Xoắn ruột bẩm sinh có triệu chứng lâm sàng gì?
Triệu chứng chủ yếu của xoắn ruột bẩm sinh là nôn và tắc ruột cao. Bệnh phần lớn xảy ra ở trẻ sơ sinh, chiếm tới 80%. Sau khi sinh, trẻ đi tiêu bình thường, 3 - 5 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng, trẻ nôn gián đoạn, chất nôn ra chứa nước mật, bụng không chướng, không có đặc trưng dương tính. Khi tắc hoàn toàn, trẻ nôn liên tục, kèm theo mất nước, gầy gò, táo bón, nếu biến chứng xoắn ruột thì nôn càng mạnh, chất nôn ra là dung dịch màu cà phê, đại tiện ra máu, sốt; đồng thời xuất hiện chướng bụng, sốc và trạng thái kích thích phúc mạc. Trẻ thường biểu hiện trạng thái tắc ruột không hoàn toàn, mạn tính ở tá tràng. Triệu chứng xuất hiện gián đoạn, nôn ra nước mật thường tự giảm. Cơ thể gầy gò, thiếu máu, chậm lớn. Một số trẻ hoàn toàn không có triệu chứng, mà chỉ phát hiện ra khi kiểm tra dạ dày, ruột hoặc mổ bệnh khác.
Xoắn ruột bẩm sinh không triệu chứng thì không nên phẫu thuật, chỉ chú ý quan sát, cũng không cần điều trị gì. Trẻ có triệu chứng tắc ruột thì phải điều trị bằng phẫu thuật sớm. Trẻ có triệu chứng chảy máu đường ruột hoặc viêm phúc mạc cho biết biến chứng xoắn ruột cần mổ khẩn cấp.