Ung Thư Xương

Ung Thư Xương

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương (tên tiếng Anh là Bone Cancer) là một bệnh ung thư thường bắt đầu ở xương. Ung thư xương có thể bắt đầu ở bất kỳ xương nào trong cơ thể, nhưng phổ biến nhất và thường gặp nhất là xương dài của cánh tay và cẳng chân.

Có nhiều loại ung thư xương. Một số loại chủ yếu xảy ra ở trẻ em, trong khi những loại khác phần lớn xảy ra trên người trưởng thành. Thuật ngữ “Ung thư xương” không bao gồm những loại ung thư bắt nguồn từ những nơi khác trên cơ thể và lan (di căn) đến xương. Thay vào đó, những loại ung thư ấy được gọi tên dựa theo cơ quan mà nó bắt đầu, ví dụ như ung thư vú di căn xương.

Ung thư xương là căn bệnh rất nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong rất cao. Bệnh nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Có bốn giai đoạn của ung thư xương, bao gồm:

- Giai đoạn I:

Ung thư chỉ giới hạn ở tại xương và không lan ra các vùng khác của cơ thể. Tế bào ung thư ở giai đoạn này ít gây hại hơn và chưa ảnh hưởng xấu cho những tế bào bình thường.

- Giai đoạn II: Tế bào ung thư bắt đầu phát triển mạnh hơn trước, nhưng vẫn giới hạn tại xương.

- Giai đoạn III: Ung thư xuất hiện từ hai đến ba vị trị ở cùng một xương. Khối u giai đoạn này có thể biệt hóa thấp hoặc cao.

- Giai đoạn IV: Ung thư di căn từ xương đến nơi khác, ví dụ như xương khác hay cơ quan khác. Tế bào ung thư tăng trưởng rất mạnh và ảnh hưởng lên tế bào bình thường.

Nguyên nhân gây ra ung thư xương là gì?

Hiện nay, vẫn chưa rõ nguyên nhân của hầu hết các loại Ung thư xương. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học mới chỉ phát hiện được rằng Ung thư xương xuất phát từ một đột biến trên hệ thống DNA của tế bào. Đột biến đó khiến tế bào phát triển và phân chia một cách mất kiểm soát. Đến khi hết thời gian sống của nó, tế bào vẫn tiếp tục sinh trưởng thay vì phải chết đi theo chu kỳ. Những tế bào bị đột biến nói trên dần hợp thành khối u và có thể xâm lấn những cấu trúc xung quanh hoặc di căn đến những vùng khác của cơ thể.

Các loại ung thư xương phổ biến hiên nay bao gồm:

- U xương ác tính (sarcom tạo xương):

Bắt nguồn từ những tế bào xương hay gặp nhất ở trẻ em và người trẻ, và ở xương cẳng chân hoặc cánh tay.

- Bệnh sarcom sụn:

Bắt nguồn từ những tế bào sụn, thường xuất hiện ở khung chậu, cẳng chân, cánh tay, gặp ở người trung niên và cao tuổi.

- Bệnh sarcom Ewing:

Chưa rõ bệnh bắt nguồn từ loại tế bào nào của xương, nhưng những khối u thường xuất hiện ở khung chậu, cẳng chân, cánh tay của trẻ em và người trẻ.

Ngoài các nguyên nhân đã nói như trên thì các yếu tố sau đây dẫn đến nguy cơ cao mắc căn bệnh trên bao gồm:

- Sự thay đổi cấu trúc xương:

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, Ung thư xương xuất hiện nhiều ở nhóm đối tượng là trẻ em và đặc biệt tập trung ở lứa tuổi thanh thiếu niên, nên ở một khía cạnh nào đó, nguyên nhân của bệnh có mối liên hệ khá tương thích với những sự thay đổi về cấu trúc xương của cơ thể khi trưởng thành. Khi đến tuổi dậy thì, tốc độ phát triển và sự thay đổi là cực lớn trong cấu trúc xương. Và đó cũng chính là giai đoạn dễ xảy ra các bất thường nhất trong cấu trúc xương của cơ thể, là nguyên nhân dẫn đến Ung thư xương.

- Tia xạ:

Nhiều bằng chứng cho thấy một số trường hợp dùng tia xạ gây nên Ung thư tại xương.

- Các bệnh ở xương:

Một số bệnh lành tính ở xương cũng có thể biến chứng thành ung thư xương như bệnh paget xương, bệnh loạn sản xơ của xương...

- Chấn thương:

Tác động va đập từ ngoài xương dẫn đến chấn thương do hoạt động thể thao, do tai nạn giao thông. Trên thực tế lâm sàng, có một số Ung thư xương phát triển tại vùng bị va đập hoặc gãy xương, nhất là vùng đầu trên xương chày.

Triệu chứng dễ nhận thấy ở ung thư xương là gì?

Đau là triệu chứng thường thấy nhất ở căn bệnh trên, nhưng không phải tất cả Ung thư xương đều gây đau. Ngoài ra còn những triệu chứng khác có thể là:

- Nơi gần đó bị sưng lên hay xương dễ gãy.

- Gãy xương.

- Mệt mỏi.

- Sụt cân không rõ nguyên nhân.

- Giảm khả năng cử động.

- Xuất hiện hiện tượng sưng vù xung quanh vùng xương bị ung thư.

Cách điều trị ung thư xương

Nhiều bệnh nhân khi mắc bệnh thường rất lo lắng, không biết Ung thư xương có chữa được không. Thực tế, bệnh có thể chữa được nếu phát hiện và điều trị kịp thời. Ung thư xương có thể được điều trị theo nhiều cách hoặc có thể kết hợp các phương pháp để có kết quả tốt nhất. Bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị cho bệnh nhân tùy thuộc vào loại Ung thư xương cũng như thể trạng chung của người bệnh. Các phương pháp phổ biến hiện nay như sau:

- Phẫu thuật:

Khối u được cắt bỏ với những kỹ thuật ngoại khoa đặc biệt. Lựa chọn này thường tốn nhiều thời gian để hồi phục sau mổ.

- Hóa trị:

Phương pháp này sử dụng thuốc kháng ung thư để tiêu diệt tế bào ung thư. Bác sĩ thường sẽ đề nghị kết hợp các loại thuốc lại với nhau.

- Xạ trị:

Kỹ thuật này sử dụng tia X năng lượng cao để diệt tế bào ung thư. Phương pháp này thường dùng kết hợp với phẫu thuật. Phương pháp này thể có thể gây 1 số ảnh hưởng xấu cho bệnh nhân sau điều trị và có thể dẫn đến biến chứng.

- Cắt lạnh:

Tế bào ung thư được làm đông lạnh bằng dung dịch nitơ và chúng sẽ chết sau một khoảng thời gian. Kỹ thuật này thỉnh thoảng có thể thay thế phẫu thuật quy ước để tiêu diệt khối u.

Biến chứng có thể gặp phải của Ung thư xương trong khi điều trị căn bệnh trên như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị... đều có những tác dụng phụ cũng như những cản trở của các phương pháp trên gây ảnh hưởng lên sức khỏe như sau:

Các biến chứng của phương pháp điều trị phẫu thuật

- Đoạn chi.

- Sốc.

- Chảy máu.

- Nhiễm trùng vết mổ.

Các biến chứng của phương pháp hóa trị liệu

- Buồn nôn và nôn do rối loạn tiêu hóa.

- Rụng tóc.

- Mệt mỏi, suy nhược.

- Dễ bị bầm và chảy máu.

- Thiếu máu.

- Nhiễm trùng.

- Ăn không ngon miệng và sụt cân.

Các biến chứng của phương pháp xạ trị liệu

- Mệt mỏi.

- Đỏ và kích ứng da tại vùng chiếu xạ.

Phòng chống ung thư xương

- Để phòng bệnh ung thư xượng bạn nên bổ sung thêm canxi, magie và stronti trong chế độ ăn như sữa và các chế phẩm từ sữa là nguồn bổ sung canxi dồi dào. Ngoài ra cũng cần tăng cường bổ sung magie và stronti (khoáng chất tự nhiên) để cải thiện sức khỏe xương khớp. Lưu ý: Giảm lượng chất béo, tăng lượng trái cây, rau quả trong các bữa ăn hằng ngày.

- Cần tìm hiểu trong gia đình có ai mắc ung thư xương hay không. Nếu có thì các thành viên khác trong gia đình cần thường xuyên khám sức khỏe nhằm phát hiện bệnh sớm, nâng cao hiệu quả điều trị.

- Nên duy trì lối sống khỏe mạnh như tránh xa khói thuốc, rượu bia và các chất kích thích... Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm và tia UV trong ánh nắng mặt trời.

- Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe cơ thể, cải thiện hệ thống tim mạch, tăng cường tuần hoàn máu, giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, lo âu, trầm cảm và phòng ngừa ung thư xương. 

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...