Viêm dạ dày xuất huyết
Viêm dạ dày xuất huyết (viêm dạ dày ăn mòn) là loại bệnh viêm dạ dày cấp hoặc mãn tính. Bệnh hay gặp ở những người gầy yếu, nghiện rượu, dùng thuốc chống viêm không steroid, bị stress, uống nhầm phải axit hoặc kiềm.
Không giống các bệnh viêm dạ dày khác, viêm dạ dày xuất huyết thường có nguyên nhân tương đối rõ ràng là:
- Do dùng thuốc giảm đau, chống viêm: Trong số này hay gặp nhất là aspirin và các thuốc chống viêm không steroid. Khi dùng aspirin với liều lg/24 giờ, có tới 50% bệnh nhân bị tổn thương dạ dày.
- Do rượu: Có 20% người nghiện rượu xuất huyết tiêu hóa là do viêm dạ dày xuất huyết. Mức độ tổn thương dạ dày có thế phụ thuộc vào nồng độ và số lượng rượu, và nguyên nhân cháy máy có thể là do tăng thẩm thấu ở niêm mạc dạ dày.
- Do stress: trạng thái stress trong một số bệnh lý có thế gây viêm dạ dày xuất huyết nhu suy hô hấp, chấn thương nặng, bỏng, nhiễm khuẩn huyết, bệnh đông máu, trụy tim mạch, suy gan, suy thận... Tổn thương ăn mòn niêm mạc và xuất huyết thường xảy ra trong vòng 18 giờ sau khi bị stress.
- Do tăng áp lực tĩnh mạch cửa: Bệnh xơ gan và một số bệnh lý khác có thế gây tăng áp lực tĩnh mạch cửa, dẫn đến xuất huyết niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày.
- Do axit hoặc kiềm: Do bệnh nhân vô tình hoặc chủ ý uống phải dung dịch axit (như axit HCL, H2S04), hoặc dung dịch kiềm đặc (xà phòng giặt). Ngoài gây tổn thương dạ dày, axit hoặc kiềm đặc có thể gây tổn thương thực quản như loét, chít hẹp, thậm chí gây thủng thực quản.
Triệu chứng của viêm dạ dày xuất huyết
Bệnh nhân chán ăn, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nóng rát vùng thượng vị. Biểu hiện hay gặp nhất là xuất huyết tiêu hóa (bệnh nhân nôn ra máu, đi ngoài phân đen); số lượng máu chảy thường ít, kéo dài, nhưng đôi khi cũng gây chảy máu trầm trọng.
Điều trị
- Ngừng ngay tác nhân gây viêm dạ dày: rượu, thuốc chống viêm không steroid…
- Bồi phụ khối lượng máu, nếu bị giảm, bằng cách truyền dịch, truyền máu, dinh dưỡng.
- Dùng thuốc cầm máu; với bệnh nhân có dùng aspirin trên 5 ngày cần theo dõi tiểu cầu.
- Thuốc băng se bảo vệ niêm mạc sucralfat lg/4 lần/ngày, có thể uống hoặc truyền tĩnh mạch dưới dạng dịch treo.
- Thuốc kháng axit, thường dùng thuốc kháng H2, histamin như cimitidin, ranitidin, famotidin... uống hoặc truyền tĩnh mạch.
- Điều trị triệu chứng kèm theo điều trị nguyên nhân (trung hòa axit, kiềm khi ngộ độc, thuốc hạ áp lực tĩnh mạch cửa...).