Vắc-xin HPV và sàng lọc được mở rộng giúp ngăn ngừa khoảng 13 triệu trường hợp ung thư cổ tử cung vào năm 2050
Theo một nghiên cứu mô hình mới được công bố trên tạp chí The Lancet Oncology, ung thư cổ tử cung có thể được loại bỏ như một vấn đề sức khỏe cộng đồng ở hầu hết các quốc gia vào cuối thế kỷ này.
Các ước tính đầu tiên trên toàn cầu, chỉ ra rằng việc kết hợp vắc-xin papillomavirus (HPV) ở người và tỷ lệ sàng lọc cổ tử cung dựa trên HPV cao ở tất cả các quốc gia từ năm 2020 trở đi có thể ngăn ngừa tới 13,4 triệu trường hợp ung thư cổ tử cung trong vòng 50 năm (đến năm 2069), tỷ lệ trung bình hàng năm của những trường hợp mới mắc bệnh trên thế giới có thể giảm xuống dưới 4 trên 100.000 phụ nữ vào cuối thế kỷ. Đây là ước tính tiềm năng để xem xét loại bỏ ung thư cổ tử cung như một vấn đề sức khỏe cộng đồng lớn.
Cũng trong nghiên cứu này, dự kiến việc loại bỏ ung thư ở các nước phát triển và đang phát triển vào cuối thế kỷ đang được mở rộng từ từ, tuy nhiên tỷ lệ trung bình vẫn còn tăng cao ở các nước có mức độ phát triển trung bình (4,4 trường hợp trên 100.000) và kém phát triển (14 trên 100.000).
Tuy nhiên, nếu không mở rộng các chương trình phòng ngừa hiện tại, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng có khoảng 44,4 triệu ca ung thư cổ tử cung sẽ được chẩn đoán trong 50 năm tiếp theo, tăng từ 600.000 trường hợp vào năm 2020 lên 1,3 triệu trường hợp vào năm 2069 do sự gia tăng dân số và lão hóa dân số.
Vào tháng 5 năm 2018, Tổng giám đốc WHO đã kêu gọi các cơ quan y tế trên toàn cầu cần hỗ trợ lẫn nhau để có thể loại bỏ và phòng ngừa căn bệnh này. Vì thế, những phát hiện từ nghiên cứu này đã giúp đưa ra các thảo luận ban đầu về các mục tiêu loại trừ cũng như là phát triển một phần của chiến lược WHO về các nghiên cứu mô hình trong tương lai, qua đó hỗ trợ phát triển các mục tiêu nhằm loại bỏ ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, WHO còn kêu gọi thúc đẩy việc tăng cường thực hiện các biện pháp loại bỏ ung thư cổ tử cung đã được thông qua, đây là một vấn đề sức khỏe cộng đồng toàn cầu (bao gồm tiêm vắc-xin ngừa HPV, sàng lọc, điều trị tiền ung thư hoặc phát hiện sớm, điều trị kịp thời ung thư xâm lấn sớm và chăm sóc giảm nhẹ). Theo một dự thảo chiến lược toàn cầu thúc đẩy loại bỏ ung thư cổ tử cung, với các mục tiêu cho giai đoạn 2020 - 2030, sẽ được xem xét tại Hội nghị Y tế Thế giới vào năm 2020.
Chăm sóc giảm nhẹ:
Là phương pháp tiếp cận đa ngành để chăm sóc y tế chuyên khoa và chăm sóc điều dưỡng cho những người bị các bệnh mà giới hạn tuổi thọ.
Giáo sư Karen Canfell từ Hội đồng Ung thư New South cho biết: Mặc dù hiện có rất nhiều khó khăn, nhưng những phát hiện của chúng tôi cho thấy việc loại bỏ căn bệnh này trên toàn cầu là có thể bởi các thiết bị có sẵn, bao gồm cả tiêm vắc-xin HPV và sàng lọc cổ tử cung.
Cho đến nay, hơn 2/3 các trường hợp được ngăn chặn ở các quốc gia có mức độ phát triển dân số thấp và trung bình như Ấn Độ, Nigeria và Malawi, tuy nhiên những nước này còn bị hạn chế trong việc tiếp cận tiêm vắc-xin HPV hoặc sàng lọc cổ tử cung. Ngoài ra, WHO kêu gọi nhiều hành động thiết thực hơn như gia tăng đầu tư vào các điều trị can thiệp ung thư cổ tử cung ở các nước nghèo nhất nhất thế giới. Bởi vì nếu không áp dụng sớm các biện pháp can thiệp này sẽ dẫn đến hàng triệu ca tử vong sớm.
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ, ước tính trên toàn thế giới có khoảng 570.000 trường hợp mới được chẩn đoán vào năm 2018, trong đó khoảng 85% xảy ra ở các khu vực kém phát triển. HPV, một nhóm gồm hơn 150 virus, đóng vai trò phần lớn gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, một số phương pháp đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong sàng lọc và điều trị cũng như vắc-xin HPV có khả năng ngăn ngừa tới 84 - 90% căn bệnh này.
Tuy nhiên, vẫn có những chênh lệch lớn tồn tại trong sàng lọc cổ tử cung và tiêm chủng HPV giữa các quốc gia. Ở các nước thu nhập thấp và trung bình (LMIC), tỷ lệ sàng lọc tổng thể trong năm 2008 thấp tới 19%, so với 63% ở các khu vực thu nhập cao, trong khi vào năm 2014, ít hơn 3% phụ nữ trong độ tuổi 10 - 20 trong LMIC đã được tiêm vắc-xin HPV, so với hơn 1/3 ở các nước thu nhập cao.
Các tác giả đã phân tích dữ liệu đăng ký chất lượng cao từ Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế qua đó dự đoán xu hướng phát triển của ung thư cổ tử cung trong tương lai nếu không có những hành động tiếp theo. Sau đó, họ đã sử dụng một mô hình để tính toán tác động của việc phát triển vắc-xin HPV và sàng lọc cổ tử cung dựa vào gánh nặng ung thư cổ tử cung ở 181 quốc gia trên toàn cầu, từ năm 2020 đến cuối thế kỷ.
Mô hình này tập trung vào việc triển khai tiêm chủng và sàng lọc ở các nước thu nhập thấp và trung bình thay vì một mô hình chi tiết của tất cả những cải tiến gần đây ở các nước có mức độ phát triển cao, từ đó có thể đánh giá được thời gian loại bỏ ở từng quốc gia.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng dự đoán tỷ lệ ung thư cổ tử cung bị loại bỏ trong một ngày gần đây (xem xét khoảng loại trừ có thể dưới 4 trường hợp trên 100.000 cá nhân). Trong năm 2012, tỷ lệ ung thư cổ tử cung chuẩn hóa theo độ tuổi trung bình trên toàn thế giới là 12 trên 100.000 trường hợp.
Từ đó, kết quả cho thấy quy mô tiêm chủng sớm - tỷ lệ bao phủ lên tới 80 - 100% trên toàn cầu vào năm 2020 bằng cách sử dụng vắc-xin HPV có thể ngăn ngừa 6,7 - 7,7 triệu trường hợp mắc bệnh, và hơn một nửa trong số này sẽ được loại bỏ sau năm 2060.
Ngoài ra, đến năm 2020 nếu sàng lọc cổ tử cung được mở rộng (với tất cả phụ nữ được sàng lọc hai lần và bảo hiểm 70% trên toàn cầu), điều này có thể ngăn ngừa thêm 5,7 - 5,8 triệu trường hợp tiếp theo bị ung thư cổ tử cung trong 50 năm.
Với những nỗ lực này cho thấy ung thư cổ tử cung có thể được loại bỏ với tỷ lệ trung bình trên các quốc gia giảm xuống dưới 4 trên 100.000 trường hợp vào năm 2055 - 2059 ở các quốc gia có mức độ phát triển rất cao (bao gồm Hoa Kỳ, Phần Lan, Vương quốc Anh và Canada), 2065- 2069 cho các quốc gia có mức độ phát triển cao (bao gồm Mexico, Brazil và Trung Quốc), 2070 - 2079 cho các nước có mức độ phát triển trung bình (bao gồm Ấn Độ, Việt Nam và Philippines) và 2090 - 2100 trở đi đối với các quốc gia có mức độ phát triển thấp (chẳng hạn như Ethiopia, Haiti và Papua New Guinea).
Tuy nhiên vào cuối thế kỷ này, tỷ lệ ít hơn 4 trường hợp có thể sẽ không đạt được ở tất cả các quốc gia ở Châu Phi (ví dụ: Kenya, Tanzania và Uganda) ngay cả khi tỷ lệ tiêm vắc-xin đem lại hiệu quả cao và hai lần sàng lọc cổ tử cung vào năm 2020.
Trong nghiên cứu này các tác giả lưu ý vẫn còn một số hạn chế, bao gồm thiếu dữ liệu về tỷ lệ mắc ung thư theo thời gian, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, mô hình giả định thời gian vắc-xin bảo vệ sức khỏe và không tính đến sự khác biệt về địa lý trong hành vi tình dục, vì điều này có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của các ước tính. Bên cạnh đó, họ cũng cho rằng trong các dự án mở rộng của họ về tỷ lệ bao phủ vắc-xin toàn cầu là rất cao (từ 80% trở lên) có thể đạt được trên toàn thế giới nhưng việc cung cấp thành công hai liều vắc-xin HPV với khoảng thời gian phù hợp có thể sẽ khó khăn, đặc biệt là ít hơn đối với khu vực đang phát triển. Cuối cùng, các dự án mở rộng được kiểm tra trong nghiên cứu mà không tính đến các rào cản về văn hóa, và tài chính đối trong việc thúc đẩy sàng lọc ở các khu vực kém phát triển.