Vắc-xin Pneumococcal 

Vắc-xin Pneumococcal 

Hiện nay có hai loại vắc-xin có sẵn giúp bảo vệ trẻ em khỏi bệnh phế cầu khuẩn, đây là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng do một loại vi khuẩn có tên là Streptococcus pneumoniae gây ra. Trong đó vắc-xin PCV13, được coi là an toàn cho trẻ em dưới 2 tuổi. Loại vắc-xin này rất quan trọng, vì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng nguy hiểm như viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn. Ngoài ra một số trẻ lớn hơn cũng có thể cần được điều trị bằng PCV13.

Còn loại vắc-xin thứ hai, có tên gọi là PPSV23, đã có sẵn hơn 30 năm và được khuyên dùng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên. Nó bảo vệ cơ thể chống lại 23 loại vi khuẩn phế cầu khuẩn.

Dưới đây là thông tin về những loại vắc-xin này, qua đó giúp bạn đưa ra quyết định sáng suốt về việc bảo vệ sức khỏe của trẻ cũng như của chính bạn.

Bệnh phế cầu khuẩn là gì?

Bệnh phế cầu khuẩn là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae hoặc phế cầu khuẩn gây ra. Mọi người có thể bị nhiễm vi khuẩn, hoặc có thể mang nó trong cổ họng, và không bị bệnh. Đối với những người mang mầm bệnh này vẫn có thể lây lan nó, chủ yếu từ nước mũi hoặc miệng khi họ thở, ho hoặc hắt hơi.

Tùy thuộc vào cơ quan hoặc bộ phận nào của cơ thể bị nhiễm bệnh, bệnh phế cầu khuẩn sẽ gây ra một số tình trạng nghiêm trọng, bao gồm:

  • Viêm màng não do vi khuẩn, nhiễm trùng vỏ não và tủy sống có thể dẫn đến nhầm lẫn, hôn mê và tử vong cũng như các tác động vật lý khác, chẳng hạn như mù hoặc liệt.
  • Viêm phổi, nhiễm trùng phổi tạo ra ho, sốt và khó thở.
  • Viêm tai giữa, nhiễm trùng tai giữa có thể gây đau, sưng, mất ngủ, sốt và khó chịu.
  • Nhiễm khuẩn máu (nhiễm khuẩn huyết), đây là nhiễm trùng nguy hiểm của máu.
  • Nhiễm trùng xoang.

Mỗi năm có hơn 6.000 ca tử vong do bệnh phế cầu khuẩn gây ra. Hơn một nửa số ca tử vong là ở người trưởng thành.

Ở trẻ em dưới 5 tuổi, nhiễm vi khuẩn phế cầu khuẩn gây ra khoảng 480 trường hợp viêm màng não và 4.000 trường hợp nhiễm khuẩn huyết hoặc nhiễm trùng khác mỗi năm. Một vấn đề lớn nữa là các triệu chứng kinh điển của viêm màng não và viêm phổi ở trẻ nhỏ thường không có, và điều này rất khó nhận biết bệnh.

Liệu cả hai loại vắc-xin Pneumococcal đều an toàn?

Thỉnh thoảng trẻ có thể quấy khóc, buồn ngủ hoặc chán ăn là tác dụng phụ nhẹ của loại vắc-xin này.

Thỉnh thoảng trẻ có thể quấy khóc, buồn ngủ hoặc chán ăn là tác dụng phụ nhẹ của loại vắc-xin này.

Thực tế cả hai loại vắc-xin đều an toàn. Nhưng cũng tương tự bất kỳ loại thuốc nào, tất nhiên chúng luôn có khả năng xảy ra vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như phản ứng dị ứng. Nhưng với PCV (vắc-xin được khuyến nghị cho trẻ nhỏ) và PPSV (vắc-xin cho người lớn và trẻ lớn), nguy cơ biến chứng nghiêm trọng hoặc tử vong là vô cùng nhỏ.

Trong các nghiên cứu liên quan đến gần 60.000 liều vắc-xin PCV, không có phản ứng trung bình hoặc nặng nào xảy ra. Sau đây là các tác dụng phụ nhẹ bao gồm:

  • Đỏ, đau hoặc sưng nơi tiêm trong khoảng một trong bốn trẻ sơ sinh.
  • Sốt cao hơn 380C ở khoảng một trong ba trẻ sơ sinh.
  • Sốt cao hơn 390C ở khoảng một trong số 50 trẻ.
  • Thỉnh thoảng trẻ có thể quấy khóc, buồn ngủ hoặc chán ăn.

 Cứ một trong hai người trưởng thành nhận được vắc-xin PPSV thì có một người xuất hiện vết đỏ hoặc đau sau khi tiêm. Ít hơn 1% có phản ứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như sốt hoặc đau cơ.

Những ai nên tiêm vắc-xin Pneumococcal và nên tiêm khi nào?

Bất kỳ ai từ 2 đến 64 tuổi nên tiêm vắc-xin Pneumococcal.

Bất kỳ ai từ 2 đến 64 tuổi nên tiêm vắc-xin Pneumococcal.

Vắc-xin PCV7 bao gồm bảy chủng vi khuẩn phế cầu khuẩn, hiện đã được cập nhật lên vắc-xin PCV13, bao gồm 13 chủng. Bên cạnh đó một liều bổ sung duy nhất của PCV13 được khuyến nghị cho tất cả trẻ em từ 14 tháng tới 59 tháng đã nhận được PCV7 (phù hợp với lứa tuổi) và cho tất cả trẻ từ 60 đến 71 tháng với các điều kiện y tế cụ thể đã nhận được PCV7 (phù hợp với lứa tuổi).

Vắc-xin PCV được khuyến nghị cho trẻ em như sau:

  • Tất cả trẻ sơ sinh dưới 24 tháng nên nhận bốn liều vắc-xin, liều đầu tiên là sau 2 tháng. Hai mũi tiêm tiếp theo nên được tiêm lúc 4 tháng và 6 tháng, với mũi tiêm cuối cùng nên được tiêm lúc 12 đến 15 tháng. 
  • Trẻ em không được tiêm vào những thời điểm này vẫn nên tiêm vắc-xin. Thông thường số lượng liều và thời gian giữa các liều sẽ phụ thuộc vào độ tuổi của trẻ.

Trẻ em khỏe mạnh từ 2 đến 4 tuổi không hoàn thành bốn liều trên nên được tiêm một liều vắc-xin.

Vắc-xin PPSV được khuyến nghị cho người lớn từ 19 đến 64 tuổi đang hút thuốc hoặc mắc bệnh hen suyễn và cho bất kỳ ai từ 2 đến 64 tuổi đang dùng thuốc hoặc điều trị ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể. Ví dụ sử dụng lâu dài các steroid, hóa trị hoặc xạ trị.

Ngoài ra, bất kỳ ai từ 2 đến 64 tuổi có một trong các tình trạng sức khỏe sau đây (hoặc tương tự) có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch nên được tiêm vắc-xin PPSV:

  • Bệnh Hodgkin.
  • Ung thư hạch hoặc bệnh bạch cầu.
  • Suy thận.
  • Đa u tủy.
  • Hội chứng thận hư.
  • Nhiễm HIV hoặc AIDS.
  • Lá lách bị hư hỏng hoặc không có lá lách.
  • Ghép tạng.
  • Bệnh tim.
  • Bệnh phổi.
  • Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • Bệnh tiểu đường.
  • Nghiện rượu.
  • Xơ gan.
  • Rò rỉ dịch não tủy.
  • Ốc tai điện tử.

Hiện tại, người lớn từ 65 tuổi trở lên nên tiêm cả vắc-xin PCV13 và PPSV23. Thời gian và trình tự của vắc-xin sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại vắc-xin họ có thể đã từng được tiêm trước đây.

Còn ở những người có nguy cơ cao và những người đã được tiêm phòng trước 65 tuổi có thể cần phải được tiêm tiếp tục 5 năm sau liều đầu tiên.

Điều quan trọng đối với người lớn trên 65 tuổi khi được tiêm phòng?

Hãy nói chuyện với bác sĩ và yêu cầu lên lịch tiêm.

Hãy nói chuyện với bác sĩ và yêu cầu lên lịch tiêm.

Điều này rất quan trọng. Nếu bạn trên 65 tuổi hoặc mắc một căn bệnh tiềm ẩn khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh và chưa được tiêm vắc-xin pneumococcal, hãy nói chuyện với bác sĩ và yêu cầu lên lịch tiêm. Hiện nay nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não (do bệnh phế cầu khuẩn xâm lấn) là nguyên nhân gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất ở người già và bệnh nhân mắc bệnh tiềm ẩn.

Vì thế hãy chắc chắn rằng bạn và trẻ được tiêm vắc-xin đầy đủ, từ đó có thể tránh được những căn bệnh nghiêm trọng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...