Y học cổ truyền và vai trò của nó trong điều trị bệnh thận
An thận hoàn:
Bài 1:
Ba kích (bỏ lõi) 40g
Bạch tật lê (sao, bó gai) 40g
Bạch truật 100g
Đào nhân (bỏ vỏ, bỏ loại 2 đầu nhọn)40g
Hoài sơn 120g
Nhục quế 40g
Phá cố chỉ 40g
Phục linh 100g
Thạch hộc (bỏ rễ) 40g
Thung dung (ngâm rượu) 40g
Tỳ giải 40g
Xuyên ô (bào, bỏ vỏ, cuống) 40g
Tán bột làm hoàn. Ngày uống 16 - 20g, với rượu ấm.
- Tác dụng: Bổ thận, tráng dương. Trị tai ù, điếc do thận hư, chân răng chảy máu, răng lung lay.
- Giá trị: Trong bài dùng nhục quế, xuyên ô làm chủ, phối hợp với nhục thung dung, ba kích thiên để ôn thận, tráng dương, trừ hàn tích lại; thạch hộc bổ thận, ích tinh; sơn được, phá cố chỉ bổ thận, noãn tỳ, sáp tính, chỉ tả; bạch truật, phục linh kiện tỳ, lợi thủy, khứ thấp; dương hư mà có hàn tích thì phải phá khí ứ, huyết trệ. Vì vậy phối hợp với bạch tật lê, đào nhân để hành khí, hoạt huyết.
Bài 2:
Ba kích (bỏ lõi) 40g
Bạch tật lê (sao, bó gai) 40g
Bạch truật 100g
Đào nhân (bỏ vỏ, bỏ loại 2 đầu) 40g
Hoài sơn 120g
Khương hoạt 40g
Nhục quế 40g
Phá cố chỉ 40g
Phục linh 100g
Thạch hộc (bỏ rễ) 40g
Thạch xương bồ 40g
Thung dung (tẩm rượu) 40g
Từ thạch 40g
Tỳ giải 40g
Xuyên ô (bào, bỏ vỏ, cuống) 40g
Tán bột làm hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10g.
- Tác dụng: Bổ thận, trấn tinh, khứ tà. Trị tai ù, điếc (do thận hư).
- Giá trị: Thỏ ty tử, ba kích, nhục thung dung, hồ lô ba, xà sàng tử, phá cố chỉ để bổ thận, tráng dương, ích tỉnh, làm chủ; phối thục địa, sơn thù, đương quy để tư thận, ích tinh, dưỡng huyết; đỗ trọng, ngưu tất bổ thận, làm mạnh lưng, kiêm hoạt huyết; xuyên ô, hồi hương, thục tiêu, xuyên luyện ôn thận, tán hàn, lý khí; tỳ giải, mộc qua, thương truật, trạch tả, phục linh khử phong, trừ thấp; bá tử nhân, viễn chí dưỡng tâm, an thần.
Những bài thuốc bổ thận tráng dương danh tiếng xưa và nay
Nam giới khi bước vào ngưỡng tuổi 55 trở lên, khi sức hoạt động trai trẻ đã qua, tuổi về hưu cũng sắp đến, kéo theo hàng loạt sự thay đổi của cơ thể, đáng kể nhất là ám ảnh của từ “thận suy". Đa số các bệnh nhân lớn tuổi đến khám tại các phòng khám bệnh đều khai có những triệu chứng như lưng đau, chân lạnh, tiểu đêm, tai ù, gối mỏi, huyết áp cao... là những chứng trạng rất gần với chứng "thận hư”, "thận suy" của y học cổ truyền.
Hiện nay, không chỉ các cụ già mà nhiều vị trung niên cũng có những biểu hiện như trên mà từ chuyên môn gọi là "già trước tuổi".
Những chứng bệnh này, đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến đại đa số những người lớn tuổi, làm giảm sức hoạt động, giảm tuổi thọ của họ một cách từ từ nhưng rất bài bản.
Chúng tôi nhận thấy, có những người cao tuổi, khi lưng đau, chân lạnh, được cho toa mua thuốc giảm đau, và khi lưng hoặc chân đỡ đau thì bao tử lại đau, tiêu hóa lại bị rối loạn... Và vòng lấn quấn trong điều trị cứ như vậy diễn ra cho đến khi từ giã cõi đời này.
Y học cổ truyền cho rằng thận là tỉnh hoa của ngũ tạng, những chứng trạng trên đa số có liên hệ đến sự rối loạn của thận khí, điều chỉnh các rối loạn này đến nơi đến chốn, vừa khỏi bệnh, vừa tăng cường sức khỏe cho những người lớn tuổi. Nếu đau ở đâu, chỉ lo trị ở đó, các chứng trạng tuy có giảm nhưng sẽ gây ra nhiều biến chứng khác, có khi càng làm cho bệnh nặng và nhiều hơn.
Những bảng quảng cáo trị 'liệt dương", "yếu sinh lý"... dán đầy tường, thân cây, cho thấy nhu cầu trị bệnh về rối loạn chức năng thận của người lớn tuổi là nhu cầu thiết thực, nhưng cũng nhiều cụ, do thiếu thông tin, dựa vào các mẫu quảng cáo đó mà tiền mất tật mang...
Ngày đầu tháng 10, nhân ngày dành riêng cho người cao tuổi, Tổ Chức y tế Thế giới đã quyết tâm nỗ lực kéo dài tuổi thọ cho con người, giúp người cao tuổi có sức khỏe để cống hiến những ngày tháng còn lại có ích cho xã hội chứ không phải là một gánh nặng cho xã hội. Các nước phương Tây đã đổ nhiều công sức để tìm kiếm những vị thuốc, những bài thuốc mong kéo dài tuổi thọ, tăng thêm sức khỏe cho con người.
Trong việc tìm kiếm thuốc bồi bổ, kéo dài tuổi thọ cho con người, qua nhiều năm nghiên cứu, hiện nay, các nước phương Tây lại chú trọng nhiều đến các vị thuốc thiên nhiên, những bài thuốc cổ truyền...
Rất may cho chúng ta là trong kho tàng y học cổ truyền, có rất nhiều bài thuốc bồi bổ, điều chỉnh về thận. Tuy nhiên đa số các sách về y học cổ truyền lại viết bằng Hán văn. Có nhiều cụ lớn tuổi có thể đọc được Hán văn nhưng lại thiếu tài liệu, các cụ khác không đọc được Hán văn, tìm trong các sách tiếng Việt lại càng khó thấy. Vì vậy, chúng tôi cố gắng tập hợp lại những bài thuốc hay (lương phương), những bài thuốc có kết quả tốt, có liên quan đến vấn đề này để dịch sang tiếng Việt với ước mong góp phần vào việc đem lại những tươi vui, phấn khởi cho các cụ, giúp các cụ có được sức khỏe hơn để cống hiến những ngày còn lại cho con cháu, cho xã hội, theo phương châm "Sống Khỏe Mạnh, Sống Lâu, Sống Có ích".
Mỗi bài thuốc chúng tôi đều ghi rõ tên bài thuốc, xuất xứ, cách bào chế, và trong phần giải thích chúng tôi cũng cố gắng ghi chép những cách giải thích ý nghĩa của từng vị thuốc được dùng trong bài để đọc giả dễ hiểu, dễ áp dụng sau này.
Các trường hợp đo thận hư, thận suy, dẫn đến các rối loạn bệnh lý ở phụ nữ, chúng tôi sẽ có dịp trình bày trong các bài thuốc điều trị chuyên đề về phụ khoa sẽ được xuất bản trong tương lai.
Bàn đến Thận, bổ thận... là vấn đề muôn thuở của con người, chúng tôi, với kiến thức có hạn, chỉ trình bày được phần nào công việc này, rất mong đón nhận được ý kiến đóng góp của quý độc giả để việc phục vụ hữu ích và thiết thực cho người cao tuổi và cho ngành y học cổ truyền ngày càng phong phú hơn.
Những bệnh chứng thận hư, thận suy theo y học cổ truyền
Danh từ "thận hư”, "thận suy” trong chuyên môn của y học cổ truyền không phải là diễn tả quả thận bị hư, rồi bị vứt đi, bị bỏ đi như khi nói vật này hư phải bỏ đi, cái này hư, phải thay thế... Nhưng nói đến chức năng, sự rối loạn khí hóa của tạng thận.
Theo y học cổ truyền, thận không phải là một vật thể hình hột đậu, là cơ quan bài tiết nước tiểu... như dân gian quen nghĩ nhưng thận là 1 trong 5 tạng (tâm, can, tỳ phế, thận) có tác dụng điều chỉnh toàn bộ các rối loạn trong cơ thể nhờ sự tương quan giữa các tạng phủ trong cơ thể với nhau.
Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày những bệnh chứng có liên hệ với trạng thái thận hư, thận suy, để từ đó, có được những đánh giá phần nào về các rối loạn bệnh lý theo quan điểm của y học cổ truyền.
Theo y học cổ truyền (YHCT):
+ "Thận khai khiếu ở tai", vì vậy các bệnh về tai như tai ù, điếc, tai nghe không rõ, trong tai nghe như ve kêu... đều liên hệ đến thận.
+ "Tóc là phần dư của huyết", "Thận chủ huyết", vì vậy chứng tóc bạc sớm, tóc khô, tóc dễ rụng... có liên quan nhiều đến thận.
+ "Răng là phần dư của xương" mà "Thận chủ xương”, vì vậy các chứng răng lung lay, răng đau ê ẩm khi uống nước đá... nên nghĩ đến thận.
+ "Nước tiểu là dịch của thận", các rối loạn về đường tiểu như tiểu nhiều, tiểu không tự chủ, tiểu bí, tiểu đêm, đái dầm... điều chỉnh ở thận sẽ khỏi.
+ "Thận chủ nhị tiện”: Có nhiều trường hợp tiêu chảy do thận hư yếu gây nên, nhất là chứng tiêu chảy về sáng mà YHCT gọi là chứng Thận Tả, Kê Minh Tiết Tả.
+ "Hàn thương thận" và "Dương hư sinh ngoại hàn”, các chứng sợ lạnh, chân lạnh, lưng lạnh... chủ yếu do Thận dương hư gây nên, ôn bổ thận đương sẽ khỏi.
+ "Ở chí của thận là khúng - Sự sợ hãi”, những người hay sợ hãi, kinh sợ không có nguyên nhân... nhiều khi điều chỉnh ở thận có thể bớt bệnh.
+ "Thận chủ thủy”, nếu thận thủy suy, không vận hóa được chất nước, nước ứ lại gây nên phù thúng, thủy thũng.
+ "Thận chủ xương”, các trường hợp đau nhức trong xương, trẻ nhỏ chậm biết đi... liên hệ nhiều đến thận.
+ "Lưng là phủ của thận” vì vậy, những trường hợp lưng đau, cột sống lưng đau, cột sống lưng nặng, điều trị ở thận mang lại kết quả rất tốt.
+ "Gối là phủ của thận": Trường hợp gối lạnh, gối mỏi, kể cả các trường hợp khi cử động khớp gối nghe thấy tiếng kêu "lục cục” mà nhiều người quen đùa là đầu gối thiếu nhớt, khi điều trị thận, khỏi một cách nhanh chóng.
+ "Thận nạp khí, tuy phế chú khí nhưng nạp khí lại là chức năng của thận, nếu thận hư, khí không có chỗ giữ lại sẽ bốc lên (từ chuyên môn gọi là nghịch khí) gây nên chứng suyễn, khó thở. Vì vậy, trên lâm sàng, trong các trường hợp suyễn lâu ngày, khi điều trị, theo YHCT, vừa làm cho phế khí được thông (tuyên phế), chữa tại ngọn, vừa phải lo bổ thận để thận nạp khí, chữa tại gốc, thì bệnh khỏi mà kết quả được lâu dài và chắc hơn.
+ Thận là cơ quan tàng trữ, tĩnh dịch được thận tàng trữ, vì vậy các chứng di tinh, hoạt tinh, tiết tinh... điều trị ở thận có kết quả tốt.
Ngoài ra, theo YHCT, thận còn có liên quan với các tạng khác, ảnh hưởng ít nhiều đến các rối loạn bệnh lý ở các tạng phủ khác, nếu biết cách điều chỉnh đúng, vừa trị được bệnh, vừa điều chỉnh tận gốc rối loạn bệnh.
- Thận thủy sinh can mộc, thận suy không nuôi dưỡng được can mộc, can âm hư sẽ khiến cho can dương bốc lên gây nên chứng huyết áp cao, co giật, động kinh...
- Theo ngũ hành tương khắc, thận thủy khắc tâm hỏa, nếu thận thủy suy, không ức chế được tâm hỏa, hỏa của tâm bùng lên gây nên chứng mất ngủ, hồi hộp, lo sợ... từ chuyên môn gọi là trạng thái “Tâm thận bất giao“.
- Tỳ chủ tiêu hóa, có những trường hợp ăn uống được nhưng sức tiêu hóa kém, tiêu ra phân sống... Theo lý luận của y học cổ truyền, thận dương chủ hỏa, tỳ thuộc thổ, hỏa sinh thổ, nếu thận dương hư, hỏa không đủ để sinh thổ, giống như nồi cơm (tỳ thổ) mà thiếu lửa (thận dương - mệnh môn hỏa) để nấu thì thức ăn trong nổi không chín được, trường hợp này, y học cổ truyền không chỉ trị ở tỳ (ngọn) mà còn điều chỉnh ở thận dương (gốc), bệnh khỏi rất tốt.
Thực tế lâm sàng cho thấy, hầu hết các bệnh chứng nêu trên, y học cổ truyền chuyên chú điều trị ở tạng thận đã mang lại kết quả rất tốt.
Y học cổ truyền có rất nhiều bài thuốc điều trị thận hư, thận suy, dương hư... Khó có khả năng ứng dụng hết tất cả các bài thuốc này, dù đó là những kinh nghiệm rất quý của các y gia đi trước. Chúng tôi cũng đã cố ghi chép thêm phần giải thích để giúp đọc giả hiểu được ý nghĩa từng vị thuốc được dùng trong mỗi phương thang. Nếu đọc kỹ, quý vị sẽ thấy răng tuy bài thuốc có nhiều nhưng các vị thuốc dùng trong các bài thuốc đó chung quy cũng chỉ có một số vị nhất định, chỉ thay đổi về mặt liều lượng, và nếu theo từ chuyên môn thì thay đổi vị trí là quân, thân hoặc tá sứ trong từng bài cho hợp với nhu cầu của bài thuốc để ra.
Khi khảo sát 444 bài thuốc được coi là hay (lương phương) và có công hiệu nhất định của các sách có tiếng trong kho tàng sách cổ y học cổ truyền, nêu ra được thống kê đối với các vị thuốc thường được dùng trong các bài thuốc này như sau:
Bảng phân tích dưới đây cho thấy vai trò của từng vị thuốc được dùng trong từng nhóm, qua đó, có thể biết cách để sử dụng sau này trong các bài thuốc .
Bảng danh sách các vị thuốc thường dùng bổ thận tráng dương trong y học cổ truyền
Bệnh lý thận theo quan niệm của Y học cổ truyền
Viêm thận bể thận cấp
Điều Trị: Thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu, thông lâm.
Có thể chọn dùng một số bài sau đây:
Thận ưu thanh giải thang:
Bạch đầu ông, liên kiều, hoạt thạch đều 30g, Hoàng bá, mộc thông, biển súc, cù mạch, phục linh đều 15g, hoàng liên, cam thảo (sống) đều 10g. Sắc uống. Điều trị 14-90 ngày.
Tác dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp.
Đã trị 67 ca, nam 12, nữ 55 (tuổi từ 12 đến 67). Trong đó, cấp tính 45 ca, mạn tính 22. Khỏi hoàn toàn 21 (cấp tính 16, mạn tính 5). Có hiệu quả 24 (cấp 19, mạn 5). Có chuyển biến 18 (cấp 9, mạn 9). Không hiệu quả 4 (cấp 1, mạn 3). Đạt tỉ lệ 94%.
Bát chính ô linh thang: Thổ phục linh 30g, cù mạch 20g, biển súc, xa tiền tử, hoạt thạch đều 18g, mộc thông 12g, đăng tâm thảo 5g, ô dược. Sơn chi (sao), đại hoàng (sống) đều 10g. Sắc uống. Cứ 6 giờ uống một lần.
Tác dụng:
Thanh lợi thấp nhiệt. Trị bí tiểu cấp tính do viêm nhiễm.
Đã trị 60 ca, nam 24, nữ 36. Tuổi từ 6 đến 64. có dấu hiệu sợ lạnh, sốt 38 - 39,5 độ C, lưng đau, bụng dưới trướng đau, tiểu nhiều, đường tiểu sưng, đau, rát hoặc tiểu ra máu hoặc tiểu ra sỏi. Vùng thận đau. Xét nghiệm nước tiểu có albumin, bạch cầu, hồng câu. Sau khi uống thuốc, khỏi 45 ca, có chuyển biến 12, không kết quả 3. Đạt tỉ lệ 95%. Thuốc uống ít nhất 5 ngày, nhiều nhất 45 ngày. Trường hợp mạn tính, phải uống trên 10-15 ngày mới thấy có kết quả.
Thông lâm lợi thấp thang:
Ngân hoa, biển súc đều 30-50g, vu căn, tây qua bì, hoàng qua bì đều 50g, liên kiều, Thạch vi đều 15- 30g, hoàng bá 25g, tỳ giải 15g, bạch khấu nhân (cho vào sau), mộc thông, cam thảo đều 10g. Sắc uống.
Tác dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, thông lâm, lợi thấp. Trị bể thận viêm cấp.
Đã trị 160 ca. Khỏi 86 (53,7%), có kết quả 52 (32,5%), không kết quả 22 (13,8%). Tỉ lệ chung đạt 86,2%. Thuốc uống ít nhất 3 ngày, nhiều nhất 11 ngày, trung bình 7 ngày. Những bệnh nhân có sốt, sốt hạ khoảng 2-6 ngày, trung bình 4 ngày. Xét nghiệm nước tiểu thấy trở lại bình thường vào 4 - 38 ngày, trung bình 22 ngày. Thời gian hết nhiễm khuẩn 8-36 ngày, trung bình 20 ngày. Thuốc uống trung bình 12 ngày.
Tiêu viêm giải độc thang:
Cù mạch, biến súc, mộc thông, xa tiền tử (cho vào bao) đều 12g, thạch vi 15g, hổ phách (cho vào bao) đều 6g, đam trúc diệp 10g, cam thảo 6g, bồ công anh 20g, liên kiều 12g, ngư tinh thảo, thổ phục linh đều 30g. Sắc uống.
Tác dụng:
Thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, thông lâm. Trị bể thận viêm cấp.
Hổ phách đạo xích tán:
Hổ phách 10g, an sinh địa 30g, mộc thông 12g, trúc diệp 15g, cam thảo 6g. Hổ phách để riêng, các vị kia sắc còn 300ml nước, bỏ bã, thêm hổ phách vào, khuấy uống. 12 ngày là một liệu trình. Không uống nước trà và thức ăn cay, nóng.
Tác dụng:
Thanh tâm hỏa, lợi tiểu tiện. Trị bể thận viêm cấp.
Đã trị trên 100 ca. Khỏi 82, chuyển biến tốt 13, không kết quả. Uống ít nhất 4 thang, nhiều nhất 12 thang.
Hàn thông nhị đỉnh bán thang:
Hoạt thạch (bọc lại, sắc trước), tử hoa địa đỉnh, hoàng hoa địa đinh đều 30g, hàng thược, bán chỉ liên đều 15-30g, tri mẫu 12-24g, hoàng bá 10-15g. Sắc uống.
Bể thận viêm mạn
Khái niệm: Là bệnh phổ biến nhất trong các loại bệnh thận. Đây cũng là bệnh nhiễm khuẩn thường gặp ở mọi lứa tuổi sau khi bị viêm phổi.
Đông y xếp vào loại "lao lâm”, "yêu thống”, "Hư Tổn".
Đông y gọi là "Mạn tính thận vu thận viêm'.
Nguyên nhân:
Theo Đông y, thận và bàng quang có quan hệ biểu lý với nhau, nếu tạng bị hư tổn thì phủ cũng bị ảnh hưởng theo và ngược lại. Chứng nhiệt lâm (bể thận viêm cấp) điều trị lâu ngày không khỏi hoặc do cơ thể vốn bị suy nhược, thấp nhiệt và tà khí ở trong, ứ huyết tích tụ lại gây nên tiểu nhiều, tiểu gắt, tiểu buốt, lưng đau. Nếu thấp nhiệt nung nấu lâu ngày sẽ làm hao tổn tân dịch, làm tổn thương chính khí, trên lâm sàng sẽ xuất hiện dấu hiệu thận âm bất túc. Nếu tỳ thận đều hư sẽ gây nên chính khí suy, tà khí thịnh.
Triệu chứng:
+ Đa số tiến triển âm thầm, triệu chứng rất sơ sài khiến cho người bệnh dễ bỏ qua.
+ Thỉnh thoảng sốt nhẹ, ngang thắt lưng đau, người mới mệt.
+ Thỉnh thoảng tiểu buốt, tiểu gắt, có khi không điều trị cũng khỏi.
+ Khoảng 1/3 số trường hợp thường có kèm các đợt cấp tính, sốt cao, đau vùng thận hai bên hoặc một bên, tiểu đục. Triệu chứng giống như trong trường hợp viêm cấp nhưng chỉ là một đợt cấp trên gốc bệnh viêm mạn.
+ Dấu hiệu tương đối rõ nhất là ba dấu hiệu chính khi xét nghiệm gồm:
. Nước tiểu có vi khuẩn.
. Tiểu ra bạch câu, thường trên 4 triệu bạch câu trên 24 giờ.
. Tiểu ra protein: Thường chỉ từ 50-200mg% (0,5 đến 2g) / lít nước tiểu.
Điều trị:
Thường dùng phép công và bổ cùng lúc.
Bệnh mới phát, dùng phép thanh nhiệt, lợi thấp, lợi niệu thông lâm, hoạt huyết hóa ứ. Khi bệnh đã ổn định, dùng bổ tỳ, ích thận để tăng sức đề kháng đối với bệnh.
Có thể dùng một số bài thuốc sau:
1. Thanh hóa thang:
Xích thược, xuyên khung, ngưu tất. Đương quy vĩ, xuyên sơn giáp (nướng) đều 6g, xa tiền tử, tây thảo 9g, bạch mao căn 15g. Sắc uống 1 tuần.
Tác dụng: Thanh nhiệt, khứ thấp, hoạt huyết, hóa ứ. Trị bể thận viêm mạn.
Đã trị 42 ca, toàn bộ đều là nữ giới. Tuổi từ 21- 62. Bệnh từ 3-18 năm. Tất cả đã được Tây y chẩn đoán là bể thận viêm mạn tính. Uống thuốc này 3- 5 thang nhiều lắm cũng không quá 6 thang đều khỏi. Đạt tỉ lệ 96%.
2. Thanh lâm thang:
Hoàng bá 30g, ngân hoa 60g, hoàng cầm 20g, ngưu tất 12g. Sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt giải độc. Trị bể thận viêm mạn tính.
Đã trị 185 ca cấp tính. Khỏi 166, có hiệu quả 13, có chuyển biến 4, không kết quả 2. Tổng kết đạt 98,91%.
Có 49 ca mạn tính, khỏi 19, có hiệu quả 17, có chuyển biến 9, không kết quả 4. Đạt tỉ lệ 87,25%.
3. Phù chính hoạt huyết phương:
Hoàng kỳ (sống) 20g, đương quy (toàn), thân thảo, đan sâm đều 15g, xuyên khung 10g, thảo hồng hoa 12g. Sắc uống.
Tác dụng: Phù chính, hoạt huyết. Trị bể thận viêm mạn tính.
Trị 31 ca. Tuổi từ 21 - 70. Bệnh từ 3 năm trở lên. Kết quả khỏi hoàn toàn 17, có kết quả 10, có chuyển biến 3, không kết quả 1. Đạt tỉ lệ 96,8%.
4. Dưỡng âm thông lâm phương
Sơn được, cù mạch, xa tiền tử đều 30g, Sinh địa, phục linh đều 15g, đơn bì 10g, mộc thông, cam thảo sống đều 5g. Sắc uống. 10 ngày là một liệu trình.
Tác dụng: Dưỡng âm, thông lâm. Trị nhiễm trùng đường tiểu nơi người lớn tuổi.
Đã trị 53 ca. Nam 4, nữ 49 (tuổi từ 50 trở) lên. Bệnh từ 2 năm đến 15 năm. Đều có tiểu buốt, tiểu gắt, tiểu nhiều, sốt, lưng đau. Xét nghiệm thấy có bạch cầu, có vi khuẩn 37 ca. Kết quả: khỏi 42, có kết quả 5, không kết quả 6. Đạt tỉ lệ 88,7%.
5. Thông lâm hóa trọc thang
Tỳ giải, thạch xương bồ, hoàng bá, thạch vi đều 15g, bạch hoa xà thiệt thảo 30g, thổ bối mẫu, ngưu tất đều 10g, mã bột 5g, yết vĩ (tán nhuyễn, hòa vào thuốc uống) 1g. Sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp, phân thanh hóa trọc. Trị nhiễm trùng đường tiểu mạn tính.
6. Châm cứu trị bể thận viêm
+ Do can uất khí trệ: Thanh nhiệt lợi thấp, thông lâm: Châm hành gian, trung cực, dương lăng tuyền, chi câu (Bị cấp châm cứu).
+ Do bàng quang có thấp nhiệt: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm. Châm bàng quang du, trung cực, âm lăng tuyển, ủy dương, đại chùy (Bị cấp châm cứu).
+ Tỳ thận khí hư: Kiện tỳ, ích thận. Châm tỳ du, thận du, bàng quang du, tam âm giao (Bị cấp châm cứu).
7. Nhĩ Châm
Dán thuốc (Vương bất lưu hành) vào các huyệt: Thần môn, tam tiêu, nội tiết, bàng quang, tỳ, thận, du niệu quản. Dán vào cả hai tai. Cách ngày dán một lần, 10 lần là một liệu trình (Bị cấp châm cứu).
Sỏi thận
Khái niệm
Là một trong 5 bệnh lâm của Đông y.
Đặc điểm của bệnh là sự kết hợp những cục sạn (to nhỏ tùy trường hợp) trong thận và đường tiểu,
tạo nên sự ngăn trở trong việc bài tiết. Bệnh thường gặp ở phái nam nhiều hơn ở nữ.
Nguyên nhân:
+ Do tiểu quá ít: Tạo nên sự đậm đặc của các chất tan trong nước tiểu, đến một độc đặc nào đó, các chất hòa tan trong nước tiểu sẽ đặc lại. Bình thường hàng ngày, mỗi người tiểu 1-2 lít nếu lượng nước tiểu vì một lý do nào đó không được bài tiết ra, những cặn bã lẫn trong nước tiểu sẽ dần dần đọng lại tạo thành sạn, sỏi. Có thể hiểu như sau, một ly nước khuấy với đường, các tỉnh thể đường lẫn tan vào trong nước nhưng để một thời gian, nước bốc hơi còn chừng nửa ly thì đường sẽ kết tỉnh lại, đọng ở đáy ly. Vì vậy, những người ít đi tiểu dễ bị kết sạn.
+ Sự kết hợp của vi trùng khi chết bị đào thải qua đường tiểu hoặc của các chất cặn bã trong nước tiểu... tạo nên một khối cứng để cho các chất kết tính lại tạo thành cục sạn. Trong công việc nuôi ngọc trai, người nuôi thường bỏ một hạt cát vào trong thân con trai, con trai nhả chất ngọc bao bọc quanh hạt cát để làm cho hạt cát này thành vô hại đối với nó. Trong chứng sạn thận hoặc sạn đường tiểu cũng vậy, các xác vi trùng hoặc các tạp chất lãnh nhiệm vụ như hạt cát trong cơ thể con trai để tạo nên khối kết tỉnh trong đường tiểu thành cục sạn.
Khi điều trị, cần chú hai điểm sau:
+ Kích thước viên sỏi cỡ nào? Vì nếu sạn nhỏ dưới 10mm còn có thể uống thuốc cho tống ra còn nếu sạn quá lớn, phải phối hợp giải phẫu để lấy sỏi ra.
+ Cấu tạo của viên sỏi đó thuộc loại nào? Để có hướng điều trị cho phù hợp.
. Sỏi là chất oxalate (thường gặp nhất là oxalate calcium).
Kiêng các chất có acide oxalique như rau muống, cacao, những chất có nhiều chất calcium như sữa, trứng, tôm cua, sò, ốc, hến... Nên ăn ít cơm và bánh mì.
. Sỏi thuộc loại phosphate
Ăn uống cần ăn nhiều thịt, mỡ, bánh mì. Kiêng các loại rau sống hoặc luộc chín. Nên uống nước chanh hoặc nước cam.
. Sỏi là chất ureate
Kiêng chocolate, cà phê, nấm rơm, rượu, bia, tôm, cua.
. Sỏi là chất cystine
Kiêng các loại rau sống và chín, ăn ít trái cây. Kiêng sữa, cà phê, chocolate.
Một số bài thuốc kinh nghiệm
Giáng thạch thang:
Cam thảo tiêu 3g, Đông quỳ tử 10g, giáng hương 3g, hải kim sa 10g, hoạt thạch 10g, kê nội kim 10g, kim tiền thảo 30g, ngư não thạch 10g, thạch vi 10g, xuyên ngưu đằng 10g. Sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp. Trị hạ tiêu có thấp nhiệt, sỏi đường tiết niệu.
Dùng bài Giáng thạch thang trị mấy chục bệnh nhân bị sỏi đường tiết niệu đều đạt kết quả tốt (Thiên gia diệu phương).
Tang căn tam kim nhị thạch thang:
Hải kim sa 30g, hoạt thạch 30g, kê nội kim (rang với cát) 10g, kim tiền thảo 30g, ngưu đằng 10g, tang thụ căn 30g, thạch vi 16g, tỳ giải 10g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, chỉ thống. Trị thận hư, thấp nhiệt uẩn kết, sỏi đường tiểu.
Mấy năm nay trị sỏi tiết niệu theo phương pháp kết hợp Đông Tây y, tức là Tây y chẩn đoán rõ ràng chính xác (bao gồm kích thước, hình dáng, số lượng hạt sỏi, chức năng của thận tốt hoặc xấu, có bị nhiễm khuẩn không?...), rồi cho dùng bài thuốc thải sỏi thích hợp để thải sỏi ra một cách kết quả, giải trừ đau đớn cho bệnh nhân. Qua những tư liệu tích lũy được, việc thải sỏi quyết định dựa vào vị trí, kích thước và độ nhẫn của viên sỏi. Nếu các điều kiện trên thuận lợi, dùng bài thuốc này làm chính, có gia giảm thêm thì hiệu quả thu được khá tốt. Nói chung, sau khi uống thuốc, viên sỏi đều được thải ra ngoài (Thiên gia diệu phương).
Tạc thạch hoàn:
Cam thảo (sao) 6g, địa long 10g, đông quỳ tử 10g, hải kim sa 10g, hoạt thạch 10g, hổ phách 2g, kê nội kim 10g, mang tiêu 6g, mộc tặc 10g, phục linh 10g, trầm hương 2g, trạch tả 10g, xa tiền tử 10g, xuyên ngưu tất 10g, xuyên uất kim 10g. Trừ mang tiêu, hoạt thạch và hổ phách, các vị kia đem sao khô nhỏ lửa rồi tán với hổ phách, rây bột mịn, hòa mang tiêu vào nước và rượu, làm hoàn, to bằng hạt đậu xanh, dùng hoạt thạch bọc ngoài làm áo. Phơi trong râm cho khô, cất để dùng dần.
Mỗi lần uống 10-16g, ngày 2 lần, với nước ấm, trước bữa ăn 1 giờ.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm. Trị thấp nhiệt uẩn kết ở hạ tiêu, sỏi ở đường tiểu.
Mộc tặc, Đông quỳ tử xa tiền tử, hoạt thạch, cam thảo, hải kim sa để thanh nhiệt, lợi niệu, thông lâm; địa long cũng có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu; ngư tất trị ngũ lâm, tiểu ra máu, dương vật đau, dẫn thuốc xuống; trầm hương giáng khí, nạp thận, tráng nguyên dương, trị khí lâm; hổ phách thông lâm, hóa ứ, trị tiểu ra máu; mang tiêu hóa thạch, thông lâm. Các vị kể trên đều là những vị lợi tiểu, thông lâm, thanh nhiệt, vì vậy, bài này dùng trị sỏi ở niệu quản đạt kết quả lý tưởng (Thiên gia diệu phương).
Thông phao thang:
Bại tương thảo 16g, biển súc 6g, cát cánh 4g, cù mạch 6g, lậu lô 10g, mông hoa 16g, thanh bì 10g, trạch tả 10g, vương bất lưu hành 15g. Sắc uống.
Tác dụng: Hành ứ, thông lâm. Trị thấp nhiệt ở bàng quang, ứ trệ ở hạ tiêu, sỏi đường tiểu.
Thống kê: Đã dùng bài thuốc này trị cho 7 ca sỏi đường tiểu đều thu được kết quả tốt. Lại dùng trị 1 trường hợp thận đa nang tiểu ra máu cũng thu được kết quả tốt (Thiên gia diệu phương).
Tam kim hồ đào thang:
Kim tiền thảo 30-60g, kê nội kim (nướng, tán bột, chia làm hai lần uống với nước thuốc) 6g, xa tiền thảo, hoạt thạch đều 12g, sinh địa 15g, thiên môn 9z, ngưu tất 9g, mộc thông 4,5g, cam thảo (sống) 4,5g, nhân hồ đào 4 hột (chia làm 2 lần nuốt). Sắc với 600ml nước nhỏ lửa trong 30 phút còn 400ml. Rót ra, lại cho thêm 500ml nước, sắc lần thứ hai như trên, còn 300ml. Đổ chung hai nước, sắc, chia làm hai lần uống.
Trân kim thang gia giảm:
Hải kim sa16g, kê nội kim 12g, lộ lô thông 16g, mạch môn 10g, phù thạch 16g, tiểu hồi 10g, trạch tả 12g, trân châu 60g, ty qua lạc 12g, vương bất lưu hành 12g. Sắc uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, bài thạch. Trị thấp nhiệt hạ chú, uất kết lâu ngày làm cho tạp chất của nước tiểu đọng lại thành sỏi, đường tiểu có sỏi.
Qua thực tiễn lâm sàng cho thấy dùng bài Trân kim thang gia giảm trị bệnh kết sỏi ở các vị trí của hệ tiết niệu đều thu được kết quả tốt (Thiên gia diệu phương).
Trục thạch thang:
Bạch thược 10g, cam thảo (nhỏ) 4,8g, hải kim sa đằng 18g, hổ phách mạt 4g, kê nội kim 6g, kim tiền thảo 30g, mộc hương 4,8g, sinh địa 12g. Mộc hương cho vào sau, hổ phách mạt để ngoài uống với nước thuốc sắc. Ngày một thang, chia hai lần uống.
Tác dụng: Thanh nhiệt, lợi thấp, thông lâm, trục thạch. Trị thấp nhiệt uất kết, sỏi đường tiểu.
Kim tiền thảo thanh nhiệt, lợi thấp, trục thạch, làm quân; hải kim sa đằng lợi thủy, thông lâm; kê nội kim tiêu sỏi làm thân; hổ phách khử ứ, thông lộ, chỉ thống; mộc hương hành khí, giải uất, chỉ thống; sinh địa, bạch thược lợi thủy mà không gây tổn thương, làm tá; cam thảo điều hòa các vị thuốc, làm sứ (Thiên gia diệu phương).
Niệu lộ bài thạch thang:
Biển súc 24g, Chi tử 20g, chỉ xác 10g, chích thảo 10g, củ mạch 15g, đại hoàng 12g, hoạt thạch 15g, kim tiền thảo 30g, mộc thông 10g, ngưu tất 15g, thạch vi 30g, xa tiền tử 24g. Sắc uống.
Tác dụng: Tiêu sỏi, thông lâm, hành khí, hóa ứ, thanh lợi thấp nhiệt. Trị thấp nhiệt hạ chú, sỏi ở đường tiểu.
Cần nắm vững bài thuốc này thích hợp với các chứng sau:
+ Sỏi có đường kính ngang nhỏ hơn 1cm, đường kính dài nhỏ hơn 2cm.
+ Hệ tiết niệu không có dị dạng về giải phẫu và những biến đổi bệnh lý.
+ Chức năng thận bên bệnh còn tốt.
Niệu lộ kết thạch thang:
Bạch vân linh 10g, hải kim sa 15g, hoạt thạch 12g, hổ phách 3g, kim tiền thảo 15g, mộc thông 6g, thạch bì 10g, trần bì 10g, xa tiễn tử 10g. Sắc uống.
Tác dụng: Lợi thấp, hóa ứ, trị sỏi ở bàng quang.
Nội kim hô 2 đào cao:
Hồ đào nhân (chưng) 500g, kê nội kim 150g, mật ong 500g. Kê nội kim, nướng, tán thành bột. hồ đào đập nhỏ. Trộn chung với mật ong thành dạng cao. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 10ml.
Tác dụng: Tư thận, thanh nhiệt, thấm thấp, thống tán, hóa kết. Trị chứng sỏi ở đường tiểu.
Thược dược cam thảo thang gia vị:
Bạch thược, trân châu mẫu 30g, cam thảo, đàn hương, nga truật, nguyên hồ, hồi hương đều 10g, điều sâm, mạch môn, bạch vân linh đều 12g. Sắc uống.
Tác dụng: Hoãn cấp, chỉ thống. Trị thận hư, lưng đau, khí âm đều suy, khí nghịch, sỏi niệu quản.
Phụ kim thang:
Kim tiền thảo 30g, phụ tử 12g, thục địa 20g, trạch tả 10g, Sắc uống.
Tác dụng: Ôn thận, hành thủy. Trị thận khí hư tổn, sỏi đường tiểu.
Kinh nghiệm điều trị sỏi thận của Nhật Bản
+ Đại kiến trung thang: Thích hợp với sỏi điển hình dược cam thảo thang: Hợp với những bệnh nhân nặng có cơn đau sỏi thận, sỏi bàng quang.
+ Đại hoàng phụ tử thang: Có tác dụng đối với sỏi bị ứ đọng. Tính chất hàn nhiệt của các vị thuốc giúp cho dễ tan sỏi.
Dinh dưỡng:
+ Nên uống nhiều nước để tránh cặn sỏi động lại.
+ Khi muốn tiểu, không nên nín lại lâu ngày sẽ kết thành sỏi.
+ Ở 110 người bệnh bị sỏi thận: 93 người bệnh luôn ngủ nghiêng về một bên, trong số đó có 76% có sỏi ở phía bên đó. Vì thế, khi ngủ, nên trở mình cả hai bên hoặc nằm ngửa để tránh sỏi thận.