8 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang còn trẻ hay đã bắt đầu lão hóa

8 dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang còn trẻ hay đã bắt đầu lão hóa

Cơ thể chúng ta có thể trẻ hơn hoặc già hơn một cách rõ ràng so với tuổi thực, phụ thuộc vào điều kiện thể chất và lối sống. Cùng xem qua những dấu hiệu sau đây để biết liệu cơ thể bạn còn ở giai đoạn sung sức hay đang “già trước tuổi”.

Những dấu hiệu nhận biết cơ thể bạn đang bước vào giai đoạn lão hóa

Da khô và xuất hiện nếp nhăn:

Thông thường sau tuổi 25 làn da bắt đầu có dấu hiệu lão hóa: da khô, xuất hiện nếp nhăn, tàn nhang và kém mịn màng hơn. Nếu cộng thêm các yếu tố môi trường bất lợi như gió bụi, nắng nóng, ô nhiễm hay làm việc căng thẳng sẽ khiến làn da lão hóa sớm hơn. 

Tóc rụng nhiều: 

Nếu mỗi khi gội đầu, số lượng tóc rụng của bạn trở nên nhiều hơn, hoặc tóc rụng vượt quá 100 sợi mỗi ngày thì đây có thể là dấu hiệu của lão hóa sớm.

Béo phì: 

Trong xã hội hiện đại, ngày càng nhiều người trẻ phát tướng, thể trọng không ngừng tăng. Đây là kết quả của lối sống thiếu vận động, đặc trưng cho tính chất công việc văn phòng ngày nay. Sự trao đổi chất của cơ thể cũng sẽ chậm dần lại theo độ tuổi, và bị rối loạn do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, từ đó dẫn đến tình trạng tích mỡ trong cơ thể.

Các bệnh mãn tính: 

Trước đây các chứng bệnh như cao huyết áp, lượng cholesterol cao, axit uric cao, tiểu đường và các bệnh mãn tính khác thường được xem là bệnh của tuổi già. Nhưng bây giờ có rất nhiều người trẻ cũng đã xuất hiện những triệu chứng trên, và được gọi chung là các triệu chứng rối loạn chuyển hóa.

Đau nhức xương khớp: 

Thường xuất hiện ở những người lớn tuổi, từ tầm 45 tuổi trở lên, từng có chấn thương hoặc làm việc lao động nặng thời trẻ. Giờ thì những người độ tuổi 30, đặc biệt là dân văn phòng cũng than phiền về bệnh xương khớp do tính chất công việc như ngồi lâu giờ, ít vận động...

Dân văn phòng là đối tượng dễ bị đau nhức xương khớp (nguồn ảnh: internet)

Thị lực giảm: 

Lão hóa là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm giảm thị lực và gây ra các bệnh lý về mắt. Nhiều người có “tuổi của mắt” già hơn tuổi thực với những biểu hiện lão hóa như nhìn mờ, khô mắt, nhức mỏi…

Vết thương lâu lành: 

Nếu bạn đã bước qua tuổi 30, 40 và có vài lần bị vết thương hở sẽ nhận thấy rất rõ là chúng không mau lành như ở tuổi 20. Các nhà khoa học Mỹ chỉ ra rằng, quá trình lão hóa làm gián đoạn kết nối giữa tế bào da và hệ miễn dịch, gây cản trở quá trình hàn gắn vết thương.

Chiều cao suy giảm: 

Mật độ xương thường đạt đến mức tối đa ở độ tuổi 30, sau đó sẽ mất dần trọng lượng theo thời gian. Vì thế chúng ta càng lớn tuổi thì càng bị thấp đi về chiều cao.

Những thói quen duy trì sự trẻ khỏe lâu dài nên thực hiện ngay

Lão hóa là một quá trình tự nhiên của cơ thể và không thể tránh khỏi theo thời gian, nhưng trì hoãn lão hóa thì chúng ta hoàn toàn có thể làm được.

Sống lành mạnh chính là bí quyết tuyệt vời nhất giúp cơ thể khỏe mạnh và trẻ lâu. Bằng những hoạt động, thói quen ăn uống lành mạnh, suy nghĩ tích cực sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, năng lượng dồi dào và đảm bảo bạn sẽ trẻ từ trong ra ngoài:

Yêu vận động, thích thể thao

Nếu bạn muốn có một cơ thể khỏe mạnh, trẻ lâu và một tinh thần minh mẫn thì nên luyện tập thể thao thường xuyên. Các chuyên gia y khoa khẳng định chăm chỉ vận động giúp trì hoãn quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, đồng thời đem đến cho chúng ta nhiều lợi ích như tái tạo thành mạch máu, “gia cố” cơ tim, giảm lượng chất béo hấp thụ, giảm nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và xơ vữa động mạch, giúp đẹp da, giảm căng thẳng…

Thường xuyên vận động giúp tuổi già đến chậm hơn (nguồn ảnh: internet)

 

Ăn lành mạnh

Đó là không bao giờ bỏ bữa sáng. Bữa sáng được coi là bữa quan trọng nhất trong ngày, giúp cơ thể nạp năng lượng cho ngày mới sau một đêm ngủ dài. Ngoài ra, bữa sáng còn liên quan đến lượng đường trong máu và cholesterol.

Hay giảm bớt tinh bột và tăng cường chất béo lành mạnh. Tinh bột có tính chuyển hóa rất nhanh để tạo thành năng lượng, nếu ít vận động cơ thể sẽ không đốt cháy hết được năng lượng gây ra mỡ thừa. Còn chất béo lành mạnh thì cung cấp năng lượng dự trữ trong cơ thể bởi chúng được tiêu hóa rất chậm trong dạ dày, kéo dài thời gian mà năng lượng được sử dụng.

Các thực phẩm chứa axit béo lành mạnh như omega 3, omega 6 giúp giảm cholesterol xấu, bảo vệ tim mạch, tăng cường trí nhớ... (nguồn ảnh: internet)

Uống nước sạch vì sức khỏe

Có thể nói mọi hoạt động của cuộc sống, của cơ thể chúng ta không thể tách rời khỏi nước.

Khoảng 60 - 70% cơ thể là nước, được phân phối ở khắp nơi như máu, cơ bắp, não bộ, phổi, xương khớp... Nước giúp cơ thể duy trì sự sống, tham gia vào quá trình trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng, bài tiết chất thải ra khỏi cơ thể một cách tự nhiên. Nước còn có muôn vàn công dụng khác như điều hòa nhiệt độ cơ thể, cung cấp độ ẩm cho da, cải thiện chức năng não, giúp duy trì sức khỏe tế bào và giảm các nguy cơ bệnh tật.

Các chuyên gia khuyên nên uống đầy đủ khoảng 8 ly nước mỗi ngày (nguồn ảnh: internet)

Nước có vai trò cực kỳ quan trọng với cơ thể, chính vì vậy ngoài việc uống đủ nước, chúng ta cần quan tâm đến chất lượng nước để cơ thể khỏe mạnh và trẻ lâu.

(Khám Phá).

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...