Viêm phổi

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh rất nặng của hệ thống hô hấp và cũng là một trong những nguyên nhân gây ra cái chết ở con người. Theo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ người chết vì bệnh viêm phổi chiếm 75% tỷ lệ người chết vì các bệnh về đường hô hấp.

Do sự tiến bộ của y học hiện nay, có rất nhiều người bệnh đã được chữa khỏi thông qua điều trị bằng thuốc và các phương pháp điều trị mang tính bổ trợ. Tuy nhiên, do nguyên nhân gây bệnh khá phức tạp nên tỉ lệ tử vong là khá cao ở nhóm người già, trẻ sơ sinh và những người có sức đề kháng kém.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

 

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh viêm phổi. Thông thường, đường hô hấp bên trong cơ thể có cơ chế phòng ngự khá mạnh, mầm bệnh sau khi xâm nhập vào cơ thể không nhất định là phải phát bệnh. Nhưng vì một lý do nào đó mà khả năng đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì nguy cơ phát bệnh sẽ cao. Nguyên nhân gây bệnh bao gồm:

  • Đường hô hấp trên bị nhiễm vi rút.
  • Nhiễm lạnh đột ngột, đói, mệt, say rượu… giảm sức đề kháng, giảm khả năng miễn dịch.
  • Dùng các thuốc gây mê, gây tê, thuốc an thần quá liều.
  • Mắc các bệnh khác như hệ thống miễn dịch khiếm khuyết, đái đường, thận….

Các biểu hiện thường gặp ở bệnh viêm phổi:

Nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau, nhưng về cơ bản đều sốt, ho, thở gấp, đôi khi có thể ho khan nhưng đa phần là ho có đờm. Nếu sốt cao, người bệnh thường cảm thấy lạnh.

VIÊM PHỔI DO VI RÚT SONG CẦU

 

Bệnh thường phát cấp tính, sốt cao và lạnh. Khi ho có thể có đờm màu xanh lá cây, hoặc trong đờm có máu. Trước khi phát bệnh, người bệnh thường hay viêm đường hô hấp do vi rút.

VIÊM PHỔI DO THỰC KHUẨN

Khác với viêm phổi do vi rút song cầu, bệnh thường phát triển chậm, nên thường người bệnh không cảm nhận thấy, triệu chứng chính là ho khan, sốt không cao quá, ít lạnh, người trẻ dễ mắc nhất, người già và trẻ nhỏ cũng dễ mắc bệnh.

VIÊM PHỔI VIÊM PHỔI DO VI KHUẨN CẦU NHO

Tình trạng bệnh thường khá nặng. Người bệnh thường phải nằm viện do một căn bệnh phức tạp khác, chức năng phòng ngự của cơ thể bị tổn thương, hoặc gần đây có sử dụng kháng sinh.

VIÊM PHỔI QUÂN ĐOÀN

Bệnh thường rất nghiêm trọng, không những hệ thống hô hấp gặp trở ngại mà còn xuất hiện tình trạng khó thở, ngoài ra, còn có thể xuất hiện các hiện tượng khác thường ở ruột, dạ dày, thần kinh trung ương, gan, thận…

VIÊM PHỔI DO VI RÚT

 

Bệnh phát triển chậm, biểu hiện của bệnh là đau đầu, người yếu, cơ bắp đau nhức, sốt, ho, ho khan hoặc có ít đờm. Trong vòng 12 - 36 tiếng, xuất hiện hiện tượng thở gấp, khó thở, thậm chí không thở được.

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA DỰA VÀO CÁC TRIỆU CHỨNG ĐẶC TRƯNG, CHỤP X QUANG VÀ KIỂM TRA HÓA NGHIỆM

Chẩn đoán lâm sàng

Trước tiên, phải xác định xem có phải là bị viêm phổi hay không. Thông thường, nếu bệnh nhân ho, ho có đờm, sốt cao, đau ngực và phim chụp X quang phần ngực cho hình ảnh bất thường thì có thể chẩn đoán là bị viêm phổi.

Sau khi chứng thực được đúng là bị viêm phổi thì phải nhận định xem là thuộc dạng nào.

Chụp X quang

Đây là phương pháp đơn giản nhất để chẩn đoán bệnh viêm phổi, không những có thể xác định được rõ bệnh nhân có bị viêm phổi hay không, phương pháp này còn có thể cho biết phạm vi và sự phân bố của bệnh.

Kiểm tra đờm và kiểm tra máu

 

Việc kiểm tra đờm là rất quan trọng. Đối với đa số các vi khuẩn gây ra viêm phổi, kiểm tra đờm qua kính hiển vi có thể phát hiện được một số lượng lớn vi khuẩn và tế bào hạt trung tính. Ngoài ra, còn có thể tiến hành nuôi vi khuẩn đờm, kiểm tra máu.

Điều trị bệnh sớm có thể phòng tránh được các bệnh kéo theo.

Người mắc bệnh viêm phổi phải kịp thời đến bệnh viện để điều trị, đa phần đều phải nhập viện để điều trị. Nếu không được điều trị sớm, có thể tránh được mắc các bệnh khác như giãn khí quản, xơ hóa phổi, viêm màng não, viêm màng tim, viêm khớp… Bởi vậy, khi phát hiện ra bệnh phải tiến hành điều trị ngay, trong quá trình điều trị cũng phải chú ý đến những bệnh kể trên.

Người bệnh ngoài dùng thuốc phải nằm trên giường nghỉ ngơi, ăn những thức ăn thanh đạm dễ tiêu hóa, ăn nhiều đồ ăn có chứa nhiều vitamin như hoa quả, rau xanh, khi bị sốt nên uống nhiều nước để bổ sung nước cho cơ thể.

NGƯỜI BỆNH KHÔNG NÊN ĂN QUÁ NO

 

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, việc ăn quá no rất có hại đối với người mắc bệnh viêm phổi, có thể dẫn đến tình trạng khó thở, thở đứt quãng, thậm chí có thể làm cho tim ngừng đập, nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân là do, khi người bệnh ăn quá no, dạ dày quá đầy sẽ đẩy lên phía trên, ép vào phổi. Bản thân người bệnh đã không lấy được đủ oxy, nếu phổi bị ép, sẽ làm cho quá trình hô hấp gặp khó khăn, làm bệnh nặng thêm.

Mặt khác, khi ăn quá no, việc tiêu hóa thức ăn sẽ cần một lượng oxy rất lớn, từ đó sẽ gây ra ảnh hưởng đến nhu cầu thông thường về oxy của các bộ phận trong cơ thể như tim, não…

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...