Yếu tố nguy cơ và những điều nên tránh đối với người bị bệnh thận

Yếu tố nguy cơ và những điều nên tránh đối với người bị bệnh thận

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh thận

Những người thừa cân có nguy cơ bị bệnh thận cao gần gấp đôi người ốm hơn và nguy cơ mắc bệnh ở những người béo phì tăng cao gấp 7 lần.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, nguy cơ bị bệnh thận tăng cao ở người béo phì có thể vì béo phì liên quan đến huyết áp cao và tiểu đường, về sau có thể gây suy thận giai đoạn cuối. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của 320.000 người Mỹ tham gia được theo dõi trọng lượng và chiều cao từ năm 1964 đến 1985. Tổng cộng có 1.471 ca bệnh thận giai đoạn cuối được ghi nhận trong số các đối tượng nói trên trong giai đoạn theo dõi nhiều năm sau đó. Kết quả nghiên cứu đã khẳng định kết luận trên.

5 dấu hiệu xấu do ăn uống

Các protein, lipid, glucid là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống. Chất khoáng và chất chống oxy hóa rất cần thiết cho cơ thể chúng ta hoạt động tốt. Trên con đường dài đi tới một chế độ ăn uống lý tưởng, chúng ta không nên coi nhẹ tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng của cơ thể. Nó không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của cả một thế hệ.

Ăn uống thiếu khoa học, một chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng gây tác hại trầm trọng đến cơ thể mà bạn không biết. Sau đây là 5 dấu hiệu chứng tỏ bạn ăn uống không đúng cách.

Mỏi mệt

Từ mệt mỏi thông thường cho đến mệt oải người là dấu hiệu thông thường nhất phản ánh việc ăn uống không đúng cách. Nó có thể có nhiều nguồn gốc khác nhau: Thiếu canxi, thiếu đường hoặc muối. Để lấy lại sức, chỉ cần thường xuyên cân bằng chế độ ăn uống và nhất là ăn bữa sáng thật đầy đủ chất. Các glucide cũng là nguồn nhiên liệu của cơ thể, nguồn năng lượng cho các cơ và rất cần thiết cho hệ thần kinh và bộ não.

Khó ngủ

Ngủ khó, thức dậy lúc nửa đêm... Giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống. Việc dùng quá nhiều protein (thịt, cá) sẽ làm giấc ngủ đến chậm. Cũng tương tự, cà phê, trà hoặc nước ngọt có ga làm rối loạn giấc ngủ. Bữa ăn tối lý tưởng phải nhẹ nhàng và trước khi đi ngủ 2 tiếng. Hãy ưu tiên dùng nhiều rau (rau trộn, rau luộc) và thực phẩm có chất bột (tinh bột tác động như chất an thần).Khi ăn tráng miệng bạn nên dùng trái cây. 

Rụng tóc

Các protein rất cần thiết để thay mới các mô (tóc, da, móng tay...). Việc thiếu protein làm cạn kiệt nguồn dự trữ và ảnh hưởng xấu đến tình trạng của tóc, da và móng tay và màng nhầy. Nguồn cung cấp protein phải phân bổ ở ba bữa ăn trong ngày. Lượng protein đầy đủ nhất là có nguồn gốc động vật: thịt, cá, sữa. Việc cơ thể thiếu các vitamin A (cà rốt, rau xanh đậm màu, quả mơ), vitamin B (ngũ cốc, cá, sữa chua, trứng) vitamin E (trái cây sấy khô, dầu, mầm lúa) và chất kẽm (hàu, gia cầm, ngũ cốc và trái cây có dầu) cũng dễ làm rụng tóc.

Táo bón

Thường táo bón (3 lần/tuần) là do ăn uống mất cân bằng và nghèo chất sợi. Cách điều trị thật đơn giản: Chủ yếu ăn nhiều thực phẩm giàu chất sợi, ngũ cốc và các sản phẩm từ ngũ cốc, rau củ và trái cây. Tình trạng chướng bụng và đầy hơi sẽ bị loại bỏ nếu thường xuyên sử dụng các loại đậu khô và rau xanh...

Sỏi thận

Việc dùng quá nhiều thực phẩm giàu canxi nhất là khi kết hợp điều trị lâu dài bằng vitamin D có thể làm tích tụ các tinh thể canxi và hình thành sỏi thận. Nếu bị nghẽn, các cục sỏi này có thể gây ra những cơn đau đại tràng và ảnh hưởng xấu đến hoạt động của thận. Nhu cầu cần thiết nước của cơ thể từ 2 - 2,5 lít mỗi ngày. Nếu thiếu nước, nước tiểu trở nên đậm đặc hơn và các chất thải tích tụ nhiều.

Béo phì và huyết áp cao dễ bị bệnh thận

Bệnh thận mạn tính dễ phát triển ở những người thừa cân và béo phì có huyết áp cao hơn ở những người có thân hình lý tưởng.

Các chuyên gia y tế đã tiến hành khảo sát dữ liệu y khoa của gần 6.000 người trưởng thành bị huyết áp cao, không có ai trong số họ bị bệnh thận mãn tính. Sau 5 năm, tỷ lệ bị bệnh thận tăng 28% ở những người có thân hình lý tưởng, tăng 31% ở những người thừa cân và tăng 34% ở những người béo phì. Sau khi xem xét các yếu tố như bệnh tiểu đường và huyết áp, cả những người thừa cân và béo phì có liên quan đáng kể đến sự phát triển bệnh thận mạn tính.

Trà xanh có thể gây bệnh gan và thận

Trà xanh vẫn được coi là loại thức uống chứa nhiều thành phần có khả năng chữa bệnh. Tuy nhiên, tác giả công trình nghiên cứu cho rằng: Lợi ích chỉ có được khi sử dụng một lượng trà vừa phải, khoảng 10 tách nhỏ hoặc hai cốc loại thường một ngày. Nếu sử dụng nhiều hơn sẽ làm tăng lượng polifenon trong cơ thể, tạo ra những thay đổi tiêu cực ở gan.

Các tác giả đã đưa ra dẫn chứng cụ thể: Sự tăng quá cao lượng polifenon có thể làm chết các loài gặm nhấm và chó. Đồng thời, ở những người sử dụng chất phụ gia thực phẩm chiết xuất từ trà xanh xuất hiện những triệu chứng của polifenon. Các triệu chứng mất đi khi họ ngừng sử dụng các chất phụ gia trên

Người bị bệnh thận không dùng viên C sủi:

Những người suy thận, cao huyết áp không nên dùng viên sủi UPSA C; còn những người bị sỏi thận không nên dùng viên sủi UPSA C calcium hay viên calcium sandoz forte.

Không có ai cảm thấy thoải mái, thích thú khi phải dùng thuốc, nhất là với dạng thuốc tiêm. Đối với trẻ em lại vô cùng khó khăn khi phải thuyết phục chúng uống thuốc: Phải nghiền viên thuốc, rồi trộn thêm đường và nước. Nhưng chúng vẫn không chịu uống, hoặc chỉ hấp thu được một phần nhỏ, dẫn đến không đủ liều, ảnh hưởng đến tác dụng và kết quả điều trị.

Vì những lẽ đó, thuốc sủi đã ra đời. Trong viên thuốc này, ngoài thành phần chính là dược chất còn có nhiều chất khác không có tác dụng điều trị mà giới chuyên môn gọi là tá dược. Vì vậy thuốc bao giờ cũng có kích cỡ lớn.

Trong các tá dược có chất tạo sủi Natri bicacbonat

 có tính kiềm. Khi gặp chất có tính axit như vitamin C (axit ascorbic) hòa trong nước, nó sẽ tạo phản ứng hóa học, trở thành thành muối ăn và các bọt khí CO2.

Trong viên thuốc sủi còn có các chất tạo màu và tạo hương như hương chanh, hương cam, với mục đích tạo thành một thứ đồ uống giải khát thông thường, có đường để tạo vị ngọt. Tác dụng này đã gây một hiệu ứng tâm lý khá tốt, nhất là đối với trẻ em.

Nhưng đã là thuốc thì không sao tránh khỏi các tác dụng không mong muốn, vì vậy khi dùng thuốc sủi, bạn cần lưu ý:

- Cần phải dùng cả viên thuốc và hòa tan hoàn toàn trong một cốc nước đun sôi để nguội. Có thể cho thêm vài viên đá để tạo cảm giác mát lạnh. Đợi cho viên thuốc tan hết mới dùng.

- Sau khi lấy một viên thuốc ra khỏi bao gói, số còn lại phải được bảo quản kín, tránh ẩm để khỏi mất tác dụng.

- Cần để thuốc chỗ cao, xa tầm tay của trẻ, để tránh việc chúng tự ý dùng khi bế mẹ đi vắng.

- Viên sủi UP5A C ngoài 11.000 mg vitamin C còn có 283 mg muối ăn, được hình thành sau phản ứng sủi bọt, nên không dùng cho người suy thận, những người kiêng ăn muối (tăng huyết áp).

- Viên UPSA C calcium hay calcium sandoz forte do có 500 mg muối khoáng calci nên không được dùng cho người bị canxi cao trong máu, nước tiểu có nhiều cặn sỏi, hay bị bệnh sỏi thận.

- Không dùng viên thuốc sủi sau khi đã uống các loại nước giải khát có gas.

Bệnh nhân suy thận mạn nên hạn chế chất đạm

Các thực nghiệm trên cả người và động vật đều cho thấy, chế độ ăn hạn chế protein giúp kiểm soát tình trạng tăng urê máu và làm chậm tiến triển của suy thận mạn. Còn chế độ ăn giàu protein sẽ làm tăng urê máu và làm cho bệnh tiến triển nhanh hơn.

Suy thận mạn là một hội chứng bệnh lý tồn tại suốt đời bệnh nhân, tiến triển nặng dần. Nếu mắc bệnh này thì chế độ ăn của bạn phải tuân theo nguyên tắc: Hạn chế lượng protein, đủ năng lượng, đủ vitamin và các yếu tố vi lượng.

Lượng protein được phép ăn hằng ngày tùy thuộc mức độ nặng của bệnh. Nếu bị suy thận mạn giai đoạn 1, bạn được ăn 0,8 g đạm)/kg thể trọng. Chỉ số này ở giai đoạn 2 là 0,6; giai đoạn 3a là 0,5; giai đoạn 3b là 0,4 và giai đoạn 4 là 0,2. Nếu bạn đang lọc máu chu kỳ bằng thận nhân tạo, lượng đạm trong chế độ ăn có thể tăng lên như người bình thường: 1-1,2 g/kg mỗi ngày.

Nên căn cứ vào lượng đạm có trong 100g thực phẩm để tính ra lượng thực phẩm ăn hằng ngày. Ví dụ, người bị suy thận giai đoạn 2 có cân nặng 50 kg nếu chỉ lấy đạm từ thịt bò thì được phép ăn mỗi ngày 0,6 x 50): 20 = 150g thịt. Tuy nhiên, gạo, ngô, bột mì, đậu phụ, rau, quả... trong bữa ăn đã chứa một lượng đạm nên số thịt trên phải giảm đi khoảng 1/3, nghĩa là không quá 1 lạng mỗi /ngày. Lượng thịt đó có thể thay bằng cá, trứng, đậu phụ, sữa...

Mặc dù cần giảm protein, nhưng cơ thể bạn vẫn phải được cung cấp đủ 8 axit amin cần thiết. Vì vậy, bạn nên chọn các loại thực phẩm giàu các axit amin này như thịt bò, thịt lợn nạc, tim, cá, lòng đỏ trứng... Bên cạnh đó, phải bảo đảm đủ năng lượng (khoáng 1.800 - 2.000 cal), nước, vitamin và khoáng để giúp cho quá trình chuyển hóa được tốt.

Bệnh nhân suy thận mạn nên ăn nhiều rau, quả ngọt; hạn chế quả chua; không ăn những món có nhiều kali như các loại quả đã được chế biến khô (ô mai, nước quả mơ, nước quả sấu, nho khô). Có thể uống thêm các vitamin nhóm B.

Suy thận mạn và chế độ hạn chế đạm thường gây chán ăn, ăn không ngon. Vì vậy, bạn cần thay đổi thực phẩm và cách chế biến để có thể ăn được hết khẩu phần.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...