Việc tiếp xúc với ánh sáng trước giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ lứa tuổi mẫu giáo

Việc tiếp xúc với ánh sáng trước giờ đi ngủ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ lứa tuổi mẫu giáo

Theo một nghiên cứu mới của CU Boulder, tiếp xúc nhẹ với ánh sáng cũng có thể khiến Melatonin (hormone kích thích giấc ngủ quan trọng) giảm mạnh ở trẻ (độ tuổi chưa đi học) vào giờ trước khi đi ngủ, có khả năng làm gián đoạn giấc ngủ sau khi tắt đèn.

Đây nghiên cứu mới nhất trong một loạt các nghiên cứu do Viện Y tế Quốc gia tài trợ, được công bố trong tháng này, nhằm xem xét vấn đề tại sao đồng hồ sinh học của cơ thể trẻ nhỏ là duy nhất. Kết quả cho thấy rằng trẻ ở độ tuổi chưa đến trường rất dễ bị ảnh hưởng bởi các tác động sinh lý của ánh sáng vào ban đêm, và một số trẻ thậm chí có thể nhạy cảm hơn.

Tác giả đầu tiên Lauren Hartstein, một nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Phòng thí nghiệm Giấc ngủ và Phát triển tại CU Boulder, cho biết: “Công trình trước đây của chúng tôi nhận thấy rằng việc tiếp xúc với cường độ ánh sáng khá cao trước khi đi ngủ làm giảm mức melatonin khoảng 90% ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, rất ngạc nhiên khi không chỉ cường độ cao, sự ức chế melatonin xảy ra ở tất cả cường độ ánh sáng, kể cả ánh sáng mờ.

Ánh sáng: Tín hiệu thời gian mạnh nhất đối với cơ thể

Ánh sáng là tín hiệu thời gian chính của cơ thể, ảnh hưởng đến nhịp sinh học của mỗi người. (Nhịp sinh học điều hòa mọi thứ, bao gồm cả lúc mệt mỏi, cảm giác đói đến nhiệt độ cơ thể trong suốt cả ngày).

Khi mắt cảm nhận được ánh sáng, tín hiệu từ võng mạc sẽ truyền đến một phần của não được gọi là nhân trên chéo, điều phối nhịp điệu toàn cơ thể, bao gồm cả việc sản xuất melatonin mỗi đêm. Nếu quá trình này xảy ra vào buổi tối, khi melatonin đang tăng lên một cách tự nhiên, nó có thể làm chậm hoặc ức chế sự sản xuất melatonin, trì hoãn khả năng chuyển đổi sinh học của cơ thể thành ban đêm.

Vì mắt trẻ em có đồng tử lớn hơn và thấu kính trong suốt hơn người lớn nên ánh sáng chiếu vào tự do hơn. (Một nghiên cứu gần đây cho thấy khả năng truyền ánh sáng xanh qua mắt của trẻ 9 tuổi cao hơn 1,2 lần so với người lớn).

Monique LeBourgeois, phó giáo sư về Sinh lý học tích hợp và là một trong số ít các nhà nghiên cứu trên thế giới nghiên cứu về sinh học tuần hoàn của trẻ nhỏ, cho biết: “Trẻ em không phải người lớn thu nhỏ. Sự nhạy cảm cao độ với ánh sáng này có thể khiến trẻ thậm chí dễ bị rối loạn điều hòa giấc ngủ và hệ thống sinh học hơn.

Nghiên cứu trong 'hang động'

Để xác định mức độ nhạy cảm của trẻ, các nhà nghiên cứu đã hợp tác với nhà toán học Cecilia Diniz Behn của Trường Mỏ Colorado cho một nghiên cứu mới.

36 trẻ em khỏe mạnh được mời tham gia vào cuộc nghiên cứu này, từ 3 đến 5 tuổi, thời gian kéo dài 9 ngày, trong đó các em được đeo một màn hình theo dõi giấc ngủ và tiếp xúc với ánh sáng trong suốt quá trình thực hiện. Trong bảy ngày, cha mẹ giữ cho trẻ có một lịch trình ngủ ổn định để bình thường hóa đồng hồ cơ thể của trẻ và cố định một mô hình trong đó mức độ melatonin tăng vào cùng một thời điểm vào mỗi buổi tối.

Vào ngày thứ tám, các nhà nghiên cứu đã biến ngôi nhà của bọn trẻ thành nơi mà họ gọi vui là "hang động" —với lớp nhựa đen trên cửa sổ và đèn mờ — và lấy mẫu nước bọt cứ 30 phút một lần bắt đầu từ đầu giờ chiều cho đến sau khi đi ngủ. Điều này cho phép các nhà khoa học có thêm cơ sở về thời điểm bắt đầu đêm sinh học và mức melatonin của trẻ.

Vào ngày cuối cùng của nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu (trẻ nhỏ) được yêu cầu chơi trò chơi trên bàn sáng vào giờ trước khi đi ngủ, tư thế tương tự như một người đang nhìn vào điện thoại hoặc máy tính bảng phát sáng. Cường độ ánh sáng khác nhau giữa các bé, từ 5 lux đến 5.000 lux. (Một lux được định nghĩa là ánh sáng từ ngọn nến cách xa 1 mét hoặc khoảng 3 feet).

Khi so sánh với đêm hôm trước với ánh sáng tối thiểu, melatonin bị triệt tiêu từ 70% đến 99% sau khi tiếp xúc với ánh sáng. Đáng ngạc nhiên là các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa cường độ ánh sáng và lượng melatonin giảm xuống. Ở người lớn, phản ứng phụ thuộc vào cường độ này đã được ghi nhận rõ ràng.

Ngay cả khi phản ứng với ánh sáng được đo ở 5 đến 40 lux, mờ hơn nhiều so với ánh sáng phòng thông thường, melatonin đã giảm trung bình 78%. Và thậm chí 50 phút sau khi ánh sáng tắt, melatonin không phục hồi ở hầu hết trẻ em được thử nghiệm.

Hartstein cho biết: “Cùng với đó, phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, việc tiếp xúc với ánh sáng trước khi đi ngủ, ngay cả ở cường độ thấp, dẫn đến ức chế melatonin mạnh mẽ và bền vững.".

Cha mẹ có thể làm gì?

Điều này không đồng nghĩa với việc cha mẹ phải vứt bỏ đèn ngủ và giữ trẻ trong phòng tối hoàn toàn trước khi đi ngủ. Nhưng vào thời điểm một nửa số trẻ em sử dụng màn hình trước khi đi ngủ, nghiên cứu đóng vai trò như một lời nhắc nhở cho tất cả các bậc cha mẹ tắt các thiết bị này và giữ ánh sáng ở mức tối thiểu để nuôi dưỡng thói quen ngủ tốt cho con cái họ. Đáng chú ý hơn, một máy tính bảng ở độ sáng đầy đủ cách mắt 1 feet trong phòng tối đo được tới 100 lux.

Vậy còn đối với những trẻ em đã có vấn đề về giấc ngủ?

Những trẻ đã có vấn đề về giấc ngủ thường nhạy cảm với ánh sáng hơn những đứa trẻ khác. Bên cạnh việc tiếp xúc với ánh sáng ban ngày, một số gen cũng có thể ảnh hưởng đến độ nhạy sáng của trẻ. Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ nên tích cực chú ý đến việc tiếp xúc với ánh sáng buổi tối của con mình.

Thông tin thêm: Lauren E. Hartstein và cộng sự, Độ nhạy cao của phản ứng ức chế melatonin với ánh sáng buổi tối ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo, Tạp chí Nghiên cứu Pineal (2022). DOI: 10.1111 / jpi.12780
Được cung cấp bởi Đại học Colorado tại Boulder

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...