Xuất Huyết Dạ Dày
Xuất huyết dạ dày là gì?
Xuất huyết dạ dày (còn gọi là chảy máu dạ dày) là một dạng xuất huyết ở niêm mạc dạ dày dẫn đến nôn ra máu, hoặc đi tiêu ra máu. Đây là một biến chứng nghiêm trọng của bệnh lý dạ dày và nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.
Hiện tại, tình trạng này có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ, tuy nhiên nam giới vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn. Bệnh thường gặp ở đối tượng từ có độ tuổi 20 đến 50.
Nguyên nhân gây ra xuất huyết dạ dày là gì?
Hiện nay có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra xuất huyết dạ dày như thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống... Tuy nhiên những nguyên nhân sau đây là thường thấy nhất ở căn bệnh này bao gồm:
Loét dạ dày, tá tràng:
Chiếm 40% nguyên nhân xuất huyết dạ dày, thường gặp ở bệnh nhân có tiền sử đau vùng thượng vị hoặc được chẩn đoán viêm loét dạ dày, tá tràng.
Ảnh hưởng của thuốc kháng sinh:
Các loại thuốc chống viêm, giảm đau, tình trạng đông máu là một trong những nguyên nhân cũng có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày, nên bệnh nhân cần lưu ý trước khi sử dụng.
Ung thư dạ dày:
Ở tình trạng, dạ dày bị tổn thương nghiêm trọng, do đó xuất huyết dạ dày là điều không tránh khỏi.
Hội chứng Mallory Weiss:
Thường xảy ra ở bệnh nhân có hiện tượng nôn nhiều, khiến niêm mạc dạ dày bị trầy xước dẫn đến xuất huyết dạ dày, đặc biệt là sau khi uống rượu.
Những nguyên nhân khác:
Có thể do vi khuẩn Hp, uống nhiều bia, rượu, chế độ ăn uống không điều độ, tinh thần căng thẳng, stress,... Cũng có thể gây bệnh xuất huyết dạ dày.
Những triệu chứng phổ biến của xuất huyết dạ dày là gì?
Sau đây là các triệu chứng thường thấy của xuất huyết dạ dày:
Đau dữ dội vùng thượng vị:
Cơn đau lan khắp vùng bụng dẫn tới cứng bụng, người bệnh xuất hiện tình trạng toát mồ hôi lạnh, mặt xanh tái, có dấu hiệu nôn ra máu và đi ngoài phân có màu đen.
Nôn ra máu:
Đây là triệu chứng điển hình của xuất huyết dạ dày. Người bệnh thường nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đôi khi lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian sau đó mới trào ra ngoài.
Sắc tố da thay đổi:
Hiện tượng này xảy ra do dạ dày không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, da trở nên nhợt nhạt.
Thiếu máu:
Đây cũng là một trong những của triệu chứng xuất huyết dạ dày dẫn tới tình trạng cơ thể đổ mồ hôi đột ngột, bị chóng, hoa mắt, tụt huyết áp.
Những phương pháp điều trị của xuất huyết dạ dày như thế nào?
Hiện tại đối với những trường hợp bị xuất huyết dạ dày đều được nhập viện ngay lập tức. Khi đó bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân tùy thuộc vào tình trạng của mỗi trường hợp. Sau đây là một số phương pháp điều trị thường được bác sĩ sử dụng:
Ở những trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ: Bác sĩ sẽ theo dõi thêm từ 24 - 48 giờ, tiến hành nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì sẽ cho xuất viện, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Còn đối với những trường hợp bị chảy máu dạ dày do loét có nhiễm vi trùng Hp thì sau khi điều trị ngưng chảy máu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng từ 10 - 14 ngày, sau đó sẽ điều trị bằng thuốc lành vết loét trong 6 - 8 tuần.
Nếu bị xuất huyết do các nguyên nhân khác thì chỉ cần điều trị bằng thuốc từ 6 - 8 tuần.