Viêm phế quản dạng hen
Mỗi khi bạn hít vào, không khí đi vào mũi và miệng. Tiếp theo nó di chuyển xuống cổ họng và đi vào một loạt các đường dẫn khí được gọi là ống phế quản. Thông thường những ống này cần được mở để không khí đến phổi, nơi oxy được truyền vào máu để được vận chuyển đến các mô của cơ thể.
Tuy nhiên nếu đường thở bị viêm, không khí vào phổi sẽ khó và ít hơn, điều này làm bạn có thể cảm thấy khó thở. Bên cạnh đó bạn có thể cảm thấy khò khè và ho nếu nỗ lực hút thêm oxy thông qua các ống đã bị thắt chặt.
Viêm phế quản và hen suyễn là hai tình trạng viêm đường thở phổ biến. Hiện có 2 loại viêm phế quản:
- Viêm phế quản cấp tính: Là một tình trạng viêm niêm mạc đường thở và thường tự khỏi. Tình trạng này được gây ra bởi nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Viêm phế quản mãn tính: Là một tình trạng viêm kéo dài hơn, có thể được kích hoạt do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích môi trường như khói thuốc lá, bụi hoặc hóa chất.
Hen suyễn là một tình trạng viêm dẫn đến các cơ xung quanh đường thở bị thắt chặt và sưng làm cho đường thở bị hẹp.
Nhưng khi hen và viêm phế quản cấp tính xảy ra cùng một lúc, thì tình trạng này được gọi là viêm phế quản dạng hen.
Nguyên nhân gây viêm phế quản dạng hen?
Cho đến nay có rất nhiều yếu tố kích hoạt có thể bắt đầu giải phóng các chất gây viêm. Trong đó các tác nhân thường gặp bao gồm:
- Khói thuốc lá.
- Ô nhiễm.
- Các chất gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc, bụi, vẩy da thú cưng hoặc thực phẩm (và phụ gia thực phẩm như bột ngọt).
- Hóa chất.
- Một số loại thuốc (aspirin, thuốc chẹn beta).
- Tập thể dục.
- Thời tiết thay đổi (ví dụ, thời tiết lạnh).
- Nhiễm virus hoặc vi khuẩn.
- Cảm xúc thất thường (cười hoặc khóc).
Các triệu chứng của viêm phế quản dạng hen là gì?
Thực tế các triệu chứng của viêm phế quản hen là sự kết hợp của các triệu chứng viêm phế quản và hen suyễn.
Và bạn có thể gặp một số hoặc tất cả các triệu chứng sau:
- Khó thở.
- Khò khè.
- Ho.
- Tức ngực.
- Sản xuất chất nhầy dư thừa.
Tuy nhiên bạn cũng có thể tự hỏi, liệu viêm phế quản dạng hen có lây hay không? Hiện tại, viêm phế quản có thể được gây ra bởi một loại virus hoặc vi khuẩn, và đây là một căn bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, viêm phế quản dạng hen thường không truyền nhiễm.
Khám bác sĩ
Nếu bạn đã trải qua các triệu chứng như trên, hãy hẹn với bác sĩ. Khi đó bác sĩ sẽ hỏi một loạt các câu hỏi về các triệu chứng, lịch sử y tế và kiểm tra thể chất, sau đó bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện các xét nghiệm như:
Phế dung kế (máy đo chức năng hô hấp).
Đây là một xét nghiệm đo chức năng phổi, trong kiểm tra này bạn sẽ hít vào và thở ra từ ống ngậm được gắn vào một thiết bị gọi là phế dung kế.Dụng cụ đo lưu lượng đỉnh thở ra.
Đây là một thử nghiệm đo lực của không khí bạn thở ra vào ống ngậm của một thiết bị gọi là máy đo lưu lượng đỉnh.X-quang ngực.
Đây là một kiểm tra X quang tạo ra hình ảnh của ngực để tìm kiếm bằng chứng về các tình trạng khác có thể gây ra ho và khó thở.
Phương pháp điều trị viêm phế quản dạng hen
Các phương pháp điều trị viêm phế quản dạng hen về cơ bản giống như các phương pháp điều trị hen suyễn và viêm phế quản, chúng có thể bao gồm:
- Thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn như albuterol, giúp mở đường thở nhằm cung cấp các hỗ trợ ngắn hạn.
- Corticosteroid dạng hít.
- Thuốc giãn phế quản (tác dụng kéo dài) được sử dụng cùng với corticosteroid dạng hít.
- Thuốc đối kháng leukotriene.
- Cromolyn hoặc theophylin.
- Thuốc dạng hít có chứa cả steroid và thuốc giãn phế quản.
- Thuốc kháng cholinergic (tác dụng kéo dài).
- Máy tạo độ ẩm hoặc hơi nước.
- Nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh.
Bên cạnh đó điều trị còn bao gồm tránh các tác nhân gây hen suyễn bằng cách làm theo các mẹo sau:
- Giặt khăn trải giường và chăn trong nước nóng.
- Hút bụi thường xuyên.
- Sử dụng bộ lọc không khí HEPA trong nhà.
- Giữ vật nuôi ra khỏi phòng ngủ.
- Đừng hút thuốc, và cố gắng tránh xa những người hút thuốc.
- Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của nhiễm trùng.