Ăn thế nào là đúng?
Ngày ba bữa ăn, nhưng “ăn gì?” “ăn như thế nào?” đã trở thành vấn đề mọi người quan tâm. Cần ăn đúng mới cải thiện được dinh dưỡng, phòng chống bệnh tật.
1. Lượng ăn vừa phải: béo phì và gầy gò đều ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì thế, bình thường yêu cầu ăn đủ, ăn không quá no, không thừa, không thiếu dinh dưỡng, như vậy mới duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng.
2. Thực đơn cần đa dạng: Bất cứ món ăn đơn điệu nào đều không thể cung cấp đầy đủ, toàn diện chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể, phải có nhiều loại thực phẩm hợp thành thứ này uù thứ khác mới đạt được cân bằng ăn uống.
3. Cần ăn lương thực phối hợp thô và tinh: Chất xơ có tác dụng phòng chống nhiều bệnh tật.
4. Chất béo cần vừa phải: tránh ăn thực phẩm quá nhiều dầu mỡ, nhất là mỡ động vật. Nhiệt lượng do chất béo cung cấp trong một ngày chiếm 20% tổng nhiệt lượng là vừa.
5. Lượng muối thích hợp: muối ăn chứa natri và clo. Bệnh huyết áp cao của người trưởng thành liên quan mật thiết đến lượng natri hấp thu quá nhiều. Vì thế, thức ăn không nên quá mặn. Lượng muối mỗi ngày của trẻ nên hạn chế ở mức dưới 10 gam.
Nên ít ăn ngọt:đường là món ăn thuần nhiệt lượng, ăn nhiều dễ dẫn đến béo phì và sâu răng.
Ngày ba bữa ăn cần bố trí hợp lý. Bữa sáng ăn ngon, bữa trưa ăn no, bữa tối ăn ít. Trẻ nhỏ cho ăn điểm tâm thêm sáng, chiều, bình thường cố gắng ít ăn vặt.