Bệnh thiếu máu và chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu

Bệnh thiếu máu và chế độ dinh dưỡng cho người thiếu máu

Một số điều cần biết về thiếu máu dinh dưỡng

Đó là tình trạng lượng huyết cầu tố trong máu xuống thấp hơn bình thường do thiếu một hay nhiều chất cần thiết cho việc tạo máu. Đối với trẻ em, thiếu máu dinh dưỡng có thể gây chậm phát triển trí tuệ và thể lực, rất khó hồi phục sau này. Còn ở thai phụ, bệnh lý này làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non và mắc các bệnh nhiễm khuẩn. 

1. Nguyên nhân bệnh thiếu máu

Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 30% dân số thế giới (700-800 triệu người) bị thiếu máu. Tại Việt Nam, bệnh lý này tập trung chủ yếu ở trẻ dưới 2 tuổi và phụ nữ có thai. Có đến 51% trẻ em 6-24 tháng tuổi và 32% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng.

Theo số liệu điều tra trong nước và trên thế giới thì thiếu máu dinh dưỡng rất phổ biến, trung bình có khoảng 30% dân số thế giới (khoảng 700-800 triệu người) bị thiếu máu. Những đối tượng hay bị thiếu máu nhất là trẻ em và phụ nữ có thai. Ở Việt Nam có đến 60% số trẻ em ở độ tuổi 6-24 tháng và 30-50% số chị em có thai bị thiếu máu.

1.1. Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu

- Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, acid folic, vitamin B12. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các nghiên cứu cho thấy, hiện nay, lượng sắt từ bữa ăn của người Việt Nam chỉ thỏa
mãn 30-50% nhu cầu về chất này. Những trẻ không bú mẹ, trẻ ăn dặm quá sớm, người ăn chay, ăn kiêng, ăn ít thức ăn động vật càng dễ bị thiếu máu.

- Nhiễm ký sinh trùng đường ruột.

- Xuất huyết trong các bệnh phụ khoa (rong kinh, u xơ tử cung...), xuất huyết tiêu hóa (viêm loét dạ dày, tá tràng... ).

- Hấp thu kém (tiêu chảy, cắt dạ dày... ). 

2. Triệu chứng bệnh thiếu máu

Nếu bị thiếu máu ở mức độ nhẹ, người bệnh thường mau mệt mỏi, hay ngủ gật, kém tập trung, hay quên. Nếu thiếu máu ở mức độ nặng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, khó thở khi gắng sức, nhịp tim đập nhanh, dễ bị suy tim. Đó là do khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu giảm, gây thiếu ôxy ở tim, cơ bắp và não gây. Các triệu chứng thường thấy khác là:

- Da xanh, niêm mạc mắt và lòng bàn tay nhợt nhạt.

- Tóc dễ rụng, bạc màu.

- Móng tay, móng chân dẹp, lõm, biến dạng, mất bóng và có sọc.

- Sức đề kháng giảm, đau nhức trong xương, dễ mắc những bệnh nhiễm khuẩn. 

3. Tác hại của thiếu máu dinh dưỡng

Đối với trẻ em tuổi dậy thì, tỉnh trạng thiếu máu làm bệnh nhân tiếp thu bài kém, hay ngủ gật, kết quả học tập giảm sút, dễ mắc những bệnh nhiễm trùng. Hậu quả trên thường được khắc phục sau khi bổ sung viên sắt. Đối với trẻ dưới 2 tuổi, bệnh lý này khiến trẻ bị chậm phát triển, suy dinh dưỡng, chậm biết ngồi, biết đi, chậm tăng cân và chiều cao. Trẻ bị thiếu máu từ trong bụng mẹ sẽ có chỉ số thông minh không cao; dù sau này được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng khó phục hỏi. Đối với phụ nữ có thai, thiếu máu làm tăng tỷ lệ mắc bệnh đẻ non và tử vong của mẹ và con khi sinh nở, tăng nguy cơ chảy máu và mắc các bệnh nhiễm trùng ở thời kỳ hậu sản.

4. Các loại thiếu máu

Thiếu máu là bệnh trong đó có sự giảm về kích thước và số lượng của hồng huyết cầu hoặc giảm số lượng huyết cầu tố trong hồng cầu. Hậu quả của thiếu máu là: 

a- Giới hạn sự trao đổi dưỡng khí và thán khí giữa máu và các tế bào cơ thể và giảm dinh dưỡng cho các mô bào. Có nhiều loại thiếu máu:

- Thiếu máu có liên hệ tới vấn đề dinh dưỡng như thiếu vitamin B12, folic acid, khoảng chất sắt.

- Thiếu máu không do dinh dưỡng như băng huyết, các bệnh hủy hoại máu, trong bệnh ung thư bạch cầu, trong một số bệnh nhiễm, do ký sinh trùng, tác dụng của dược phẩm, hóa chất, bệnh bẩm sinh, bệnh kinh niên...

- Theo tiêu chuẩn của Cơ quan Y tế thế giới, thiếu máu xảy ra khi lượng huyết cầu tố ở dưới 11 mg/100ml máu cho trẻ em từ 6 tháng tới 6 tuổi; dưới 12 mg cho tuổi từ 6 đến 14; nam giới 13 mg; nữ giới trưởng thành không có thai dưới 12 mg; còn có thai thì dưới 11 mg.

b- Trẻ em và phụ nữ trong thời kỳ sanh đẻ thường hay mắc bệnh thiếu máu liên hệ tới dinh dưỡng. Ở Việt Nam có tới 60% trẻ em tuổi từ 6-24 tháng và 30-409%% phụ nữ có thai bị thiếu máu dinh dưỡng. Trong khi đó thì trên thế giới tỷ lệ dân chúng bị thiếu máu dinh dưỡng cũng khá cao: 30%.

5. Nói kỹ về ba bệnh thiếu máu dinh dưỡng thường thấy

5.1. Bệnh 1. Thiếu máu vì không đủ sắt

Thiếu sắt là hậu quả chính của kém dinh dưỡng. Sắt là một khoáng chất có rất nhiều trong thực phẩm. Mặc dù cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ, vậy mà thiếu khoáng này là chuyện thường xảy ra trong vấn đề ăn uống và đưa tới nhiều rối loạn đáng kê. Sắt giúp huyết cầu tố chuyên trở dưỡng khí đi nuôi tế bào và giúp loại bỏ thán khí khỏi cơ thể. Sắt cũng là một thành phân của nhiêu diêu tố (enzyme) trong hệ thống miễn dịch để chống nhiễm vi khuẩn. Sắt còn giúp chuyển hóa beta-carotene thành vitamin A, tạo ra chất collagen để liên kết các tế bào với nhau. Cơ thể hấp thụ sắt nhiều hơn khi kho dự trữ xuống thấp và ít hơn khi kho có đầy đủ.

Điều trị thiếu máu vì không đủ sắt

Điều trị căn cứ vào việc xác định nguyên nhân gây bệnh và trị nguyên nhân. Ngoài ra, cũng cần bổ khuyết cho kho dự trữ sắt. Việc này được thực hiện bằng cách cho người bệnh dùng sắt dưới dạng ferrous sulfate từ 200- 300 mg/ba lần mỗi ngày. Có loại thuốc viên và thuốc nước. Sắt được hấp thụ dễ dàng khi bụng đói, nhưng lại gây ra kích thích niêm mạc. Để tránh khó chịu bao tử và táo bón, có thể uống khi no bụng. Khi không uống được sắt như là rối loạn tiêu hóa thì có thể chích dung dịch thuốc bổ có sắt. Đối với phụ nữ có thai: bổ sung 1 viên sắt (60mg sắt nguyên tố + 0,4 mg folate) hàng ngày ngay khi phát hiện có thai đến sau đẻ 1 tháng. Đối với phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ: uống 1 tuần/1 viên trong 16 tuần liên tục trong 1 năm. Đối với trẻ em, trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trẻ đẻ non việc bổ sung viên sắt cần theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Đề phòng chống thiếu máu, thiếu sắt cho trẻ em, trước hết cần phòng chống thiếu máu cho người mẹ từ khi trẻ còn là bào thai trong bụng mẹ, bú sữa mẹ, đến khi bắt đầu ăn bổ sung những thức ăn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, giàu chất sắt. Do đó cần đặc biệt chú ý đối với phụ nữ có thai phải có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động, nghỉ ngơi hợp lý, uống bổ sung viên sắt và acid folic theo đúng hướng dẫn. Sau khi sinh cần cho con bú sớm và đầy đủ. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, giàu chất sắt từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm.

Về thực phẩm thì thịt bò, cá, gà, gan, trứng, đậu, sữa, đều có nhiều sắt. Sắt trong thực phẩm động vật (nonheme iron) được hấp thụ nhiều hơn sắt trong thực vật (nonheme iron). Vitamin C, đường lactose trong sữa, acid hydrochloric làm tăng hấp thụ nonheme iron. Chất rượu cũng giúp hấp thụ sắt cho nên các thuốc bổ máu đều có một chút alcohol. Ngoài ra, nấu thực phẩm với nồi bằng sắt cũng tăng khoáng này trong thức ăn. Vì thế tại nhiều quốc gia người ta thay thế nồi sắt bằng nồi nhôm, thép không gỉ hoặc các hợp kim khác. Calcium, phosphate, lòng đỏ trứng, trà, chất xơ, đậu nành sống làm giảm hấp thụ nonheme iron. Các thuốc chống acid bao tử, thuốc cimetidin, tetracyclin, zantac làm giảm hấp thụ sắt. Cũng nên lưu ý là khi tiêu thụ quá nhiều sắt thì có thể bị bệnh nhiễm sắc tố sắt Haemochromatosis trong đó sắt sẽ tích tụ ở gan, lá lách, tủy sống, tế bào tim dưới dạng ferritin và hemosiderin. Sự kiện này xảy ra khi chẳng may thực phẩm có nhiều sắt hoặc ở một số quốc gia dùng nôi bằng sắt nấu thức ăn. Dùng thêm chất sắt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì ít khi xảy ra bệnh này.

Bệnh nhân có các triệu chứng như mỏi mệt, đau bụng, nhức mỏi xương khớp, kinh kỳ không đều, loạn cương dương. Khi trầm trọng, gan sưng to, da thâm mâu đông đen, đái đường, tim suy và bệnh nhân có thể chết. Bệnh thường được chữa bằng lọc máu để loại bớt sắt dư thừa đi.

5.2. Bệnh 2. Thiếu máu vì thiếu vitamin B 12

B12 đứng hàng thứ tám của nhóm vitamin B được khám phá vào năm 1948 trong gan súc vật. Vitamin này rất cần cho sự phân bào.

Thực phẩm động vật đều có vitamin B12, ngược lại mọi sinh vật mọc từ dưới đất lên đều không có vitamin B 12 hoặc là có rất ít. Thiếu vitamin này thường là do: 

a- Không ăn đầy đủ thực phẩm có B12

như thịt, pho mát, trứng sữa bò, sữa chua hoặc chỉ ăn rau trái. Bệnh thường thấy ở người ăn chay thuần túy, trẻ em bú sữa mẹ ăn chay, áp dụng chế độ dinh dưỡng theo sở thích riêng (fat diet) và đôi khi ở người nghiện rượu kinh niên. Điều nên nhớ là lá gan của ta dự trữ nhiều B12 cho nên bệnh chỉ xảy ra sau năm năm không ăn thực phẩm chứa vitamin này. 

b- Không hấp thụ được B 12

là nguy cơ chính của bệnh. Sự hấp thụ này diễn ra ở đoạn cuối của ruột tràng (ileum) với sự hiện diện của một nhân tố nội tại (intrinsic factor) do bao tử tiết ra. B12 bám vào nhân tô này để được hấp thụ vào ruột. Bệnh xảy ra trước khi kho dự trữ cạn vitamin này. Những lý do đưa tới kém hấp thụ là: bệnh bao tử tiết ra không đủ nhân tố nội tại; cắt bỏ một phần bao tử; bệnh ở hồi tràng (ileum) như trong bệnh Crohn; ký sinh trùng trong ruột ăn hết B12. Hấp thụ cũng giảm dần với tuổi cao vì ở tuổi này, dịch vị bao tử ít đi. Vì thế sau 60 tuổi, nên đo mức độ B 12 hàng năm để coi có thiếu và có cần chích B12 hay không. 

c- Không sử dụng được B12

trong các bệnh thận, gan, suy dinh dưỡng, ung thư. Diễn tiến của bệnh rất âm thầm. Người bệnh ăn mất ngon, đại tiện khi bón khi lỏng, đau ngầm ở bụng dưới, lưỡi đỏ rát, mất kí, rối loạn chức năng dây thần kinh ngoại vi. Khi bệnh đã được chân đoán thì bệnh nhân cân được chích B12. Ban đầu thì chích mỗi tuần cho tới khi hồng cầu trở lại bình thường rồi sau đó mỗi tháng một lần trong nhiều năm để tránh tổn thương thần kinh.

5.3. Bệnh 3. Thiếu máu vì thiếu folic acid

Folic acid có trong mọi loại thực phẩm thiên nhiên như rau, trái cây, gan động vật và trong cereal tăng cường folate. Folic rất để bị nhiệt tiêu hủy khi nấu thực phẩm quá kỹ. Vì thế, nên mỗi ngày đều ăn thực phẩm nấu vừa phải thì không thể thiếu vitamin này. Thiếu folate có thể vì thực phẩm không có, bị hủy hoại trong khi nấu hoặc không được ruột hấp thụ. Các dược phẩm chống kinh phong và thuốc ngừa thai cũng làm giảm sự hấp thụ folate. Điểm đặc biệt là dân nghèo lại hay thiếu vì họ thường nấu thực phẩm rất kỹ. Người nghiện rượu là đặc biệt hay bị thiếu folate. Bệnh do thiếu folate xảy ra rất mau, chừng vài tháng. Mỗi ngày cơ thể cần khoảng 50 microgram; khi có thai hoặc cho con bú sữa thì người mẹ cần hai ba lần nhiều hơn để ngừa thai nhi bị tật nứt đốt sống spina bifida, khuyết tật ống thần kinh.

Triệu chứng bệnh thiếu máu vì thiếu folate và B12 giống nhau ngoại trừ tổn thất về thần kinh và tâm trí chỉ có trong trường hợp thiếu B 12. Ngoài ra, thiếu vitamin B6 làm giảm sự tổng hợp huyết cầu tố; thiếu vitamin E làm màng hồng cầu mỏng manh dễ bị tiêu huyết; thiếu vitamin C đưa tới bệnh scurvy với chảy máu nướu răng, dưới da. Các vitamin này đều có rất nhiều trong thực phẩm ta dùng hàng ngày.

Trong thực phẩm có hai loại sắt: heme iron có nhiều trong thịt đỏ, thịt gà, cá; và nonheme iron có nhiều trong thực vật và lòng đỏ trứng. Heme iron được hấp thụ mau hơn và nhiều hơn là nonheme iron. Nhưng khi ăn chung thực phẩm thực vật với thịt cá hoặc dùng thêm vitamin C thì nonheme iron được hấp thụ nhiều hơn. Thí dụ ăn sáng với trứng tráng mà có thêm thịt “ham” giúp hấp thụ sắt; thịt gà giúp hấp thụ iron ở gạo; thịt heo giúp hấp thụ iron trong đậu, strawberry ở oatmeal. Gan bò có nhiều iron hơn thịt bò, thịt gà, thịt heo, cá. Trong bệnh thiếu máu vì không đủ sắt, hồng cầu thường nhỏ và lượng huyết cầu tố cũng ít. Đây là bệnh thiếu dinh dưỡng thông thường nhất trên thế giới và cũng là bệnh thiếu máu thường thấy ở phụ nữ vào tuổi có thai và ở trẻ em. Ở Việt Nam, theo Bộ Y tế, lượng sắt trong thực phẩm của dân chúng chỉ có từ 30-40%, nhu cầu nhất là ở nông thôn. Thiếu máu do thiếu sắt là điều thường thấy ở các vùng này. Vì thế, giới chức y tế nơi đây đã tăng cường khoảng Sắt trong nước mắm để chấn chỉnh tình trạng thiếu máu vì dinh dưỡng. Nước mắm là món ăn hàng ngày của mọi người.

Nhu cầu sắt: nhu cau cao khi trẻ sinh thiếu tháng: 1 mg sắt/ngày. Trẻ sinh bình thường chỉ cần một phần ba số lượng đó. Tới hai tuổi cần 1mg: tăng lên 2mg ở tuổi đang lớn để rồi trở lại mức trung bình mỗi ngày là 1,2mg. Phụ nữ trong tuổi sinh đẻ thì cần khoảng 2mg để bù lại số sắt thất thoát vào mỗi kinh kỳ. Khi có thai, nhu cầu tăng gấp đôi vào khoảng 6 tháng, gấp ba vào 9 tháng để cung ứng đủ máu cho thai nhi và cho tử cung lớn rộng.

a. Nguyên nhân

: Nguyên nhân đưa tới thiếu máu vì thiếu sắt gồm có:

+ Không dùng đủ sắt vì phần ăn thiếu. Chẳng hạn ăn nhiều thực phẩm thực vật, không có loại heme sắt.

+ Không hấp thụ được vì các bệnh tiêu hóa như tiêu chảy, không có acid trong bao tử, bệnh ruột, cắt bỏ bao tử, dưới tác dụng của dược phẩm. Các thuốc chữa loét bao tử tagamet, zantac, thuốc tetracyclin giảm dịch vị acid trong bao tử.

+ Không sử dụng được sắt như trong trường hợp mắc bệnh bao tử kinh niên.

+ Tăng nhu cầu sắt để tăng khối lượng máu như ở tuổi đang tăng trưởng, có thai, nuôi con sữa mẹ.

+ Tăng thất thoát như băng huyết vì thương tích, loét bao tử, bệnh trĩ, ung thư ruột, ký sinh trùng ruột, khi có kinh nguyệt.

b. Triệu chứng thiếu máu vì thiếu sắt:

Bệnh nhân thường có một số triệu chứng như lơ đễnh, chia trí, mệt mỏi, kém ăn, làm việc mau hụt hơi. Một triệu chứng đặc biệt chưa có giải thích là bệnh nhân thích ăn những món bất thường như đất sét, nước đá cục, mảnh vụn sơn tường. Ăn như vậy có thể đưa tới tổn thương niêm mạc bao tử, ruột.

Ở giai đoạn trầm trọng, da bệnh nhân tái nhợt; niêm mi mắt trắng lạt thay vì đỏ tươi; móng tay mỏng và phẳng: lưỡi viêm chân bóng như bôi sáp; bao tử không còn chất chua. Trẻ em thiếu máu có thể chậm học hỏi, kém tăng trưởng.

c. Định bệnh thiếu máu do thiếu sắt:

Thường thường. xét nghiệm kích thước, hình dáng và màu của hồng huyết cầu sẽ cho ta khái niệm đại cương về loại thiếu máu. Đề chính xác hơn, có thể đo lượng Ferritin trong huyết tương để biết kho dự trữ sắt thiếu hay không: đo lượng transferriin được chuyển cho hồng cầu; đo lượng free erythrocyte protoporphyrin, một chất mà khi hợp với sắt sẽ trở thành huyết tố. Nếu chất này có nhiều trong máu là dấu hiệu của thiếu sắt. Thành ra, không phải cứ thấy sắt trong máu thấp là uống sắt, mà phải căn cứ vào mức độ Ferritin và Transferrin.

6. Các thực phẩm chữa bệnh thiếu máu để lấy oxygen cung cấp cho các tế bào

Sắt là một loại khoáng chất vi lượng rất quan trọng trong cơ thể vì chúng được sử dụng để sản xuất ra các huyết sắc tố. Do đó, chúng ta cần phải tiêu thụ nhiều những thực phẩm giàu chất sắt. Tuy nhiên, phần lớn các loại thực phẩm tự nhiên đều không có đủ lượng sắt cần thiết cho nhu cầu của những người đang bị thiếu hụt chất sắt. Có hai loại chất sắt là heme iron và non-heme iron. Chất sắt heme được cơ thể hấp thu dễ dàng hơn và chỉ có trong thịt.

Đối với những người ăn chay, nguồn cung cấp chất sắt duy nhất có giá trị đối với họ là chất sắt non-heme, loại mà cơ thể rất khó hấp thu. Tuy nhiên, để giải quyết rắc rối này, những người ăn chay có thể tăng cường thêm những thực phẩm giàu vitamin C để trợ giúp cho cơ thể trong việc sử dụng chất sắt non-heme và làm tăng tỷ lệ hấp thụ loại chất sắt này. Đề chữa trị bệnh thiếu máu, hãy tập trung vào những thực phẩm được liệt kê dưới đây.

6.1. Mật ong chữa bệnh thiếu máu

Mật ong giúp ích rất hiệu quả cho việc tích tụ chất sắt trong máu vì chúng chứa một lượng chất sắt và mangan dồi dào. Loại thực phẩm này còn giúp duy trì sự cân bằng giữa các huyết cầu máu đỏ và huyết sắc tố.

6.2. Nước ép củ cải đường chữa bệnh thiếu máu

Loại rau củ này có liên quan đến số lượng cũng như chất lượng tạo máu trong cơ thể con người. Hàm lượng chất sắt phong phú trong củ cải đường giúp làm hồi phục các tế bào máu đỏ và hỗ trợ việc cung cấp oxy mới cho cơ thể. Nước ép củ cải đường nên được làm từ những cây củ cải đường còn tươi. Trong củ cải đường có chứa phốt pho, các vitamin A và C, acid folic và biotin. So với các loại chất dinh dưỡng tổng hợp khác, những dưỡng chất do củ cải đường cung cấp dễ được hấp thu hơn. Ngoài ra, củ cải đường còn được biết đến với khả năng làm tăng sự hấp thụ oxy do máu cung cấp lên tới 400%.

6.3. Những thực phẩm xanh chữa bệnh thiếu máu

Thực phẩm xanh là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những người đang mắc bệnh thiếu máu. Các loại rau có lá màu xanh đậm cung cấp lượng vitamin A, C, K và folate cực kỳ đổi dào. Rau xanh như rau bina, bông cải xanh và những loại rau có màu xanh đậm khác cung cấp rất nhiều chất sắt non-heme. Do đó, cần dùng thêm những thực phẩm giàu vitamin C để việc hấp thu loại chất sắt này trở nên dễ dàng hơn.

6.4. Thịt chữa bệnh thiếu máu

Nếu không phải là người ăn chay và đang tìm kiếm những biện pháp hiệu quả để điều trị bệnh thiếu máu thì một số loại thịt có thể là một chọn lựa tốt như thịt bò, heo và gan động vật bởi vì đây đều là những nguồn cung cấp chất sắt dồi dào. Thí dụ trong 55g thịt bò có chứa khoảng 5 mg chất sắt. Thịt bò vẫn được xem là một trong những loại thực phẩm cung cấp chất sắt tốt nhất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tiêu thụ quá nhiều các loại thịt này vì chúng chứa nhiều cholesterol nên sẽ gây bất lợi cho “sức khỏe” của hệ tim mạch.

6.5. Hải sản chữa bệnh thiếu máu

Các loại hải sản cũng có nhiều chất sắt nên vẫn được xếp vào danh sách những thực phẩm có ích trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Trong các loại hải sản, sò sẽ cung cấp lượng chất sắt tối đa với khoảng 13 mg chất sắt trong 85g sò. Hải sản còn chứa nhiều vitamin B12. Thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.

6.6. Lương thực thô chữa bệnh thiếu máu

Do có hàm lượng chất sắt cao nên các loại lương thực thô cũng được đánh giá là có hiệu quả trong việc chữa bệnh thiếu máu. Những loại lương thực thô có chứa nhiều chất sắt bao gồm bột yến mạch, nui, bột mì và hạt kê. Chúng là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống nhằm tăng cường thêm lượng máu cho cơ thể. Lương thực thô còn là một nguồn cung cấp carbohydrate khá tốt. Tuy nhiên, để không bị tăng cân do mức năng lượng đổi đào mà các loại lương thực thô mang lại, bạn có thể chế biến chúng thành các món ăn sáng dùng kèm với sữa ít béo. 

6.7. Rau xanh chữa bệnh thiếu máu

Rau xanh là những loại thực phẩm có chứa chất sắt non- heme. Lượng chất sắt mà cơ thể hấp thu từ những nguồn thực phẩm này là vô cùng lớn, phụ thuộc vào sự đa dạng của các loại thực phẩm mà bạn đã dùng. Cơ thể không thể hấp thu chất sắt non-heme mà cần phải có sự trợ giúp của vitamin C. Những loại trái cây lại rất giàu vitamin C nên sẽ giúp cơ thể hấp thu được chất sắt trong rau xanh. Chính vì vậy, nên tập trung ăn nhiều các loại rau xanh và trái cây mỗi ngày để đáp ứng cho nhu cầu chất sắt mà cơ thể cần trong quá trình điều trị bệnh thiếu máu. Những loại rau có nhiều chất sắt là rau bina, đậu ve và khoai lang. Lượng chất sắt có trong một chén đậu ve là khoảng 3 mg và một lượng khoai lang tương tự sẽ chứa khoảng 2 mg chất sắt.

6.8. Đậu lăng chữa bệnh thiếu máu

Cũng giống như các loại rau xanh khác, đậu lăng cung cấp nhiều chất sắt non-heme. Trong một chén đậu lăng chứa khoảng 6,5 mg chất sắt, đậu nành chứa khoảng 9 mg. Nấu những loại đậu này chung với rau xanh chính là một cách để cơ thể hấp thu được lượng chất sắt có trong đậu. Tuy nhiên, mặc dù có lượng chất sắt dồi dào nhưng cũng không nên dùng quá nhiều đậu lăng vì chúng có thể làm hơi gas tích tụ nhiều trong bao tử, gây đây hơi và khó tiêu hóa.

6.9. Thịt gia cầm chữa bệnh thiếu máu

Bên cạnh hàm lượng protein có chất lượng cao, thịt gia cầm còn chứa nhiều chất sắt. Thịt gà tây sẽ cung cấp khoảng 1,5 mg chất sắt cho mỗi 85g thịt. Chất sắt trong các loại thịt như thịt bò là chất sắt heme nên cơ thể để hấp thụ mà không cần đến sự trợ giúp của những nguồn thực phẩm có chứa vitamin C.

Chú ý

tăng cường những loại thực phẩm kể trên vào thực đơn hàng ngày bên cạnh việc tiêu thụ nhiều những thứ giàu vitamin C chính là một trong những cách hiệu quả nhất để điều trị bệnh thiếu máu. Bên cạnh đó, cần cố gắng tập thể dục đều đặn bằng những bài tập nhẹ nhàng, không quá sức khi cơ thể bạn còn đang yếu như đi bộ, đạp xe... sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể, giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...