Video kết hợp với tài liệu giúp bệnh nhân quyết định sàng lọc ung thư phổi
Mới đây một đoạn video ngắn mô tả những lợi ích và nguy cơ thường thấy của sàng lọc CT (liều thấp) đối với ung thư phổi, kèm theo đó là một tài liệu tham khảo có thể giúp nâng cao kiến thức cho bệnh nhân và làm giảm cảm giác mâu thuẫn về việc có nên sàng lọc quá nhiều hay không so với chỉ tham khảo trên tài liệu. Và thử nghiệm này được công bố trên the Annals of the American Thoracic Society.
Thử nghiệm này được thực hiện ngẫu nhiên từ Tiến sĩ Sam M. Janes, đồng tác giả của một nghiên cứu có 229 người tham gia tại một bệnh viện ở London đã đáp ứng đủ một trong 3 tiêu chí có thể hưởng lợi từ sàng lọc. Một trong 3 tiêu chí đó nằm trong khuyến nghị Cơ quan Y tế Dự phòng Hoa Kỳ về tiền sử hút thuốc (30 năm trở lên) hoặc ở những bệnh nhân đã cai thuốc (dưới 15 năm). Qua đó các nhà nghiên cứu nhận ra việc vừa tham khảo tài liệu và xem đoạn phim ngắn có tác động mạnh mẽ đến bệnh nhân và giúp nâng cao kiến thức cho bệnh nhân về sàng lọc CT.
Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn phát hiện ra ít hơn 2% trong số 7,6 triệu người hút thuốc trước đây tại Hoa Kỳ, là những người đủ điều kiện sàng lọc bằng chụp CT, mặc dù thực tế cho thấy tỷ lệ tử vong do ung thư phổi đã giảm 20%.
Tuy nhiên những tác hại đáng kể nhất từ sàng lọc đến từ việc phát hiện các vết hoặc khối u nhỏ (thường lành tính) nhưng vẫn gây lo lắng cho bệnh nhân và họ có thể yêu cầu được kiểm tra thêm để xác định xem chúng có phải là ung thư hay không.
Tiến sĩ Janes, tác giả cao cấp và trưởng phòng nghiên cứu hô hấp tại Đại học College London cho biết: Mục tiêu của video là tạo điều kiện cho một cuộc trò chuyện giữa bệnh nhân và bác sĩ, từ đó họ có thể chia sẻ việc đưa ra quyết định hoặc yêu cầu hoàn trả từ bảo hiểm và trợ cấp y tế tại Hoa Kỳ.
Ông cho biết thêm: Chúng tôi đã sử dụng phản hồi từ các bệnh nhân khác (đủ điều kiện sàng lọc ung thư phổi) để tạo ra bộ phim này. Các cá nhân này đến từ nhiều khu vực và nền giáo dục khác nhau, đã trình bày thông tin một cách rõ ràng, đơn giản và dễ hiểu nhất.
Bên cạnh đó trong thử nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã chia thành 2 nhóm đều được thực hiện trả lời bảng câu hỏi để đo lường kiến thức của người tham gia. Hai nhóm như sau:
Nhóm 1:
Chỉ đọc tài liệu khoảng 10 trang.Nhóm 2:
Vừa đọc tài liệu tham khảo vừa xem video dài 5,5 phút.
Không những thế các nhà nghiên cứu có thể đo lường mức độ xung đột của cả 2 nhóm trong việc quyết định có nên sàng lọc hay không.
Khi đăng ký, trung bình người tham gia phải trả lời từ 5 câu trở lên trong số 10 câu hỏi. Trong đó nhóm 1 trong thử nghiệm đã trả lời đúng 7 câu hỏi. Còn nhóm 2 trả lời đúng 8 câu hỏi.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, nhóm 2 có nhiều khả năng trả lời đúng nhiều hơn (2 câu) hơn nhóm 1. Sau đây là những câu hỏi mà họ trả lời đúng nhiều nhất:
Câu đầu tiên:
Tập trung vào thực tế là việc không chắc chắn về một nốt sần phổi được tìm thấy trong kiểm tra có phải là ung thư hay không (không có nghĩa là có nguy cơ ung thư cao)?Câu thứ hai:
Tập trung vào thực tế là lượng bức xạ được tạo ra bởi một lần quét tương đương với mức độ bức xạ nền được cho phép được tiếp xúc một năm.
Các thành viên của cả hai nhóm đều chọn khả năng trải qua quá trình sàng lọc (từ 3 trở lên trong 4 lựa chọn được sàng lọc). Tuy nhiên, những thành viên trong nhóm 2 chắc chắn hơn về quyết định của họ (có thực hiện quét hay không). Trên thang điểm từ 0 đến 9, mức độ chắc chắn của họ là 8,5, so với 8.2 ở những thành viên ở nhóm 1.
Tuy nhiên những hạn chế của nghiên cứu như tất cả những trường hợp này đã tham gia vào một nghiên cứu lớn về ung thư phổi, và một nửa trong số họ đã tham khảo tài liệu từ trước khi tham gia vào thử nghiệm.
Tiến sĩ Mamta Ruparel, tác giả chính của nghiên cứu chia sẻ: Hiện tại có một nhu cầu vẫn chưa được đáp ứng ngay lập tức về cung cấp thông tin cho các cá nhân đang xem xét sàng lọc ung thư phổi, nhưng để thực hiện điều này một cách không đáng sợ, thân thiện và đơn giản thì thử nghiệm này đã chứng minh việc vừa tham khảo tài liệu và xem video có thể nâng cao kiến thức cũng như việc ra quyết định chia sẻ, đồng thời cảm giác mâu thuẫn mà bệnh nhân có thể xảy ra về việc thực hiện thủ thuật mà không làm giảm sự tham gia sàng lọc CT (liều thấp).