Biến chứng và các thể loại bệnh cao huyết áp

Biến chứng và các thể loại bệnh cao huyết áp

Tăng huyết áp kịch phát

Biến chứng thường gặp nhất của tăng huyết áp kịch phát (THAKP) là suy tim trái cấp tính (cả thất trái và nhĩ trái, làm cho bệnh nhân đồng thời xuất hiện phù phổi cấp. THAKP có thể dẫn đến vỡ mạch máu não gây ra những dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt nửa mặt hoặc liệt cơ vùng hầu họng làm cho người bệnh khó nói, khó nuốt. Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị hôn mê ngay trong những giờ đầu, dẫn đến tàn phế hoặc tử vong. THAKP có thể dẫn đến tắc thành động mạch chú. Lớp áo trong và giữa của động mạch chủ của những người bị cao huyết áp thường bị xơ vữa, khi áp lực thành Tăng huyết áp kịch phát dẫn đến động mạch tăng lên đột ngột phình tách động mạch chủ do huyết áp tăng có thể làm nứt và vỡ lớp áo trong và giữa của thành động mạch chủ. Từ đó máu sẽ chảy vào các khe nứt gây phình và tắc động mạch chủ. THAKP là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận cấp. Mù vĩnh viễn cũng là một hậu quả do THAKP gây ra, đó là tình trạng xuất huyết nặng ở đáy mắt và vỡ động mạch trung tâm võng mạc khi huyết áp tăng quá cao và đột ngột. Tất cả các biến chứng của THAKP đều đặc biệt nguy hiểm. Vì thế người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định điều trị của bác sĩ và tái khám định kỳ, nếu thấy có dấu hiệu nào khác thường cần phải đến ngay cơ sở y tế.

Tăng huyết áp thể đặc biệt

Cùng với sự phát triển của xã hội, chế độ lao động, sinh hoạt, ăn uống không điều độ làm cho tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp (THA) ngày càng cao và có xu hướng trẻ hóa. Để điều trị, ngoài việc người bệnh cần có chế độ ăn uống, vận động, sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý thì việc dùng thuốc là một vấn để hết sức quan trọng. Hiện nay có rất nhiều nhóm thuốc điều trị THA, mỗi nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau, việc sử dụng như thế nào còn phụ thuộc vào tình trạng của từng bệnh nhân.

Tăng huyết áp ở trẻ em (dưới 12 tuổi)

Tăng huyết áp ở trẻ em thường ít gặp, thường rất khó tiên lượng về lâu dài; nếu có thì cố gắng tìm nguyên nhân để điều trị nguyên nhân; nếu không tìm thấy nguyên nhân (vô căn) thì chủ yếu là điều trị triệu chứng, cải thiện chế độ sinh hoạt và sử dụng thuốc điều trị nội khoa như người lớn theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Tăng huyết áp ở người cao tuổi

Ngay từ thập niên 1990 đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh là người cao tuổi nên và cần điều trị THA, ngay cả với người đã trên 85 tuổi. Ở độ tuổi này do xơ cứng động mạch lớn nên thường xảy ra tình trạng THA tâm thu đơn độc, do đó sẽ tiến hành điều trị huyết áp tâm thu từ 160mmHg trở lên mà không cần căn cứ có THA tâm trương hay không.

Trong quá trình điều trị, cần lưu ý một số đặc điểm cơ bản sau:

- Chuyển hóa chậm, đào thải chậm do giảm sút tuần hoàn tại gan và thận.

- Béo phì ở lứa tuổi trung niên và cao tuổi.

Có thể có nhiều bệnh lý mãn tính khác đi kèm, hoặc là nguyên nhân, hoặc là hậu quả của THA như đái tháo đường, viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính, rối loạn lipid máu, suy mạch vành...

Thể tích huyết tương giảm, cung lượng tim giảm, renin huyết tương cũng giảm nên huyết áp thường dao động nhiều.

Điều trị:

- Chế độ sinh hoạt: Ăn giảm mỡ và phủ tạng động vật, không dùng các chất kích thích như trà, cà phê hay rượu, bia, chế độ ăn bớt mặn kèm lợi tiểu có thể thích hợp, tập thể dục dưỡng sinh đều đặn.

- Dùng thuốc: Bắt đầu từ liều thấp, tăng liều từ từ, thận trọng. Các loại thuốc lợi tiểu, chẹn calcium, ức chế men chuyển đều có tác dụng; chẹn beta chỉ dùng khi không có nguy cơ đái tháo đường, suy tim, viêm phế quản tắc nghẽn mãn tính. Cần chú ý điều trị các bệnh phối hợp.

Tăng huyết áp ở phụ nữ có thai

Mục đích của điều trị là phòng ngừa các biến chứng cho người mẹ và giảm tử vong ở thai nhi.

Chế độ sinh hoạt: Nghỉ ngơi; ăn hạn chế muối; theo dõi huyết áp và khám thai đều đặn, đặc biệt trong 2 tháng cuối.

Chú ý:

Trong trường hợp phòng ngừa sản giật, tốt nhất nên nằm theo dõi tại bệnh viện và được điều trị THA. Nếu huyết áp mẹ vẫn tăng cao, có huyết tán, suy thận, giảm tiểu cầu, suy giảm chức năng gan, mờ mắt... Thì phải xét khả năng cho đẻ sớm hoặc lấy thai ra.

Tăng huyết áp ở người béo phì

Những năm gần đây, do chế độ sinh hoạt và ăn uống không điều độ nên tỷ lệ người béo phì tăng lên đáng kể. Trong điều trị THA ở các đối tượng này cần lưu ý:

- Thể tích máu cao, máu phân phối về khu vực tim, phổi nhiều hơn, tình trạng tăng lưu lượng máu về tim kết hợp với tăng sức cản ngoại vi làm cho thất trái vừa dày, vừa giãn.

- Có thể có kết hợp rối loạn lipid máu trong đó đáng kể nhất là tăng cholesterol, triglyceride trong máu làm cho hoạt đóng cường giao cảm mạnh lên, trương lực và sức cần mạch máu cũng tăng lên.

Điều trị:

Giảm cần năng, giảm lượng muổi ăn, tăng cường luyện tập, chế độ ăn và sinh hoạt hợp lý. Dùng thuôc như ở các đối tượng THA khác.

Tăng huyết áp ở người đái tháo đường

Ở những người mắc bệnh đái tháo đường, nguy cơ THA đi kèm tăng cao hơn ở người bình thường; cần điều trị ngay khi huyết áp tăng.

Chế độ ăn hợp lý, giúp giảm cân kết hợp với thể dục, bỏ rượu bia và thuốc lá.

Tăng huyết áp kèm suy mạch vành

Điều trị:

THA trong trường hợp này có tác dụng làm giảm sức căng vách tim, giảm tiền gánh, hậu gánh và nhờ đó có lợi cho tuần hoàn động mạch vành.

Chú ý:

Không nên làm giảm huyết áp quá nhiều vì có nguy cơ giảm tuân hoàn động mạch vành. Không dùng các loại thuốc hạ huyết áp gây tăng nhịp tim vì sẽ gây tăng nhu cầu OXY ở cơ tim.

Tóm lại, điều trị THA (mà phần lớn là vô căn) cân phối hợp chế độ sinh hoạt hợp lý phù hợp với thể trạng, tổn thương đã có hay chưa có ở các cơ quan đích, chú ý các yếu tố nguy cơ đi kèm. Sử dụng thuốc khi huyết áp đã cao nhiều hoặc kèm theo các tổn thương ở tạng đích. Điều trị các thể THA khác nhau với sự lựa chọn các thuốc khác nhau trong số các thuốc hiện có. Trong mọi trường hợp nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ, không được tự ý sử dụng thuốc.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...