Viêm Màng Ngoài Tim

Viêm Màng Ngoài Tim

Bệnh viêm màng ngoài tim là gì?

Viêm màng ngoài tim có tên tiếng Anh là Pericarditis, là bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng. Màng ngoài tim là lớp bao sợi mỏng bao bọc quanh trái tim. Lớp sợi mỏng này như một tấm màng giữ tim cố định trong lồng ngực và bôi trơn cho tim. Viêm màng ngoài tim có thể cấp tính (bất thình lình) hoặc mãn tính (kéo dài lâu).

Chứng viêm này có thể khiến màng ngoài tim hóa sẹo, mỏng đi và tim có thể bị siết lại. Nó có thể gây ra những triệu chứng khác như giảm dòng máu đi ra từ tim. Điều này có thể xảy ra khi mà có quá nhiều dịch đọng lại trong màng gây ra áp lực quá mức lên trái tim làm cho tim không bơm đầy máu như bình thường. Trong trường hợp nặng, huyết áp có thể giảm ở mức nguy hiểm và có thể gây ra tử vong.

Bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng.

Bệnh lý trong đó màng ngoài tim bị viêm và sưng.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm màng ngoài tim là gì?

Ở tình trạng bình thường, giữa hai lớp màng ngoài tim sẽ có một lớp dịch bôi trơn tránh tình trạng cọ xát. Nhưng khi có tình trạng viêm màng ngoài tim, hai lớp màng sưng lên có tình trạng cọ xát, gây ra hiện tượng đau ngực.

Nguyên nhân của căn bệnh trên thường rất khó xác định. Thông thường bác sĩ có thể không tìm ra được nguyên nhân (bệnh tự phát) hay chuyển hướng sang nguyên nhân nhiễm trùng.

Viêm màng ngoài tim có thể diễn biến từ từ sau một cơn đau tim, từ các kích thích của lớp cơ tim bị tổn thương. Ngoài ra, dạng viêm màng ngoài tim tiến triển chậm có thể xuất hiện sau một cơn đau tim hay một cuộc phẫu thuật tim.

Dạng này thường được gọi là hội chứng Dressler, hay có tên gọi khác là hội chứng hậu phẫu màng ngoài tim (postpericardiotomy), hội chứng hậu nhồi máu cơ tim (post-myocardial infarction syndrome) hay hội chứng hậu tổn thương tim (post-cardiac injury syndrome).

Viêm màng ngoài tim có thể diễn biến từ từ sau một cơn đau tim.

Viêm màng ngoài tim có thể diễn biến từ từ sau một cơn đau tim.

Ngoài ra các nguyên nhân khác có thể gây ra căn bệnh trên bao gồm:

- Bệnh tự miễn: Như bệnh lupus ban đỏ hay bệnh thấp khớp.

- Chấn thương:

Có ảnh hưởng đến tim, ngực sau tai nạn giao thông hay các tai nạn khác.

- Các rối loạn của tim: Bao gồm suy thận, AIDS, lao hay ung thư.

- Do thuốc: Một số loại thuốc có thể gây viêm màng ngoài tim, tuy nhiên rất ít gặp. 

Triệu chứng thường gặp ở viêm màng ngoài tim là gì?

Triệu chứng thông thường của bệnh Viêm màng ngoài tim là đau ngực, vị trí đau thường là đằng sau xương ức và có thể lan đến vai và cổ. Một số trường hợp sẽ có triệu chứng như cảm thấy lơ mơ, bị đau nhức hoặc cảm giác bị đè ép. Thay đổi tư thế hoặc hít thở sâu có thể làm đau nhiều hơn. Ngồi nghiêng về phía trước có thể giảm đau.

Ngoài các triệu chứng đã nói ở trên thì bệnh có thể gây ra các triệu chứng khác bao gồm:

- Sốt nếu vết nhiễm trùng gây ra viêm ngoại tâm mạc.

- Tim đập nhanh.

- Khó thở.

Phù cẳng chân, ngón chân, bụng.

Phù cẳng chân, ngón chân, bụng.

Không những thế nếu lượng máu đi qua tim bị giảm xuống có thể gây ra các triệu chứng của suy tim bao gồm:

- Khó thở.

- Phù cẳng chân, ngón chân, bụng.

- Tĩnh mạch cổ có thể sưng to hoặc nhô lên.

Cách điều trị bệnh viêm màng ngoài tim như thế nào?

Hầu hết các trường hợp Viêm màng ngoài tim đều nhẹ và chỉ cần nghỉ ngơi và điều trị đơn giản là có thể khỏi bệnh. Phương pháp điều trị chủ yếu là bằng thuốc. Một số trường hợp hiếm gặp có thể phải sử dụng một số kỹ thuật y tế hoặc phẫu thuật.

Trong bước đầu tiên của quá trình điều trị, bác sĩ có thể sẽ khuyên người bệnh nghỉ ngơi cho đến khi khỏe hơn và hết sốt. Người bệnh có thể sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng viêm như aspirin và ibuprofen để giúp họ giảm đau và viêm.

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc mạnh hơn như colchicine và prednisone.

Bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc mạnh hơn như colchicine và prednisone.

Nếu cơn đau vẫn tiếp tục và trở nên nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuốc mạnh hơn như colchicine và prednisone (một loại thuốc có chứa steroid). Nếu bị nhiễm trùng do vi trùng gây viêm màng ngoài tim, bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh hoặc một số loại thuốc khác để điều trị nhiễm trùng.

Ngoài ra, trong một số trường hợp bệnh chuyển biến nặng hơn. Người bệnh có thể cần phải điều trị các biến chứng của viêm màng ngoài tim như chèn ép tim và viêm màng ngoài tim thắt mãn tính.

Bác sĩ sẽ điều trị chèn ép tim bằng một thủ thuật gọi là chọc màng ngoài tim. Trong đó, một kim tiêm hoặc ống dẫn (gọi là ống thông) được chèn vào thành ngực để loại bỏ chất lỏng dư thừa trong màng ngoài tim. Thủ tục này sẽ giúp làm giảm áp lực cho tim.

Cách chữa trị duy nhất của viêm màng ngoài tim thắt mãn tính là phẫu thuật để loại bỏ màng tim.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...