Bệnh Dẹt Chỏm Xương Đùi
Bệnh dẹt chỏm xương đùi là gì?
Bệnh dẹt chỏm xương đùi là hiện tượng thoái hóa đĩa sụn ở đầu xương gần chỏm xương đùi. Xương đùi là phần xương dài của chân, nối giữa hông và đầu gối. Tình trạng này xảy ra bởi sự thiếu hụt máu làm phá hủy xương và có thể làm biến dạng nó vĩnh viễn. Thông thường căn bệnh này chỉ ảnh hưởng đến một bên hông, nhưng cũng có thể xuất hiện ở hai bên (chiếm 15 - 20% trường hợp). Và căn bệnh này thường xảy ra ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 đến 12 và phổ biến hơn ở các bé trai.
Nguyên nhân gây bệnh dẹt chỏm xương đùi?
Hiện tại nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định rõ tuy nhiên tác nhân chủ yếu gây ra tình trạng này là do lượng máu được cung cấp cho phần đầu của khớp hông (chỏm xương đùi) quá ít khiến phần xương này trở nên không ổn định, có thể bị phá vỡ dễ dàng và khó chữa lành.
Mặc dù nguyên nhân gây ra căn bệnh này vẫn chưa được xác định tuy nhiên các yếu tố sau đây có thể gia tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh này bao gồm:
- Tuổi tác: Mặc dù bệnh dẹt chỏm xương đùi có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng bệnh thường xảy ra nhất ở độ tuổi từ 4 đến 8.
- Giới tính của trẻ: Bệnh dẹt chỏm xương đùi phổ biến hơn, lên đến năm lần, ở các bé trai so với các bé gái.
- Tiền sử gia đình: Trong một số ít trường hợp, bệnh xuất hiện do yếu tố gia đình.
Những triệu chứng của bệnh dẹt chỏm xương đùi là gì?
Một trong những triệu chứng đầu tiên xuất hiện ở căn bệnh này là đi khập khiễng. Ngoài ra một số triệu chứng khác có thể xuất hiện như:
- Đau đầu gối.
- Đau háng.
- Giảm sức mạnh cơ bắp ở đùi.
- Giảm phạm vi của chuyển động.
- Ảnh hưởng đến việc chân bị co ngắn lại.
Những phương pháp điều trị bệnh dẹt chỏm xương đùi như thế nào?
Hiện tại mục tiêu điều trị căn bệnh này là giữ cho chỏm xương đùi có thể tròn lại.
Thông thường trẻ em dưới 6 tuổi không cần thiết phẫu thuật. Bởi vì những trường hợp vẫn còn có rất nhỏ và cần nhiều thời gian phát triển để sửa chữa những tổn hại do bệnh gây ra.
Vì thế đối với những trường hợp nhỏ hơn 6 hoặc 7 tuổi, bác sĩ có thể chỉ cần quan sát và điều trị triệu chứng bằng kéo dãn, hạn chế việc chạy và nhảy cũng như sử dụng thuốc khi cần thiết. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị không phẫu thuật khác bao gồm:
Vật lý trị liệu:
Được thực hiện nếu hông cứng lại, các cơ bắp và dây chằng xung quanh nó có thể rút ngắn. Khi đó các bài tập co giãn cơ có thể giúp giữ cho hông linh hoạt hơn và ở đúng vị trí.
Nạng:
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể phải tránh mang một vật nặng trên phần hông bị ảnh hưởng. Vì thế sử dụng nạng có thể giúp bảo vệ các khớp.
Phương pháp kéo
Nếu trẻ xuất hiện các cơn đau nghiêm trọng, lúc đó hãy cho trẻ thời gian nghỉ ngơi tại giường và sử dụng lực kéo có thể đem lại hữu ích. Phương pháp này liên quan đến việc sử dụng một lực kéo ổn định và nhẹ nhàng trên chân của trẻ.
Băng, bó bột
Bên cạnh đó để giữ cho chỏm xương đùi sâu bên trong ổ, bác sĩ có thể đề nghị một kiểu bó đặc biệt hoặc băng chân. Ngoài ra, phương pháp niềng đôi khi cũng được sử dụng để duy trì tính linh hoạt hông.
Đa phần các phương pháp điều trị chỉnh hình cho bệnh dẹt chỏm xương đùi đều giúp cải thiện hình dạng của khớp hông qua đó ngăn ngừa tình trạng viêm khớp sau này.