Viêm dạ dày là gì?
Viêm cấp tính và mạn tính niêm mạc dạ dày do các nguyên nhân khác nhau gây ra đều gọi chung là viêm dạ dày.
Viêm dạ dày cấp tính chia ra 5 dạng: viêm đơn thuần, loét, viêm ruỗng nát, viêm nhiễm trùng, viêm mưng mủ. Viêm dạ dày ở trẻ em chủ yếu là viêm đơn thuần. Viêm dạ dày đơn thuần ở trẻ em thường do độc tố trong thức ăn nhiễm khuẩn gây ra, cũng có thể do ăn thức ăn quá nóng, quá lạnh, thô hoặc thực phẩm có tính kích thích, hoặc do dùng quá mức loại thuốc nào đó làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Viêm dạ dày dạng loét cấp tính ngoài các nhân tố kích thích có thể gây nên viêm dạ dày đơn thuần ra, các chứng bại huyết, choáng, chấn thương, bỏng lớn, biến chứng hộp sọ và u ác tính đều có thể gây ra trạng thái kích thích ứng phó của cơ thể, trở thành nhân tố bên trong của bệnh này.
Viêm dạng cấp tính phần nhiều là do uống nhầm axit mạnh, chất kiềm mạnh hoặc các chất ăn mòn khác gây ra. Viêm dạ dày dạng nhiễm trùng cấp tính do khi bị nhiễm trùng toàn thân, vi rút, vi khuẩn bệnh và chất độc của nó qua tuần hoàn máu xâm nhập dạ dày gây ra. Viêm dạ dày dạng mưng mủ cấp tính là do vi khuẩn gây mủ xâm nhập thành dạ dày gây viêm dạ dày nghiêm trọng.
Viêm dạ dày mạn tính chia ra: viêm dạ dày nông bề mặt mạn tính và viêm dạ dày dạng teo mạn tính. Đây là hai dạng viêm dạ dày khác nhau. Hai dạng có thể tồn tại cùng lúc và chuyển hóa lẫn nhau. Tỷ lệ mắc bệnh viêm dạ dày mạn tính ở trẻ em thấp hơn người lớn, mà chủ yếu là viêm dạ dày nông, ít thấy viêm dạ dày dạng teo.