Vì sao trẻ lại buồn nôn và nôn?
Nôn (ói, mửa) là phản xạ của các chất chứa trong dạ dày và một phần chất chứa trong ruột non trào ngược qua thực quản lên miệng, do một hoạt động tác phản xạ phức tạp và nhịp nhàng hình thành.
Thông qua truyền dẫn thần kinh, kích hoạt nhiều cơ quan hữu quan, trước tiên là nhu động ngược của ruột non, khiến một phần chất chứa trong ruột non trào lên dạ dày. Lúc này, việc tiết nước bọt tăng, lấy sức hít hơi, nắp thanh quản đóng. Tiếp dó, môn vị dạ dày co bóp và đóng lại, đáy dạ dày, tâm môn và thực quản mở ra, dạ dày nhu động ngược, tiếp đến tâm môn mỏ ra, cùng lúc đó, cơ hoành và cơ bụng co bóp mạnh, cơ hoành xệ xuống, áp lực bụng tăng, ép các chất chứa trong dạ dày và ruột non trào qua thực quản và cuống họng ra ngoài, hoàn thành động tác nôn. Khi bắt đầu nôn thường nôn ra thức ăn và niêm dịch, khi nôn nghiêm trọng có thể nôn ra nước mật và dịch ruột. Nếu tắc ruột thấp, có thể nôn ra chất chứa trong ruột có mùi thối, gọi là nôn ra phân.
Buồn nôn thường là biểu hiện đầu tiên của nôn ói, cũng có thể buồn nôn mà không nôn. Nếu nhu động ngực của dạ dày yếu, hoặc tâm môn không mở thì chất chứa trong dạ dày không thể bài xuất ra, người bệnh sẽ cảm thấy căng tức bụng trên, khó chịu, hoặc cuồn cuộn từng cơn. Đây có thể là cảm giác muốn nôn do xung động nôn kích thích truyền đến vỏ đại não gây ra.