Bệnh thiếu máu

Bệnh thiếu máu

Nguyên nhân 

Có nhiều thể thiếu máu với những nguyên nhân khác nhau và cũng ảnh hưởng khác nhau đến người mẹ và thai. Triệu chứng thường gặp nhất của mọi thể thiếu máu là cảm giác mệt nhọc vì cơ thể không nhận đủ oxy. Ngoài ra còn có thể có: da xanh, loét miệng và lưỡi, thở nhanh, ăn không ngon, tiêu chảy, tê bì hay đau nhói ở bàn tay, bàn chân, yếu cơ, tâm trí lú lẫn hay dễ quên. 

Thiếu máu do thiếu sắt là bệnh thường gặp nhất trong số các nguyên nhân gây thiếu máu nhưng dễ chữa, xảy ra khi cơ thể thiếu chất sắt. Nồng độ sắt thấp trong máu có thể do 3 nguyên nhân: mất máu do bệnh hay do chấn thương, không nhận đủ sắt, không hấp thụ được chất sắt. Thiếu máu thiếu sắt cũng có thể xảy ra khi cơ thể có nhu cầu cao hơn về sắt, ví dụ như khi có thai.

Thiếu máu do thiếu sắt thể nhẹ thường không gây ra triệu chứng hay vấn đề gì nhưng thể nặng gây suy nhược và những vấn đề nghiêm trọng cho trẻ, phụ nữ có thai và có thể ảnh hưởng đến tim. Trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt có thể có tiếng thổi ở tim, chậm lớn và chậm phát triển chung. Trẻ còn có nguy cơ lớn hơn bị nhiễm độc chì, nhiễm khuẩn và có thể gây ra những vấn đề về hành vi. Với phụ nữ có thai thì có thế tăng nguy cơ sinh non và sinh ra con nhẹ cân. Tim thiếu oxy nên phải làm việc nhiều hơn, dẫn đến tim đập nhanh hay không đều, có cảm giác đau ngực, tim to ra và thậm chí suy tim.

Thiếu sắt là vấn đề dinh dưỡng thường gặp nhất và thiếu máu do thiếu sắt là thể bệnh phổ biến nhất, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ có thai và phụ nữ tuổi sinh sản. Thiếu máu thiếu sắt trên thực tế ảnh hưởng đến nửa số phụ nữ có thai và cứ 5 phụ nữ ở độ tuổi sinh sản thì có 1 phụ nữ bị thiếu máu thiếu sắt.

Cac nguyên nhân gây bệnh cũng thường chữa khỏi trong hầu hết số trường hợp. Tuy nhiên, nếu không được điều trị thì lại có thể dẫn đến nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng.

Thiếu máu do thiếu vitamin: vitamin có ở hầu hết thực phẩm, nếu thiếu có thể phát sinh thiếu máu. Để tạo ra đủ số lượng tế bào máu lành mạnh, nhất là hồng cầu, tủy xương cần được cung cấp thường xuyên chất sắt, vitamin B12, folate và vitamin có trong chế độ ăn.

Phụ nữ có thai và cho con bú có sự gia tăng nhu cầu về folate, do đó cần loại trừ nhiều nguyên nhân khác gây giảm hấp thụ folate (bệnh đường ruột...). Không đáp ứng sự gia tăng nhu cầu này sẽ gây ra thiếu hụt folate và có thể dẫn đến khuyết tật bẩm sinh cho não và tủy sống của thai, vì vậy cần uống folic acid (dạng tổng hợp của folate) ngay từ khi chuẩn bị có thai. Khi có thai, vẫn cần bổ sung để tạo ra các tế bào máu và tế bào thần kinh có chất lượng.

Thiếu máu do thiếu vitamin thường diễn biến chậm, trong nhiều tháng hay nhiều năm. Các triệu chứng lúc đầu có thể không rõ ràng nhưng tăng dần theo mức độ nặng lên của bệnh

Bệnh thiếu máu có tính chất di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu liềm, bất thường ở huyết sắc tố bệnh mang tên S-Cl, một số thể thiếu máu Thalassemia... sẽ tăng nguy cơ xảy ra sự cố khi có thai. Những phụ nữ thuộc về chủng tộc hay gia đình có nguy cơ cao bị những bệnh lý nói trên cần được làm xét nghiệm máu thường quy, để kiểm tra có huyết sắc tố bất thường ngay lừ trước khi sinh. Lấy mẫu gai nhau hay chọc hút nước tiểu là những thăm dò có thể thực hiện để phát hiện bất thường về huyết sắc tố ở thai.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...