Viêm Ruột Thừa Cấp

Viêm Ruột Thừa Cấp

Viêm ruột thừa cấp là gì?

Bệnh viêm ruột thừa cấp là tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa, một cơ quan nhỏ, hình ngón tay xuất phát từ đoạn đầu tiên của ruột già ở hố chậu phải. Mặc dù ruột thừa là một cơ quan không rõ chức năng là gì nhưng nó có thể trở thành một bệnh lý. Theo thống kê, bệnh viêm ruột thừa cấp là tình trạng thường gặp nhất trên thế giới và cần phải mổ.

Tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa, một cơ quan nhỏ, hình ngón tay.

Tình trạng viêm cấp tính của ruột thừa, một cơ quan nhỏ, hình ngón tay.

Nếu như căn bệnh trên không được điều trị kịp thời, ruột thừa bị viêm có thể sẽ vỡ làm cho phân lan tràn vào ổ bụng gây nên tình trạng viêm phúc mạc đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm ruột thừa cấp là gì?

Những nguyên nhân thường thấy sau đây gây ra bệnh viêm ruột thừa cấp bao gồm:

- Nhiễm vi khuẩn, nhưng nguyên nhân tại sao ruột thừa bị nhiễm khuẩn hiện vẫn chưa được xác định rõ.

- U phân, muối canxi hay sỏi phân hoặc khối u (hiếm) làm tắc nghẽn ruột thừa, dẫn đến viêm và nhiễm trùng.

- Sưng và viêm dẫn tới nhiễm trùng, tạo máu đông và làm vỡ ruột thừa.

- Tăng sản mô lympho có liên quan đến tình trạng viêm, nhiễm trùng như bệnh Crohn, sởi, nhiễm amip, viêm ruột, viêm đường hô hấp và bệnh tăng bạch cầu đơn nhân.

Nguyên nhân tại sao ruột thừa bị nhiễm khuẩn hiện vẫn chưa được xác định rõ.

Nguyên nhân tại sao ruột thừa bị nhiễm khuẩn hiện vẫn chưa được xác định rõ.

Sau đây là các yếu tố nguy cơ có thể làm tăng khả năng mắc bệnh viêm ruột thừa cấp, bao gồm:

- Bệnh sử gia đình về viêm ruột thừa.

- Nam giới.

- Từ 10-19 tuổi.

- Tình trạng viêm ruột kéo, dài như bệnh Crohn hoặc viêm loét ruột.

Chế độ ăn “Phương Tây” với hàm lượng carbonhydrate cao và chất xơ thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa cấp. Nếu chế độ ăn không đủ chất xơ, ruột sẽ vận động chậm lại làm tăng nguy cơ tắc nghẽn ruột thừa.

- Ô nhiễm không khí, đặc biệt là ozon cao cũng có liên quan với bệnh viêm ruột thừa. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học không chắc chắn tại sao ô nhiễm không khí lại liên quan đến nguy cơ mắc bệnh nhưng có lẽ ở mức độ ozon cao làm tăng tình trạng viêm ruột và thay đổi vi khuẩn có lợi trong đường ruột.

- Không nhũng thế các nghiên cứu cho thấy bệnh thường xảy ra vào mùa hè hơn là các mùa khác trong năm, có thể do ô nhiễm không khí, cơ thể tiêu thụ lượng lớn thức ăn nhanh, các thực phẩm giàu đạm, ít chất xơ.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm ruột thừa cấp là gì?

Sau đây là những triệu chứng thường gặp của bệnh viêm ruột thừa cấp bao gồm:

Táo bón và khó xì hơi, nhưng đôi khi lại có thể bị tiêu chảy.

Táo bón và khó xì hơi, nhưng đôi khi lại có thể bị tiêu chảy.

- Khó chịu vùng quanh rốn (giai đoạn đầu của bệnh) sau đó cơn đau di chuyển xuống hố chậu phải.

- Đau dữ dội ở khu trú và liên tục trong vài giờ.

- Đau hơn khi xoay, thở mạnh, ho, hắt hơi, đi lại hoặc bị đụng vào.

- Táo bón và khó xì hơi, nhưng đôi khi lại có thể bị tiêu chảy.

- Sốt cao kèm lạnh run có thể liên quan đến tình trạng ổ mủ ruột thừa.

- Nhịp tim nhanh.

- Bụng chướng (giai đoạn trễ).

- Đột ngột hết đau bụng sau khi xuất hiện các triệu chứng liên quan ruột thừa vỡ mũ, đây là tình trạng cần được cấp cứu.

- Chán ăn.

- Lưỡi dơ, hơi thở hôi.

- Đi tiểu đau hoặc đi tiểu thường xuyên.

- Tiểu ra máu.

- Bụng chướng hơi nổi phồng lên (đặc biệt ở trẻ nhỏ).

Điều trị bệnh viêm ruột thừa cấp

Đôi khi có một vài trường hợp hiếm hoi có thể không cần phải phẫu thuật.

Đôi khi có một vài trường hợp hiếm hoi có thể không cần phải phẫu thuật.

Hiện nay, có nhiều phương pháp giúp điều trị căn bệnh trên đem lại hiệu quả cao.

Đôi khi có một vài trường hợp hiếm hoi có thể không cần phải phẫu thuật, chỉ cần điều trị bằng kháng sinh và truyền dịch.

Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, người bệnh cần được phẫu thuật. Ngoài ra bác sĩ điều trị sẽ sử dụng các phương pháp phẫu thuật khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

Nếu như người bệnh có ổ áp xe nhưng chưa vỡ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc bác sĩ sẽ dẫn lưu ổ áp-xe thông qua da và sẽ phẫu thuật sau khi điều trị nhiễm trùng.

Nếu như ổ áp xe vỡ, người bệnh cần được phẫu thuật cắt ruột thừa ngay lập tức.

Ngoài ra, bác sĩ có thể mổ hở hoặc mổ nội soi. Tuy nhiên, mổ nội soi ít xâm lấn hơn và thời gian bình phục nhanh hơn. Tuy nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh phải sẽ mổ hở khi bị áp-xe hoặc viêm phúc mạc.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...