Bệnh Không Dung Nạp Đường Lactose

Bệnh Không Dung Nạp Đường Lactose

Bệnh không dung nạp đường Lactose là gì?

Bệnh không dung nạp đường Lactose là tình trạng cơ thể không có đủ Lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường Lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa hay phô mai,... Những trường hợp mắc chứng bệnh trên khi ăn các thực phẩm hay thức uống làm từ sữa thì đường Lactose trong đó sẽ không phân hủy được sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây các vi khuẩn sẽ phân hủy Lactose thành chất lỏng và khí, khi đó nó sẽ khiến cho người bệnh xuất hiện các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như đầy hơi, tiêu chảy, chướng bụng...

Tình trạng cơ thể không có đủ Lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường Lactose.

Tình trạng cơ thể không có đủ Lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường Lactose.

Nguyên nhân gây ra bệnh không dung nạp đường Lactose là gì?

Hiện nay, nguyên nhân gây ra căn bệnh trên là do cơ thể không sản xuất đủ enzyme Lactase để hấp thụ đường Lactose. Với hầu hết mọi người, ruột non là nơi bắt đầu sản sinh ra ít Lactase sau 2 tuổi (sau khi cai sữa). Tuy nhiên, sau này các trường mắc bệnh đều vẫn có thể ăn uống sản phẩm từ sữa mà không bị triệu chứng gì.

Ngoài ra, những bệnh về đường tiêu hóa như bệnh Crohn, bệnh Celiac (một bệnh về tiêu hóa mà phá hủy thành ruột non và cản trở sự hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn) viêm hoặc chấn thương ruột non đều có thể làm giảm lượng Lactase sẵn có.

Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ có thể bị chứng không dung nạp Lactose bẩm sinh ngay từ khi mới sinh ra.

Do cơ thể không sản xuất đủ enzyme Lactase để hấp thụ đường Lactose.

Do cơ thể không sản xuất đủ enzyme Lactase để hấp thụ đường Lactose.

Sau đây là những yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc chứng kỵ Lactose là:

- Tuổi cao: Chứng kỵ Lactose thường gặp ở những người lớn tuổi và ít gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Chủng tộc: Bệnh này thường gặp nhất ở người da đen, châu Á, Tây Ban Nha và Mỹ Ấn.

- Sinh non: Trẻ bị sinh non có khả năng giảm nồng độ Lactase vì enzyme này tăng lên trong bào thai muộn ở kỳ thứ 3.

- Những bệnh ảnh hưởng đến ruột non: Những vấn đề về ruột non có thể gây tình trạng kỵ Lactose bao gồm vi khuẩn phát triển, bệnh Crohn hay bệnh Celiac.

- Một số phương pháp chữa ung thư: Nếu người bệnh từng xạ trị để chữa trị ung thư vùng bụng hoặc từng bị các biến chứng tiêu hóa do hoá trị thì nguy cơ mắc chứng không dung nạp đường Lactose của họ sẽ cao hơn.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh không dung nạp đường Lactose là gì?

Hiện nay, hầu hết các triệu chứng của căn bệnh trên thường diễn ra trong vòng nửa tiếng đến 2 giờ đồng hồ sau khi người bệnh ăn sản phẩm làm từ sữa, bao gồm:

- Đau dạ dày.

- Chuột rút.

- Đầy hơi.

- Buồn nôn.

- Tiêu chảy.

Tiêu chảy.

Tiêu chảy.

Ngoài ra, căn bệnh trên còn xuất hiện các triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như:

- Tiêu chảy có bọt.

- Chậm phát triển.

- Thỉnh thoảng ói mửa.

- Viêm da do hăm tã.

Điều trị bệnh không dung nạp đường Lactose

Hiện nay, để điều trị căn bệnh trên đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên không nên ăn những thức ăn chứa Lactose. Còn đối với người trưởng thành và trẻ em đang lớn thường không cần phải tránh Lactose hoàn toàn nhưng nên ăn một lượng Lactose vừa phải mà cơ thể có thể hấp thụ dựa vào những triệu chứng xuất hiện.

Ngoài ra, Canxi rất quan trọng với trẻ em, thanh thiếu niên, phụ nữ mang thai, đang cho con bú hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Việc tránh dùng các sản phẩm từ sữa có thể khiến họ thiếu canxi và vitamin D do đó họ cần bổ sung các loại canxi và vitamin D thông qua viên uống bổ sung canxi hoặc ăn những nguồn thực phẩm giàu canxi như tôm, bông cải xanh, rau quả lá xanh. Một cách khác nữa là họ có thể uống enzym Lactase để cải thiện khả năng dung nạp Lactose. Thông thường các triệu chứng của căn bệnh trên thường sẽ hết sau 3 tuần sau khi ngưng tiêu thụ các sản phẩm làm từ sữa.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...