Viêm Đại tràng giả mạc

Viêm Đại tràng giả mạc

Viêm đại tràng giả mạc là gì?

Viêm đại tràng giả mạc, còn gọi là viêm đại tràng liên quan đến kháng sinh hoặc viêm đại tràng C. difficile. Căn bệnh trên xuất hiện là tình trạng viêm xảy ra tại đại tràng (hay còn gọi là ruột già) do vi khuẩn Clostridium difficile. Bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây tiêu chảy sau khi dùng kháng sinh.

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng giả mạc là gì?

Thông thường, cơ thể giữ các vi khuẩn trong ruột như một cách cân bằng lành mạnh và tự nhiên. Tuy nhiên, kháng sinh và các thuốc khác có thể làm đảo lộn sự cân bằng này. Bệnh viêm đại tràng giả mạc xảy ra khi một số vi khuẩn, thường là C. Difficile phát triển vượt mức an toàn. Thực tế, một số độc tố của C. difficile thường chỉ ở mức thấp và không gây nguy hại. Tuy nhiên, khi độc tố của C. difficile được tiết ra quá nhiều thì có thể gây hại cho đại tràng.

Cơ thể giữ các vi khuẩn trong ruột như một cách cân bằng lành mạnh và tự nhiên.

Cơ thể giữ các vi khuẩn trong ruột như một cách cân bằng lành mạnh và tự nhiên.

Trong khi hầu hết các kháng sinh có thể gây ra bệnh viêm đại tràng giả mạc, tuy nhiên có một số kháng sinh có khả năng gây viêm đại tràng giả mạc cao hơn so với những loại khác, bao gồm:

- Fluoroquinolones, như ciprofloxacin (Cipro®) và levofloxacin (levaquin®).

- Penicillin, chẳng hạn như amoxicillin và ampicillin.

- Clindamycin (Cleocin®).

- Cephalosporin, như cefixime (Suprax®).

Ngoài ra 1 số loại thuốc khác ngoài thuốc kháng sinh có thể gây viêm đại tràng giả mạc hoặc khi người bệnh đang hóa trị liệu để điều trị ung thư cũng có thể phá vỡ sự cân bằng bình thường của vi khuẩn ở đại tràng. Một số bệnh có ảnh hưởng đến ruột, chẳng hạn như viêm loét đại tràng, bệnh Crohn, cũng có thể ảnh hưởng gây viêm đại tràng giả mạc.

Mặc dù các nguyên nhân gây ra bệnh đã được nêu ở trên nhưng các yếu tố nguy cơ sau đây có thể làm tăng khả năng mắc bệnh Viêm đại tràng giả mạc bao gồm:

- Điều trị kháng sinh.

- Ở trong bệnh viện hoặc nhà dưỡng lão.

- Cao tuổi, đặc biệt là trên 65 tuổi.

- Có hệ thống miễn dịch bị suy yếu.

- Có bệnh đại tràng, như bệnh viêm ruột hoặc ung thư đại trực tràng.

- Trải qua phẫu thuật đường ruột.

- Tiếp nhận điều trị hóa trị ung thư.

Triệu chứng thường thấy ở bệnh viêm đại tràng giả mạc là gì?

Sốt là triệu chứng thường thấy.

Sốt là triệu chứng thường thấy.

Sau đây là các triệu chứng phổ biến thường thấy của bệnh viêm đại tràng giả mạc là:

- Tiêu chảy ra nước hoặc thậm chí là ra máu.

- Đau quặn bụng.

- Sốt.

- Có mủ hoặc chất nhầy trong phân.

- Buồn nôn.

- Mất nước.

Hiện nay, các triệu chứng của căn bệnh trên có thể bắt đầu sau 1-2 ngày sau khi người bệnh bắt đầu dùng thuốc kháng sinh hoặc vài tuần sau khi họ hoàn thành một liệu trình thuốc kháng sinh.

Điều trị bệnh viêm đại tràng giả mạc

Hiện nay để điều trị căn bệnh trên, bác sĩ có thể sử dụng các liệu pháp điều trị bao gồm:

- Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Viêm đại tràng giả mạc. Đôi khi, điều này có thể giải quyết tình trạng của người bệnh hoặc ít nhất là giảm bớt các triệu chứng, chẳng hạn như tiêu chảy.

- Sử dụng kháng sinh có hiệu quả chống lại C. difficile: Nếu người bệnh vẫn gặp các triệu chứng, bác sĩ có thể sử dụng một loại kháng sinh khác để điều trị C. difficile, điều này cho phép các vi khuẩn bình thường phát triển trở lại, khôi phục lại sự cân bằng lành mạnh trong ruột già. Bác sĩ có thể cho người bệnh uống kháng sinh hoặc thông qua tĩnh mạch hay qua một ống luồn qua mũi vào dạ dày (ống thông mũi dạ dày). Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ thường sẽ sử dụng metronidazole (Flagyl®), vancomycin, fidaxomicin (Dificid®) hoặc kết hợp cả 2 loại trên.

Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Viêm đại tràng giả mạc.

Ngưng sử dụng thuốc kháng sinh hoặc các thuốc gây ra các dấu hiệu và triệu chứng bệnh Viêm đại tràng giả mạc.

- Cấy ghép phân (FMT): Nếu bệnh đã tiến triển ở giai đoạn nặng, khi đó người bệnh có thể được cấy ghép các phân từ của một người hiến tặng khỏe mạnh để khôi phục lại sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột già. Các phân này có thể được đưa vào cơ thể người bệnh thông qua một ống thông mũi dạ dày, chèn vào ruột già hoặc đặt trong một viên nang để nuốt. Thông thường, các bác sĩ sẽ sử dụng một sự kết hợp điều trị kháng sinh theo sau FMT.

Thực tế khi người bệnh bắt đầu điều trị viêm đại tràng giả mạc, các dấu hiệu và triệu chứng có thể bắt đầu cải thiện trong vòng một vài ngày. Hiện nay, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu phương pháp điều trị mới cho bệnh viêm ruột kết màng giả, bao gồm thuốc kháng sinh thay thế và thuốc đặc chủng.

Chủng C. difficile mới có khả năng chống lại thuốc kháng sinh, điều này khiến cho việc điều trị viêm đại tràng giả mạc ngày càng khó khăn và tình trạng tái phát bệnh ngày càng nhiều. Vì thế, với mỗi lần tái phát thì nguy cơ người bệnh có thể mắc bệnh trở lại sẽ tăng cao. Khi đó các phương án điều trị có thể bao gồm:

- Sử dụng kháng sinh: Người bệnh có thể cần sử dụng lại thuốc kháng sinh hai hoặc ba lần để giải quyết triệu chứng.

- Phẫu thuật: Đối với những trường hợp có tình trạng suy cơ quan nội tạng, vỡ đại tràng và viêm màng bụng (viêm phúc mạc) có thể lựa chọn phương pháp này. Thông thường phường pháp phẫu thuật cho căn bệnh trên thường liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ hoặc một phần của đại tràng. Tuy nhiên hiện nay một số phương pháp phẫu thuật mới liên quan đến việc soi ổ bụng, tạo ra một vòng lặp của ruột và làm sạch nó (chuyển hướng thủ thuật mở thông ruột và rửa đại tràng) đã đem đến kết quả tích cực.

- Cấy vi khuẩn Fecal (FMT): FMT được sử dụng để điều trị viêm đại tràng giả mạc tái phát. Bác sĩ sẽ đưa vào cơ thể người bệnh một viên nang có chứa vi khuẩn Fecal bằng ống thông mũi dạ dày hoặc chèn vào ruột già.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...