiên số lượng sản xuất là không đủ cho nhu cầu của cơ thể, hoặc các tế bào của cơ thể chống lại nó. Kháng insulin, hoặc thiếu nhạy cảm với insulin, xảy ra chủ yếu ở các tế bào mỡ, gan và cơ.
Những người béo phì có nhiều hơn 20% so với trọng lượng cơ thể lý tưởng thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và các vấn đề y tế liên quan. Người béo phì thường kháng insulin. Với tình trạng kháng insulin, tuyến tụy phải làm việc quá sức để sản xuất nhiều insulin hơn. Tuy nhiên ngay cả khi điều đó xảy ra, thì vẫn không đủ insulin để giữ cho lượng đường huyết bình thường.
Hiện nay không có cách chữa trị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể được kiểm soát bằng cách quản lý cân nặng, chế độ dinh dưỡng và tập thể dục. Nhưng thật không may, bệnh tiểu đường tuýp 2 lại có xu hướng tiến triển, và thuốc tiểu đường thường lựa chọn tối ưu.
Xét nghiệm A1C là một xét nghiệm máu phổ biến, chúng ước tính nồng độ glucose trung bình trong máu của bạn trong ba tháng trước đó. Việc xét nghiệm A1C định kỳ có thể được khuyên nên kết hợp cùng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc có hiệu quả như thế nào nhằm kiểm soát lượng đường trong máu và ngăn ngừa tổn thương nội tạng. Thông thường xét nghiệm A1C thường được thực hiện một vài lần trong năm.
Tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường được kích hoạt trong thời kỳ mang thai được gọi là tiểu đường thai kỳ (khi mang thai, hormon insulin sản xuất đến một mức nào đó, dẫn đến kháng insulin). Nó thường được chẩn đoán trong thai kỳ giữa hoặc cuối (sau tuần thai thứ 24). Vì lượng đường trong máu cao ở người mẹ được lưu thông qua nhau thai cho em bé, bệnh tiểu đường thai kỳ phải được kiểm soát để bảo vệ sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
Theo Viện Y tế Quốc gia, tỷ lệ bệnh tiểu đường thai kỳ được báo cáo chiếm từ 2% đến 10% rong tất cả các trường hợp mang thai. Bệnh tiểu đường thai kỳ thường tự khỏi sau khi mang thai. Tuy nhiên, căn bệnh này khiến các bà mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Hiện có tới 10% phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó có thể xảy ra bất cứ nơi nào từ một vài tuần sau khi mang thai đến vài tháng hoặc nhiều năm sau đó.
Với bệnh tiểu đường thai kỳ, rủi ro cho thai nhi thậm chí còn lớn hơn nguy cơ của mẹ. Rủi ro cho thai nhi bao gồm tăng cân bất thường trước khi sinh, khó thở khi sinh, nguy cơ béo phì và tiểu đường cao hơn trong tương lai. Nguy cơ ở người mẹ bao gồm cần phải sinh mổ do em bé quá lớn, cũng như tổn thương đến tim, thận, thần kinh và mắt.
Việc điều trị trong khi mang thai bao gồm phối hợp chặt chẽ với bác sĩ và:
- Lập kế hoạch bữa ăn cẩn thận để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng khi mang thai mà không thừa chất béo và calo.
- Tập thể dục hàng ngày.
- Kiểm soát tăng cân khi mang thai.
- Dùng insulin để kiểm soát lượng đường trong máu nếu cần.
Các dạng tiểu đường khác
Một vài loại bệnh tiểu đường hiếm gặp có thể xuất phát từ các điều kiện cụ thể. Ví dụ: các bệnh về tuyến tụy, một số ca phẫu thuật và thuốc hoặc nhiễm trùng có thể gây ra bệnh tiểu đường. Những loại bệnh tiểu đường chỉ chiếm từ 1% đến 5% trong tất cả các trường hợp mắc bệnh tiểu đường.