Viêm loét đường tiêu hóa
I. Đặc điểm của bệnh
Bệnh viêm loét đường tiêu hóa là một loại bệnh dạ dày mạn tính thường gặp, viết tắt là bệnh viêm loét. Bệnh thông thường chỉ xảy ra ở dạ dày và phần cầu của tá tràng, phân biệt như sau: Viêm loét dạ dày (Gastric ulcer - GU) và viêm loét tá tràng (Duodenal ulcer - DU). Vì viêm loét xảy ra tại dạ dày nơi mà tiếp xúc với dịch chua của dạ dày, có quan hệ mật thiết với vị tam toan và dung môi pepsin cho nên gọi là viêm loét đường tiêu hóa. Đặc điểm lâm sàng của bệnh là đau bụng trên mạn tính theo chu kỳ và có tính quy luật, có liên quan đến thức ăn, thuốc bào chế acid có thể làm giảm triệu chứng bệnh. Bệnh viêm loét có quan hệ nhất định với thời tiết.
Thời kỳ giao thời giữa mùa thu và mùa đông bệnh phát nhiều nhất. Tỷ lệ phát bệnh và tỷ lệ tử vong của bệnh này tại Trung Quốc vẫn chưa có con số thống kê rõ ràng. Có người thống kê cứ một nhóm người thì có khoảng 10% người mắc bệnh. Theo việc kiểm tra bằng cách soi dạ dày thì có khoảng 16,5% - 28,9% người mắc bệnh. Trong đó viêm loét tá tràng nhiều hơn viêm loét dạ dày, tỷ lệ giữa 2 loại bệnh là 2:1 - 4:1, nam giới mắc nhiều hơn. Về phương diện tuổi tác, thanh thiếu niên hay mắc bệnh viêm loét tá tràng còn viêm loét dạ dày thì hay gặp ở người trung niên và người già. Đau bụng trên là triệu chứng rõ nhất của viêm loét, thuộc phạm trù "đau dạ dày" trong Đông y.
II. Nguyên nhân gây bệnh
Tây y học cho rằng, nguyên nhân gây bệnh của viêm loét đường tiêu hóa cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Nhưng lý do phổ biến nhất là do ước số công kích gây nên. Bệnh viêm loét và ước số bảo vệ niêm mạc dạ dày mất đi sự thăng bằng ước số công kích quá cao hoặc ước số bảo vệ giảm mà gây nên bệnh. Cơ chế phát bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét tá tràng rõ ràng không giống nhau. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm loét dạ dày là do sự yếu ớt của ước số bảo vệ, còn nguyên nhân chủ yếu của bệnh viêm loét tá tràng là sự tăng lên của ước số bảo vệ, đặc biệt là sự bài tiết của acid dạ dày.
* Ước số công kích
+ Vị toan và dung môi pepsin
Viêm loét là do vị toan và dung môi pepsin tiêu hóa tiết ra càng nhiều thì sự tiêu hóa của dịch vị càng nhanh, từ đó gây nên viêm loét. Vì thế mà có nhà nghiên cứu đưa một luận điểm: Nếu không có tính chua thì sẽ không có viêm loét. Vật kích thích sự tiết ra của vị toan có ba loại như sau:
- Clorua:
Sự kích thích của thức ăn làm hưng phấn dày thần kinh phế vị và dây thần kinh colin trong thành dạ dày, giải phóng clorua, kích thích nguyên tố M, trong màng tế bào thành, tế bào thành giải phóng acid dạ dày.
- Vị tiết tố:
Vị tiết tố có tác dụng thúc đẩy sự tiết ra của acid dạ dày, do tế bào trong khoang dạ dày và niêm mạc tá tràng tiết ra. Tế bào này phân bố chủ yếu ở khoang dạ dày, kết quả phân giải albumin trong thức ăn, sự kích thích dây thần kinh phế vị và dùng máy làm căng phồng xoang bụng lên đều có thể giải phóng vị tiết tố. Vị tiết tố thông qua tuần hoàn máu rồi chuyển đến nơi chứa vị tiết tố tiết ra vị toan.
- Histamin:
Những tế bào khỏe mạnh, to lớn sẽ sản sinh histamin. Trên màng tế bào thành có thể nhận histamin, histamin có thể thông qua dịch ngoài tế bào và thể nhận histamin H2 để phát huy tác dụng, từ đó tế bào thành sẽ tiết ra rất nhiều acid dạ dày. Ngoài ra, những tế bào khác trong dạ dày cũng chứa histamin. Nó ở ngay cạnh tế bào thành và chịu sự chi phối của dây thần kinh colin, thông qua sự phân tiết ra bên cạnh để kích thích tế bào thành tiết vị toan. Những năm gần đây, y học đã phát hiện được, đoạn đỉnh đầu tế bào thành có các nguyên tử - dùng proton. là cửa để vị toan tiết vào khoang dạ dày từ tế bào thành. Sự vận chuyển của dòng proton này dựa vào sự trao đổi ATP để cung cấp năng lượng đưa ra ngoài tế bào, đưa vào trong tế bào. Sự trao đổi ATP cần dung môi ATP khởi động, hạn chế tác dụng của dung môi ATP có thể ngăn chặn khâu cuối cùng của quá trình giải phóng vị toan từ tế bào thành vào trong khoang dạ dày. Vì thế nó có tác dụng hạn chế sự tiết ra của acid dạ dày rất mạnh.
Dung môi pepsin là dung môi hòa tan protein, hoạt tính mạnh nhất ở vào khoảng pH từ 2 - 3,3, nó sẽ mất đi hoạt tính nếu pH > 5. Những người bị viêm loét tá tràng thì độ pH của phần cầu thường từ thấp đến cao để duy trì hoạt tính tiêu hóa của nó. Dung môi pepsin có tác dụng quấy nhiễu bức thành acid carbon hydroxide và chất dính, bảo vệ bề mặt biểu mô tránh được sự xâm hại của acid trong khoang dạ dày.
+ UeH cobacter pylori
HP kí sinh ở biểu mô niêm mạc dạ dày là nguyên nhân chính gây nên bệnh viêm dạ dày mạn tính, mà bệnh viêm dạ dày mạn tính có quan hệ mật thiết đến bệnh viêm loét đường tiêu hóa HP có thể sản dinh dung môi, urê, dung môi, hydro peroxit, dung môi thuỷ phân protein, dung môi béo phốt phát A và C... có hại đối với màng tế bào biểu mô và chất nhờn. Ngoài ra, các loại dung môi này còn có thế gây tổn thương cho niêm mạc dạ dày thông qua độc tố tế bào mà nó sản sinh ra hoặc thông qua cơ chế miễn dịch HP có thể tạo nên triệu chứng máu ở vị tiết tố cao sau bữa ăn. Nó còn kích thích dung môi pepsin ở luyến dạ dày li thể tiết ra. Vi thể mới có cách nói: "không chua không viêm loét" cho dù quan điểm này vẫn còn có những ý kiến khác nhau. Bởi vì những người có độ pH không tốt thì chỉ rất ít người trong số họ mắc bệnh viêm loét. Hơn nữa, sự tồn lại của pH không có liên quan rõ ràng đến sự lành lặn của chỗ loét, nhưng sự ảnh hưởng của pH đến việc phát bệnh và bệnh tình của bệnh viêm loét lại không được coi nhẹ. Trước mắt, giới y học đều cho rằng pH là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét đường tiêu hóa. Mặc dù nó không phải là nhân tố duy nhất nhưng nó có liên quan mật thiết đến sự phát tác bệnh viêm loét.
+ Động lực học của dạ dày khác thường
Sự bài tiết của dạ dày bị hoãn lại hoặc ứ đọng. Vị toan tồn tại trong dạ dày lâu sẽ làm tổn thương niêm mạc dạ dày. thúc đẩy sự hình thành chỗ loét. Tỷ lộ vận chuyển thức ăn trong dạ dày sau bữa ăn hoặc ở trạng thái đói bụng có tác dụng quan trọng đối với độ chua của tá tràng.
Non - Steroidal anti - inFLammatory drugs - NSAID
NSAID gây tổn thương niêm mạc dạ dày, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát sinh, sự lành lặn của chỗ loét, tỷ lệ chảy máu thủng dạ dày và tá tràng tăng; nguy cơ tử vong là rất cao. Cơ chế để NSAID gây nên viêm loét dạ dày và tá tràng có mấy hình thức sau:
- Tổn thương có tính hạn chế của niêm mạc.
- Kích thích sự tiết ra quá độ của vị toan.
- Hạn chế sự tiết ra của chất dính và muối hidrocacbonat.
- Hạn chế dung môi....
- Hạn chế có tính lựa chọn sự hợp thành của PGEi.
- Giảm bớt sự chảy máu niêm mạc dạ dày, từ đó mà làm phá hoại hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày, thúc đẩy sự phát sinh chỗ loét.
+ Hút thuốc
Cơ chế hút thuốc có liên quan đến bệnh viêm loét như thế nào đến nay vẫn chưa rõ, nhưng dự đoán là có thể có liên quan đến việc làm yếu cơ quan bảo vệ niêm mạc dạ dày. Việc hút thuốc có thể hạn chế muối hidro cacbon oxit trong tuyến tụy tiết ra, tăng sự bài tiết dạ dày, làm độ chua trong phần cầu tá tràng tăng lên.
+ Chịu sự kích thích
Trong trạng thái chịu sự kích thích, vị toan tiết ra nhiều, niêm mạc thiếu máu, thần kinh trong tuần hoàn chuyển chất và độc tố tế bào giải phóng (bao gồm chất làm nghẽn mạch máu và chất trung gian tế bào trắng) v.v. đều có thể làm tổn thương hệ thống bảo vệ niêm mạc dạ dày.
+ Những yếu tố khác
Kích thích cơ giới (như những vật khác lạ trong dạ dày và vị thạch miên có thể trực tiếp tổn thương niêm mạc dạ dày các nhân tố về dinh dưỡng như uống quá nhiều rượu trắng, cà phê, hàm lượng đường, chất xơ và cay trong thức ăn v.v. cũng có quan hệ nhất định đến bệnh viêm loét.
* Ước số bảo vệ
+ Chất nhờn tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày tiết ra chất dính.
- Thành phần chủ yếu của chất nhờn có albumin nhờn. Nó có tính co giãn nhất định, tính chất dính, tính ứ đọng - và tính ngưng tụ, có thể dính chặt lên trên mặt màng dính, kích thích có tính hoãn xung cơ giới. Chất nhờn chứa nhiều HCO3 8 - 18mmol/L, có tác dụng trung hòa acid dạ dày và hút bám dung môi dạ dày. Chất nhờn chứa nhiều acid nước bọt và acid sunphua hydro ocid, làm cho bản thân chất nhờn có tính điện âm từ đó có thể cản trở di chuyển vào tế bào biểu mô. Một tác dụng khác của tầng chất nhờn là cùng với tế bào biểu mô của màng chất nhờn đã chết và rụng xuống rồi để hình thành nên một lớp màng bảo vệ, làm cho dung môi pepsin không dễ dàng làm tổn thương màng cơ bản của tế bào biểu mô, hình thành một môi trường cận trung tính, có lợi cho quá trình di chuyển, lành lại của tế bào biểu mô trong lỗ lõm xuống của dạ dày.
+ Bức thành che niêm mạc
Bức thành che niêm mạc là chí đặc tính của niêm mạc dạ dày ở phần thấm nước của dịch vị chua. Nó có thể phòng ngừa thấm sâu vào trong niêm mạc dạ dày, đồng thời... không thể tỏa khắp khoang dạ dày từ niêm mạc. Vì thế, trong khoang bụng có thể duy trì một độ chua cao độ mà niêm mạc không bị acid dạ dày xâm phạm. Cấu tạo của nó cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Có lẽ giữa các tế bào của bề mặt niêm mạc nối liền nhau liên tiếp, biểu mô tầng niêm mạc có màng protein, không cho những chất không béo hoặc không dễ hòa tan thông qua. Ở điều kiện bình thường, chỉ có một hàm lượng không đáng kể xuyên qua những lỗ nhỏ của tế bào để đi vào trong niêm mạc dạ dày, nhưng lập tức bị HCO trung hòa. Nếu như bức thành che niêm mạc bị hỏng, có thể sẽ kích thích tế bào to béo tiết ra histamin. Tiếp tục kích thích tế bào thành tiết acid muối, làm huyết quản căng phồng lên và mỏng đi, phát sinh các chứng bệnh, như xung huyết, bệnh phù, máu thấm ra ngoài, chảy máu, thậm chí viêm loét. Thành che niêm mạc bị hỏng sẽ kích thích dây thần kinh thế vị tiết M, làm cho vị toan và dung môi pepsin tiết ra và tăng lên, vận động mạnh, nhanh hơn, những nhân tố này đều làm phá hoại tế bào biểu mô.
+ GMBF (Huyết lưu niêm mạc)
GMBF được cung ứng bình thường sẽ bảo đảm đầy đủ lượng oxy và sự cung cấp năng lượng, duy trì chức năng của niêm mạc, và có thể loại bỏ những ion lan tỏa khắp niêm mạc và các độc tố khác. Máu cung cấp thiếu sẽ làm độ pH trong dạ dày giảm xuống, sự trao đổi chất giữa các tế bào diễn ra chậm chạp, thiếu chất dinh dưỡng, ATP giảm, thời gian lành của vết loét kéo dài. Nếu như GMBF không tăng lên thì vết loét sẽ lành lại rất lâu. Huyết quản niêm mạc bị phá hoại thì vết loét sẽ khôi phục lại rất khó khăn. Sau khi phục hồi lại thì sẽ dễ dàng tái phát. GMBF còn ảnh hưởng đến chất lượng của sự lành lại vết loét.
+ Thay đổi tế bào
Tế bào niêm mạc cứ 70 - 90 liếng thì thay đổi một lần, trạng thái niêm mạc có liên quan mật thiết đến tỷ lệ thay đổi tế bào. Tỷ lệ thay đổi tế bào trong quá trình lành lại vết thương gia tăng. Nghiên cứu những năm gần đây cho thấy, tốc độ thay đổi tế bào có liên quan đến phân tử sinh trưởng biểu bì (EGF).
+ Tiền liệt tố (PG) trong niêm mạc dạ dày
Tế bào biểu mô niêm mạc dạ dày không ngừng hợp thành và giải phóng tuyến tiền liệt nội nguyên tính (PGS), PG có tác dụng bảo vệ niêm mạc. Cơ chế tác dụng có thể là :
- Thúc đẩy albumin chất nhờn tiết ra.
- Tăng độ dày cho tầng chất nhờn.
- Thúc đẩy HCO3 tiết ra.
- Hạn chế vị toan tiết ra.
- Tăng huyết lưu niêm mạc (GMBF).
- Kích thích sự sản sinh của mỡ photpho hoạt tính bề mặt.
- Tăng acid sunphua hydro ocid niêm mạc.
- Kích thích sự sản sinh của CAMP.
- Ổn định màng dung môi.
- Ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển tế bào, tăng khả năng tái sinh của niêm mạc.
+ Nhàn tử sinh trưởng biểu bì (EGF)
BGF là peptit hoạt tính sinh vật có nhiệm vụ quan trọng, do 53 acid amino hợp thành, phân bổ chủ yếu ở các bộ phận như: tuyến nước bọt, tuyến cầu tá tràng, tuyến tụy, dạ dày và ruột rỗng v.v. Niêm mạc đường tiêu hóa có chứa thể đựng EGF, tác dụng sinh vật học quan trọng nhất của nó là thúc đẩy quá trình hợp thành DNA và quá trình phục hồi những tổ chức bị tổn thương. Cơ chế tác dụng của EGF bao gồm các hình thức dưới đây:
- Kích thích sự sinh trưởng và phân hóa của tế bào.
- Hạn chế vị toan tiết ra.
- Bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sự kích thích của các nhân tố gây tổn thương.
- Tăng quá trình phục hồi vết thương niêm mạc và sự lành lại của vết loét.
- Nghiên cứu gần đây cho rằng, EGF có thể thúc đẩy quá trình tái hình thành biểu mô vết sẹo chỗ viêm loét và sự phân hóa của cơ cấu tuyến thể. Nó có tác dụng quan trọng đến việc xây dựng lại huyết quản niêm mạc, có quan hệ mật thiết đến chất lượng của sự lành lại vết thương.
+ Peptit não tràng và hợp chất loại R.NH2.
Vị tiết tố, não có thể thúc đẩy acid dạ dày tiết ra, thúc đẩy phát sinh mụn nước tính tiêu hóa, mà chất làm co túi mật, thúc đẩy dịch tụy. Peptit ruột có hoạt tính huyết quản chất làm cản trở sự sinh trưởng và chất làm ức chế thần kinh... hạn chế acid dạ dày tiết ra đều có tác dụng bảo vệ viêm loét. Trong lâm sàng, sử dụng peptit não chàng để chữa trị bệnh viêm loét có tác dụng phòng ngừa sự hình thành vết loét đã thu được kết quả khả quan; còn có thể làm giảm tỷ lệ tái phát bệnh, các cơ chế tác dụng của nó đều có liên quan đến sự tiết ra của dạ dày, vận động của dạ dày và huyết quản niêm mạc dạ dày.
+ Bộ phận lõm lại của tá tràng
Quá trình bài tiết của dạ dày và chức năng vận động của nó chịu sự điều tiết của dịch thể thần kinh. Tá tràng là bộ phận chủ yếu của chức năng điều tiết, gọi là bộ phận hãm lại tá tràng. Một ngày nào đó, bộ phận này mất đi sự linh hoạt. Chức năng của dạ dày mất đi khả năng khống chế, dịch tiết ra quá nhiều, nhu động quá mạnh thì dễ dàng bị tổn thương, cơ chế hãm lại liên quan đến tác dụng của những hormon do tá tràng tiết dịch, dịch thể tính kiềm và hormon loại peptit não tràng.
Trong y học cho rằng, nguyên nhân gây nên bệnh viêm loét có rất nhiều, chủ yếu bao gồm: Tỳ vị yếu, ăn uống không điều độ, trạng thái tâm lý không ổn định, ảnh hưởng tà khí và kích thích dược liệu.
- Khẩu vị yếu:
Thức ăn không đủ hoặc quá mệt, bệnh lâu ngày không khỏi v.v... đều làm tổn thương tỳ vị, tỳ vị yếu, khí hư không vận hóa hoặc dương suy dẫn đến đau vị quan.
- Ăn uống không điều độ:
Lúc ăn lúc không, no đói thất thường thương tổn thương tỳ vị làm cho lì vị không còn chức năng vận hóa. Thức ăn ứ đọng lại không tiêu hóa được, vị quản đình trệ, khí cơ không thông, không co bóp được, sẽ gây nên đau khoang dạ dày.
- Trạng thái tâm lý không ổn định:
Suy nghĩ lo âu, làm cho gan không tiết được chất xơ, chắn ngang dạ dày, dạ dày không xuống được. Nếu gan nóng sẽ làm tổn thương dạ dày, xơ dạ dày, không ướt sẽ đau nóng ngấm ngẩm ở vị quản. Nếu như khí ứ lâu ngày, máu không thông, mạch máu ngưng lại, máu ứ lại chặn dạ dày, làm đau vị quản.
- Kích thích dược liệu:
Nếu uống thuốc sulfamid trong một thời gian dài như; Thuốc chống viêm và hormon vỏ thượng thận, có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình thống xuống của vị khí và quá trình lưu thông xơ mạch, gây nên bệnh viêm loét.
Vị trí phát bệnh của bệnh này tại dạ dày nhưng có quan hệ mật thiết đến gan, lá lách. Nguy cơ phát bệnh chính là khi cơ dạ dày bị chặn lại hoặc mất đi nguồn dinh dưỡng, làm cho dạ dày không co bóp được, không thông thì sẽ đau.