Bệnh Béo Phì

Bệnh Béo Phì

Bệnh Béo phì là gì?

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Người bị béo phì ngoài thân hình phì nộn, nặng nề, khó coi còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp và ung thư.

Nguyên nhân gây ra bệnh Béo phì là gì? 

Người có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn 25 là thừa cân, ở mức 30 hoặc cao hơn là béo phì và ở mức 40 hoặc cao hơn là béo phì nghiêm trọng. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách để biết một người có thừa cân hay không. Công thức tính BMI là:

BMI = Cân nặng (kg)/ (chiều cao (m) x chiều cao (m))

Đối với hầu hết mọi người, BMI giúp ước tính lượng chất béo hợp lý trong cơ thể. Tuy nhiên, chỉ số BMI không trực tiếp đo lượng chất béo trong cơ thể. Ví dụ như ở một số người, cụ thể là vận động viên thể hình có thể có chỉ số BMI ở mức béo phì do cơ bắp của họ phát triển quá nhiều nên chiếm khối lượng lớn mặc dù họ không có chất béo dư thừa trong cơ thể. Cho nên nếu chỉ dựa vào chỉ số BMI sẽ không phản ánh chính xác tình trạng béo phì của bạn. Hãy hỏi bác sĩ của bạn nếu bạn có thắc mắc về chỉ số BMI của mình.

Tình trạng béo phì có thể làm tăng nguy cơ dẫn đến các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng như cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch vành. Tình trạng này cũng làm tăng viêm khớp, gây khó thở khi gắng sức, ngưng thở khi ngủ và mệt mỏi.

Béo phì có thể gây ra cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch vành.

Béo phì có thể gây ra cao huyết áp, tiểu đường và bệnh tim mạch vành.

Ngoài ra còn 1 số nguyên nhân sau đây cũng có thể gây nên bệnh Béo phì:

1. Do chế độ ăn uống

Đây là loại nguyên nhân gây bệnh béo phì phổ biến nhất, xảy ra do thực phẩm ăn uống mỗi ngày chứa quá nhiều năng lượng, nhiều mỡ, muối hay đường. Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có gas là những thực phẩm có chứa hàm lượng mỡ rất cao, việc sử dụng thường xuyên sẽ dẫn tới thừa năng lượng, mỡ tích tụ gây béo phì.

2. Lười vận động

Lười vận động dẫn đến tình trạng năng lượng nạp vào cơ thể không được tiêu hao, dẫn đến béo phì. Khi thức ăn nạp vào cơ thể, cơ thể vẫn thực hiện quá trình trao đổi chất tạo năng lượng, nếu không được sử dụng, năng lượng sẽ biến thành mỡ thừa tích tụ lại trong cơ thể, đặc biệt là ở vùng mông, bụng, đùi, tay và đến cả mặt.

3. Béo phì do căng thẳng, lo âu

Căng thẳng, lo âu, trầm cảm cũng là nguyên nhân gây béo phì. Stress khiến cơ thể hình thành Peptit, hợp chất này sẽ tạo thành các khối mỡ, đặc biệt là ở vùng bụng. Đã có nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về kết luận về mức độ tương đồng giữa béo phì với stress. Những người bị stress có thể tăng gấp 2 lần trọng lượng so với những người không stress có cùng chế độ ăn giàu năng lượng.

4. Do ăn thực phẩm gluten

Phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh hoặc đang có sự mất cân bằng, suy giảm nội tiết thường gặp tình trạng béo phì này. Gluten là loại carbonhydrate gây nên tình trạng tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe như táo bón, khó tiêu, viêm ruột. Gluten có nhiều trong bánh mì, mỳ ống, pizza, bánh quy, bánh ngọt,...

5. Rối loạn chuyển hóa

Rối loạn chuyển hóa thường gặp ở những người có vấn đề về tâm lý hoặc các vấn đề về hô hấp, đây là nguyên nhân dễ gây béo phì. Khi cơ thể bị rối loạn chuyển hóa lipid chủ yếu do hệ thần kinh và nội tiết điều khiển dẫn tới hậu quả cơ thể bị tích mỡ quá nhiều gây béo phì. Ngoài ra, suy giảm chức năng ở tuyến yên, thượng thận hay tuyến giáp đều sinh béo phì.

6. Gen di truyền

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện gen FTO gây thèm ăn ở người và có thể gây ra béo phì, tiểu đường. Nếu bố mẹ hoặc người cận huyết thống bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao.

Triệu chứng bệnh Béo phì

Các triệu chứng của bệnh Béo phì thường gặp như sau:

- Suy giảm thị lực:

Khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm.

- Cảm giác đói thường xuyên:

Béo phì khiến Glucose khó đi vào tế bào, từ đó ảnh hưởng quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, vì vậy cảm giác đói sẽ thường xuyên diễn ra trong ngày kể cả khi thực sự lượng thức ăn nạp vào cơ thể đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng.

Triệu chứng của bệnh béo phì.

Triệu chứng của bệnh béo phì.

- Bị tê tay chân thường xuyên:

Các mô mỡ quá nhiều sẽ chèn ép hệ thống mao mạch trong cơ thể, lượng đường trong máu cao khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dể bị tê tay chân hơn người bình thường.

- Rối loạn cương dương:

Đây là dấu hiệu thường thấy ở nam giới bị bệnh béo phì, theo thống kê thì có đến 35% – 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương.

Ngoài ra bệnh béo phì còn có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp, bệnh tim mạch và ung thư.

Cách điều trị bệnh béo phì

Mục tiêu của điều trị béo phì là nhằm đạt được và duy trì mức cân có lợi cho sức khỏe. Bạn có thể cần làm việc với các chuyên gia về sức khỏe như bác sĩ dinh dưỡng, vật lý trị liệu hoặc chuyên gia về béo phì để hiểu và thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

Chương trình giảm cân nào cũng cần thay đổi thói quen ăn uống và tăng hoạt động thể chất. Phương pháp điều trị giảm béo phù hợp với bạn tùy thuộc vào mức độ cân nặng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.

Một số phương pháp điều trị giảm béo khác bao gồm:

Thay đổi chế độ ăn

Giảm lượng calo và ăn uống lành mạnh hơn là chìa khóa để giảm béo. Mặc dù lúc đầu bạn có thể giảm cân rất nhanh nhưng giảm dần và ổn định khoảng ½ đến 1 kg mỗi tuần trong một thời gian dài được coi là cách an toàn nhất và tốt nhất về lâu dài.

Tập thể dục và sinh hoạt

Tăng hoạt động thể chất và tập thể dục là một phần quan trọng trong điều trị giảm béo. Hầu hết mọi người đề có thể duy trì giảm cân nếu tập thể dục thường xuyên trong thời gian từ 1 năm trở lên, thậm chí đơn giản là đi bộ.

Kê đơn thuốc giảm cân

Bạn cần được theo dõi sát sao về sức khỏe khi dùng thuốc giảm cân. Và luôn nhớ rằng không phải thuốc giảm cân là có hiệu quả với tất cả mọi người. Nếu thuốc có tác dụng thì cũng giống như các phương pháp giảm cân khác, hiệu quả có nó có xu hướng giảm sau 6 tháng sử dụng. Bạn cũng có thể phải dùng thuốc dài hạn vì khi bạn dừng thuốc, bạn lại tăng cân như ban đầu.

Phẫu thuật giảm cân

Một số trường hợp có thể lựa chọn phẫu thuật giảm cân, hay còn gọi là phẫu thuật giảm béo. Phẫu thuật giảm cân giúp bạn hạn chế đồ ăn một cách thoải mái và giảm hấp thu thức ăn cũng như calo. 

Tránh các thức ăn quá béo.

Tránh các thức ăn quá béo.

Phòng chống bệnh béo phì

- Thay đổi lối sống:

Để phòng ngừa bệnh béo phì bạn cần phải tạo cho mình một lối sống lành mạnh, không thuốc lá, hạn chế rượu bia. Tập thể dục ít nhất mỗi ngày 30 phút.

- Thay đổi chế độ ăn:

Như đã nói chế độ ăn đã được chứng minh là nguyên nhân gây nên béo phì vì vậy bạn cần giảm lượng chất béo chứa nhiều acid no (như mỡ động vật, bơ, dầu dừa, phô mai), giảm chất béo chứa nhiều cholesterol (như nội tạng động vật, lòng đỏ trứng) trong chế độ ăn của mình, ăn nhiều chất xơ, rau, củ quả. Chia nhỏ bữa ăn bắt đầu bằng bữa sáng thật no. Nên chia ra mỗi ngày ăn 3 bữa chính và hai bữa phụ. Việc ăn uống hợp lí sẽ giúp cơ thể không thèm ăn.

- Uống nhiều nước:

Cơ thể chúng ta luôn cần nước, cũng nhờ uống nhiều nước, thận sẽ lọc các chất cặn bã tốt hơn và cơ thể sẽ chuyển hóa chất béo hiệu quả hơn. Những người uống hơn 4 cốc nước/ngày có thể giảm thêm 1 kg so với những người uống ít hơn.

- Ngủ đủ giấc:

Theo các nhà nghiên cứu trường đại học Michigan thì ngủ thêm 1 tiếng mỗi đêm sẽ giúp giảm tới 6kg mỗi năm. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy ngủ quá ít lại làm cảm giác thèm ăn tăng lên và làm cơ thể không thể kiềm chế khi lên cơn đói.

- Giảm stress:

Sắp xếp công việc một cách khoa học, dành nhiều thời gian cho gia đình, con cái....

Ăn uống theo chế độ và phù hợp để ngăn chặng bệnh béo phì.

Ăn uống theo chế độ và phù hợp để ngăn chặng bệnh béo phì.

Tương tự như cách bệnh khác, để điều trị bệnh Béo phì 1 cách hiệu quả, thì mỗi người phải tự ý thức bằng việc phòng ngừa bệnh sớm nhất, hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh như thế nào là tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết này thì mọi người đã cập nhật thêm được kiến thức sức khỏe cho gia đình mình, từ đó có thể phòng ngừa cũng như phát hiện sớm bệnh để được điều trị kịp thời.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...