Bệnh Rối Loạn Ăn Uống

Bệnh Rối Loạn Ăn Uống

Rối loạn ăn uống là gì?

Rối loạn ăn uống (tên tiếng Anh là Eating disorders), là tình trạng bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường. Người mắc bệnh này thường hay đau khổ hoặc lo ngại về vóc dáng và cân nặng của cơ thể. Tuy nhiên hầu hết các rối loạn ăn uống đều do cơ thể chú trọng quá nhiều vào cân nặng, hình dáng, thực phẩm, dẫn đến chế độ ăn uống không đúng cách và có thể làm cho cơ thể không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng.

Hiện nay, các hình thức phổ biến nhất của rối loạn ăn uống bao gồm chán ăn tâm thần, chứng háu ăn, ăn uống vô độ. Bệnh thường ảnh hưởng cả nam giới và nữ giới.

Tình trạng bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường.

Tình trạng bệnh liên quan đến thói quen ăn uống bất thường.

Không những thế, căn bệnh trên gây ra nhiều biến chứng có thể đe dọa tính mạng. Vì thế, tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trường hợp, nếu không được điều trị kịp thời thì người bệnh càng có nguy cơ cao mắc các biến chứng như sau:

- Các vấn đề y tế nghiêm trọng.

- Trầm cảm và lo âu.

- Ý định hoặc hành vi tự tử.

- Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển.

- Các vấn đề về quan hệ xã hội.

- Bệnh rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

- Các vấn đề trong học tập và làm việc.

- Tử vong.

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn ăn uống là gì?

Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra căn bệnh trên vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên hiện nay, căn bệnh trên thường xuất hiện phổ biến nhiều ở thanh thiếu niên và những người phụ nữ trẻ tuổi.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc căn bệnh trên bao gồm:

Căn bệnh trên thường xuất hiện phổ biến nhiều ở thanh thiếu niên và những người phụ nữ trẻ tuổi.

Căn bệnh trên thường xuất hiện phổ biến nhiều ở thanh thiếu niên và những người phụ nữ trẻ tuổi.

- Nữ giới:

Phụ nữ trẻ thường hay biếng ăn hoặc ăn vô độ, nhưng nam giới cũng có thể mắc rối loạn ăn uống.

- Tuổi tác:

Mặc dù rối loạn ăn uống thường ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bao gồm trẻ nhỏ, thiếu niên và người trưởng thành, nhưng bệnh thường gặp hơn ở thanh thiếu niên.

- Bệnh sử gia đình:

Rối loạn ăn uống có nhiều khả năng do di truyền từ bố mẹ hoặc anh chị em bị bệnh này.

- Rối loạn sức khỏe tâm thần:

Những người bị trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế sẽ có nhiều khả năng mắc rối loạn ăn uống.

- Ăn kiêng:

Những thay đổi bên ngoài của người giảm cân, điều này có thể khiến họ cứ tiếp tục ăn kiêng và dẫn đến rối loạn ăn uống.

- Stress:

Những thay đổi trong cuộc sống như vào đại học, chuyển nhà, bắt đầu một công việc, các mối quan hệ gia đình cũng có thể gây ra stress và làm tăng nguy cơ mắc rối loạn thức ăn.

- Thể thao, công việc và hoạt động nghệ thuật:

Các vận động viên, diễn viên, vũ công sẽ có nguy cơ cao mắc rối loạn ăn uống.  

Triệu chứng thường thấy ở bệnh rối loạn ăn uống là gì?

Sau đây là các triệu chứng phổ biến thường thấy ở bệnh Rối loạn ăn uống bao gồm:

Tình trạng “ăn cho có”.

Tình trạng “ăn cho có”.

- Tình trạng cuồng ăn kiêng mặc dù thiếu cân.

- Cân nặng thay đổi bất thường.

- Nỗi ám ảnh với calo và hàm lượng chất béo trong thực phẩm.

- Tình trạng “ăn cho có”, chẳng hạn như cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, ăn một mình hoặc giấu thực phẩm.

- Chỉ nấu ăn với một công thức duy nhất, họ có thể nấu ăn đa dạng cho người khác nhưng sẽ không thay đổi món ăn của mình.

- Trầm cảm hoặc hôn mê.

- Tránh tiếp xúc với xã hội, gia đình và bạn bè. Có thể trở nên bị cô lập.

- Giai đoạn chuyển từ tình trạng ăn quá nhiều đến tuyệt thực.

Điều trị bệnh rối loạn ăn uống

Hiện nay để điều trị căn bệnh trên, người bệnh cần sự giúp đỡ của bác sĩ tâm thần và chuyên gia dinh dưỡng nhằm giúp ích cho việc điều trị bệnh 1 cách hiệu quả nhất. Sau đây là các phương pháp điều trị bệnh bao gồm:

Điều trị tâm lý là phương pháp có thể giúp ích.

Điều trị tâm lý là phương pháp có thể giúp ích.

- Điều trị tâm lý:

Phương pháp này có thể giúp bạn biết cách thay thế những thói quen không tốt bằng thói quen lành mạnh. Phương pháp này có thể bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi (CBT) và liệu pháp dựa trên gia đình (FBT).

- Điều trị tại bệnh viện:

Nếu có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như chán ăn gây suy dinh dưỡng nặng, bác sĩ có thể khuyên người bệnh nên nhập viện.

- Thuốc:

Các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và lo âu có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc lo âu, những bệnh này thường liên quan đến rối loạn ăn uống.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...