Viêm Quanh Thân Răng Và Sức Khỏe Răng Miệng

Viêm Quanh Thân Răng Và Sức Khỏe Răng Miệng

Viên quanh thân răng là bệnh gì?

Viêm quanh thân răng (tên khoa học Pericoron) là bệnh về răng miệng trong đó mô nướu bị sưng và nhiễm trùng quanh răng khôn (còn gọi là răng số 8), răng hàm thứ ba và cũng là răng thường mọc lên vào cuối độ tuổi thanh thiếu niên hoặc đầu độ tuổi 20.

Nguyên nhân gây viêm quanh thân răng là gì?

Viêm quanh thân răng chỉ hình thành khi răng khôn chỉ mọc một phần (xuyên qua nướu). Điều này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập xung quanh răng và gây nhiễm trùng. Vì thế khi thức ăn hoặc mảng bám (các mảng vi khuẩn còn lại trên răng sau khi ăn) có thể mắc lại bên dưới phần nướu xung quanh răng. Và nếu chúng vẫn còn lại trong đó, nó có thể gây kích ứng nướu và dẫn đến viêm quanh thân răng. Tuy nhiên nếu tình trạng này trở nên nghiêm trọng, tình trạng viêm và nhiễm trùng có thể lan rộng ra bên ngoài hàm đến má và cổ. 

Các triệu chứng của viêm quanh thân răng là gì?

Sau đây là một số triệu chứng của viêm quanh thân răng có thể xảy ra bao gồm:

  • Đau đớn.
  • Nhiễm trùng.
  • Sưng nướu (gây ra bởi sự tích tụ mủ).
  • Có vị khó chịu trong miệng (do mủ rò rỉ từ nướu).
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ.
  • Khó mở miệng. 

Làm thế nào được chẩn đoán viêm quanh thân răng?

Bác sĩ nha khoa sẽ kiểm tra răng khôn của bệnh nhân để xem cách chúng mọc lên như thế nào, và xác định xem chúng mọc hết hay không hay chỉ mọc một phần. Sau đó bác sĩ sẽ chụp X-quang để xác định vị trí của răng khôn. Tiếp theo bác sĩ sẽ ghi nhận lại triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải (như sưng hoặc nhiễm trùng), và sẽ kiểm tra xem có vạt lợi ở quanh răng hay không.

Viêm quanh thân răng được điều trị như thế nào?

Nếu viêm quanh thân răng chỉ giới hạn ở răng (cơn đau và viêm không lan rộng), hãy điều trị bằng cách súc miệng bằng nước muối ấm. Hoặc bệnh nhân cũng nên đảm bảo phần vạt lợi không có thức ăn mắc ở bên dưới. 

Tuy nhiên nếu răng, hàm và má đều bị sưng và đau, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ có thể điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh (thường là penicillin, trừ khi bệnh nhân bị dị ứng). Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dùng thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen hoặc ibuprofen. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê toa thuốc giảm đau mạnh hơn cho bệnh nhân.

Nếu cơn đau và viêm trở nên nghiêm trọng, hoặc nếu viêm quanh thân răng bị tái phát, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để loại phần vạt lợi hoặc răng khôn. Không những thế bác sĩ có thể sử dụng đến tia laser mức độ thấp để giảm đau và viêm quan đến viêm quanh thân răng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...