Ăn uống và dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư (Phần 2)

Ăn uống và dinh dưỡng cho người mắc bệnh ung thư (Phần 2)

Phối hợp thức ăn để chống ung thư  

Theo kết quả nghiên cứu khoa học mới đây, nếu biết phối hợp một số loại thức ăn có tác dụng chống ung thư sẽ tăng tác dụng lên nhiều lần so với khi ăn riêng rẽ. Thức ăn có chứa selen khi phối hợp với thức ăn có chứa sulforaphane tác dụng chống ung thư tăng mười ba lần so với ăn riêng rẽ.

Các loại thức ăn có chứa selen: Ngũ cốc nguyên hạt (chưa xát cám); đậu (quả và hạt); các loại quả hạt (lạc nhân, đào, mơ, mận), táo, hạt hướng dương, củ cải, nấm ăn các loại; các loại thủy sản (cá, tôm, ốc, tép v.v...); thịt, trứng, gan (thịt trắng như gà vịt nhiều selen hơn thịt đỏ).

Các loại thức ăn có chứa sulforaphane: Cải bắp, xúp lơ xanh, cải xoong v.v... Dưa cải bắp là thức ăn tốt vì có chứa sulforaphane và acidlactic.  

Có nhiều cách phối hợp, như: Nấu chung với nhau trong một món ăn. Trong một bữa có nhiều món chứa selen và sulforaphane được ăn vào. Thức ăn có sulforaphane, món tráng miệng có selen (táo, mận, đào).  

Cùng lượng thức ăn và chi phí như nhau, do biết kết hợp giữa thực phẩm giàu sclen và thực phẩm giàu sulforaphane mà tác dụnh phòng chống ung thư tăng gấp hàng chục lần. Việc đó có thực hiện được không? Đó là điều mà cả gia đình đều trông vào người nội trợ.

Chế độ ăn uống tốt giúp chống ung thư đường ruột

Một thực đơn ăn uống tốt với nhiều trái cây và rau xanh sẽ giúp cơ thể bảo vệ hiệu quả các quan tiêu hóa, chống lại bệnh ung thư ruột.  

Thành ruột được lót một lớp tế bào biểu mô có màng nhầy bao phủ. Lớp biểu mô này chính là thành phần đầu tiên tiếp xúc với thức ăn thô, vi khuẩn và bất kỳ thứ gì được đưa vào tiêu hóa trong cơ thể. Thành ruột là "cơ quan phòng thủ" đầu tiên trong ruột, nhưng đây cũng là nơi chịu sức ép lớn nhất và cũng dễ bị biến đổi theo thời gian. Lớp biểu mô lại thường được tái tạo lại bằng những tế bào gốc có khả năng phân chia.  

Nhưng điều này lại kích thích sự phát triển của các (sinh vật đơn bào dạng ống), có thể mang nhiều biến đổi gerne dẫn đến ung thư.  

Viện nghiên cứu thực phẩm Anh vừa tổng hợp các công trình nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của chế độ dinh dưõng hằng ngày cho thấy các chất xơ, axit folic và axit béo không tạo cholesterol, nhóm chất thực vật Aavonoid và các sản phẩm lên men đường ruột như butyrate có thể giúp chống lại ung thư đường ruột.  

Enzyme COX-2 (giúp tế bào lỗi tiếp tục phát triển) có thể bị chất quercetin (thuộc nhóm Aavonoid trong hành củ, táo và trà) ức chế. Một số hóa chất khác được tìm thấy ở cây ngò tây, cây atiso, cây húng quế và cần tây cũng rất hiệu quả trong việc liên kết các thành phần hữu ích trong rau họ cải bắp như súp lơ xanh, bắp cải, tăng hoạt động của enzymes giải độc.  

Biếng ăn có thể ngừa ung thư vú

 

Phụ nữ trẻ mắc chứng biếng ăn có nguy cơ phát triển bệnh ung thư vú thấp hơn người bình thường 50%, các nhà khoa học Mỹ và Thuỵ Điển tuyên bố. Điều này chứng tỏ lượng calorie hấp thu vào những giai đoạn phát triển quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển bệnh.  

Người ta từng khuyến cáo phụ nữ và những cô gái trẻ không nên tự bỏ đói bản thân, vì chán ăn là một rối loạn thần kinh nghiêm trọng, có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.  

Tuy nhiên, các nhà khoa học đến từ Đại học Harvard (Mỹ) và Viện Karolinska (Thuỵ Điển) cho rằng, biếng ăn có thể không thực sự gây hại cho phụ nữ. Họ đã tiến hành theo dõi trên 7.000 phụ nữ Thuỵ Điển dưới 40 tuổi, từng nhập viện vì chứng biếng ăn trước tuổi 20 từ năm 1965 đến 1998.  

Vào cuối giai đoạn nghiên cứu, nhóm chỉ phát hiện ra 7 người phát triển ung thư vú, trong khi có tới 15 trường hợp mắc bệnh ở nhóm phụ nữ bình thường cùng số lượng. Mức độ chênh lệch tương đương 53%. Điều này chứng tỏ trong 1.000 phụ nữ biếng ăn sẽ có 1 người phát triển bệnh ung thư vú, so với 2 người trong nhóm bình thường.  

Nhóm nghiên cứu đang tìm cách lý giải hiện tượng trên. Song giả định ban đầu đang tập trung vào sự khác biệt về lượng oestrogen - loại hoóc môn thúc đẩy sự phát triến bệnh ung thư vú.  
Theo tiến sĩ Karin Michels, trưởng nhóm nghiên cứu, chính sự hạn chế hấp thu calorie vào những giai đoạn phát triển quan trọng đã làm giảm lượng oestrogen và một số hoóc môn khác kích thích sự phát triển của khối ung thư. Đặc biệt, những cô gái lười ăn thường tắt kinh rất sớm, làm giảm đáng kể lượng oestrogen. Ngoài ra, sự hạn chế calorie vào giai đoạn đầu của tuổi trưởng thành còn khống chế quá trình phân bào của các tế bào vú, giảm nguy cơ đột biến gây ung thư.  

Phát hiện trên đã nhận được sự ủng hộ của một số nghiên cứu trên động vật trước đó, cho thấy sự hạn chế hấp thu calorie có thể chống lão hóa, giảm nguy cơ mắc ung thư và kéo dài tuổi thọ.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...