Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương rất hiếm gặp, chỉ chiếm khoảng 0,05% dân số. Bệnh tiến triển âm thầm và có mức độ ác tính khá cao. Dưới đây là những điều cần biết về bệnh ung thư xương.

Ung thư xương là gì?

Ung thư xương là tình trạng xuất hiện một khối u ác tính ở trong xương, xuất phát từ tế bào tạo xương, tạo sụn, tế bào mô liên kết của xương.  Khi những tế bào ung thư tăng trưởng, cạnh tranh với mô xương lành thì nó có thể đe dọa tới tính mạng của bạn... Ung thư xương thường gặp ở gần gối, xa khuỷu, nghĩa là hay gặp ở đầu trên xương chày, đầu dưới xương đùi (gần gối), đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương quay (xa khuỷu).

Bệnh nguy hiểm, di căn nhanh

Khối u do ung thư xương có đặc điểm phát triển rất nhanh, phát triển liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh và có thể di căn đi cư trú ở rất xa. Một điều cực kỳ tệ hại của ung thư xương đó là sự di căn thường rất nhanh. Nếu so với khối ung thư khác thì có thể thấy tốc độ di căn của ung thư xương nhanh gấp từ 3 - 4 lần. Vì ung thư xương không có nghĩa là chúng ta bị ung thư ở mảnh xương bên ngoài cùng cứng như đá. Lớp xương này ít khi bị bệnh. Mà chính là ung thư ở phần xương mềm và tủy bên trong. Tủy xương là vị trí tạo máu cho nên nó dễ dàng theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Nó có thể đi được một đoạn đường rất xa trước khi chúng ta tìm ra bệnh.

Các loại ung thư xương phổ biến hiện nay là gì?

Tùy thuộc vào loại tế bào ung thư bắt đầu hình thành ở đâu mà bệnh ung thư xương được chia thành nhiều loại và gặp ở các độ tuổi khác nhau. Cụ thể như:

U xương ác tính

Tế bào ung thư bắt đầu từ xương. Trẻ em và người trẻ tuổi (ở lứa tuổi từ 10 đến 19) là đối tượng mắc bệnh thường gặp.

Ung thư ở mô sụn

Tế bào ung thư bắt đầu từ mô sụn ở phần đầu của xương. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi, thường là trên 40 tuổi.

Ung thư có tính chất di truyền

Có thể khởi phát từ các mô thần kinh trong xương, thường xuất hiện ở dọc xương sống, xương chậu, ở cẳng chân hay cánh tay. Trẻ em và những người trẻ tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh.

Triệu chứng ung thư xương là gì?

Triệu chứng mà các bệnh nhân ung thư xương hay gặp bao gồm đau xương, xương bị suy yếu rất dễ gãy, cơ thể suy nhược, mệt mỏi, giảm cân nhanh mà không rõ lý do, sưng hoặc nổi cục u bất thường, sưng đau ở vị trí có khối u phát triển,...

Bạn có thể gặp các dấu hiệu ung thư xương khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Các giai đoạn của ung thư xương

Việc phân chia thành các giai đoạn của ung thư xương có vai trò quan trọng cho mục đích chẩn đoán và điều trị bệnh, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn về các phương pháp điều trị và tiên lượng thời gian sống của bệnh nhân.

Quá trình phân chia các giai đoạn của ung thư xương dựa trên sự phát triển, di căn của khối u và tế bào ung thư. Ung thư xương có 3 cấp độ: Nhẹ, trung bình và nặng. Mỗi cấp độ sẽ thể hiện những đặc điểm khác nhau của các giai đoạn ung thư xương.

Theo đó, ở cấp độ nhẹ ung thư xương vẫn ở giai đoạn khu trú, tế bào ung thư tương đối giống tế bào bình thường, vì thế việc điều trị sẽ dễ dàng và đạt hiệu quả cao hơn. Cấp độ nặng là ung thư đã di căn, quá trình điều trị gặp nhiều khó khăn và tiên lượng bệnh xấu. Ung thư xương được phân chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn đầu và giai đoạn sau.

Ung thư xương giai đoạn đầu

Giai đoạn đầu của bệnh ung thư xương gồm giai đoạn I và giai đoạn II.

  • Giai đoạn I: Ở giai đoạn này ung thư phát triển chỉ trong xương, chưa lan sang các khu vực khác của cơ thể. Sau khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết, xác định ung thư xương giai đoạn I thuộc cấp độ nhẹ, không quá nguy hiểm đến tính mạng nếu được điều trị đúng cách.
  • Giai đoạn II: Cấp độ trung bình, ung thư phát triển giới hạn ở trong xương, chưa lan ra hạch bạch huyết xung quanh hay các vị trí khác của cơ thể. Ở giai đoạn II, bệnh ung thư xương vẫn có tiên lượng tương đối tốt.

Triệu chứng của ung thư xương ở giai đoạn đầu phụ thuộc vào vị trí và kích thước khối u. Bệnh nhân sẽ thấy mềm mềm và sưng đau ở khu vực xuất hiện khối u, đau nhiều hơn vào ban đêm và dễ nhầm lẫn với biểu hiện bong gân hay dậy thì ở trẻ em vì đây là đối tượng dễ mắc ung thư xương nhất. Nếu khối u phát triển gần khớp thì bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi di chuyển, và vận động. Các triệu chứng toàn thân khác bao gồm mệt mỏi, suy nhược cơ thể, chán ăn, sút cân nhanh,…Giai đoạn này do kích thước khối u nhỏ và còn khu trú nên nếu được điều trị tích cực thì tỷ lệ sống trên 5 năm có thể đạt 90% hoặc hơn.

Ung thư xương giai đoạn sau

  • Giai đoạn III: Ung thư xương xuất hiện ở 2 hoặc nhiều vị trí khác nhau trên cùng một xương và đã lan ra bề mặt của xương nhưng chưa phát triển hay xâm lấn vào các hạch bạch huyết xung quanh xương hoặc các mô lân cận.
  • Giai đoạn IV: Ung thư đã lan rộng từ xương ra các hạch bạch huyết, mạch máu lớn để di căn đến gan, não, phổi,…

Trong các giai đoạn của ung thư xương thì giai đoạn III và IV diễn tiến bệnh nặng hơn, bệnh nhân có nhiều biểu hiện bệnh lý rõ ràng như:

  • Đau xương thường xuyên và kéo dài trong nhiều tuần, nhiều tháng; ban đêm đau dữ dội hơn ban ngày, lúc nghỉ ngơi đau hơn khi vận động. Một số trường hợp bị đau cột sống rồi lan xuống thắt lưng,…
  • Gãy xương dài như xương cánh tay hay xương cẳng chân mặc dù không chịu tác động mạnh hoặc những tổn thương nặng.
  • Xẹp đốt sống, chèn ép dây thần kinh cột sống khiến cho chân tay suy yếu, tê nhói,…
  • Xuất hiện những triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi,… của bệnh lý tăng calci máu cấp tính hoặc mãn tính, khiến cơ thể suy nhược nhanh chóng.
  • Sưng to ở vị trí có khối u và sờ vào thấy ấm hơn những vùng khác trên cơ thể do khối u làm tăng sinh mạch và tuần hoàn máu dưới da.
  • Hệ thống thần kinh bị tê liệt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tiết niệu nếu khối u phát triển gần cột sống,…
  • Có những triệu chứng của các bộ phận mà ung thư di căn đến.

Nguyên nhân gây bệnh

Thật ra, nguyên nhân chính của ung thư xương vẫn chưa được tìm thấy. Họ chỉ biết ung thư xương là một lỗi của DNA làm cho tế bào lớn lên và phân chia một cách không kiểm soát. Tế bào bình thường phát triển theo một lập trình có sẵn, tăng sinh, phân chia và chết, nhưng tế bào ung thư thì không như vậy. Chúng không tự động chết.

Tuy nhiên, các yếu tố dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Chấn thương mạn tính: Các chấn thương xảy ra tại các vùng xương là nguyên nhân dễ dẫn đến ung thư xương. 
  • Yếu tố di truyền: Trong gia đình có người mắc ung thư xương sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại. hay gặp là rối loạn di truyền là tác nhân bên trong của cơ thể, liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị.
  • Xạ trị: Bệnh nhân khi mắc một căn bệnh ung thư nào khác, khi tiến hành xạ trị liều cao, gây phơi nhiễm phóng xạ dẫn đến mắc bệnh ung thư xương.

Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ xương ra, thì ung thư xương còn có thể là ung thư xương thứ phát do các tế bào ung thư của các cơ quan khác trong cơ thể di căn tới.

Những kỹ thuật ý tế dùng để chẩn đoán ung thư xương?

Đầu tiên bác sĩ sẽ hỏi bạn về tình trạng của bạn và bệnh sử của gia đình. Nếu như nghi ngờ bạn bị ung thư xương, bác sĩ sẽ khám lâm sàng và đề nghị các xét nghiệm giúp chẩn đoán. Những xét nghiệm thường dùng gồm có:

  • X-Quang: Phương pháp này cho thấy hình ảnh bất thường của xương mà không cần đến phẫu thuật. Dấu hiệu của ung thư xương có thể là xương không lành lặn, có lỗ trong xương hay khối u. Nếu thấy những triệu chứng này, bạn sẽ được làm sinh thiết để xác định xem có bị ung thư xương hay không;
  • Xạ hình xương: Một chất phóng xạ sẽ được tiêm vào mạch máu, chúng di chuyển, gắn vào xương và sẽ được chụp lại bởi máy xạ hình. Bác sĩ có thể chẩn đoán thông qua đánh giá hình ảnh xạ hình.
  • Chụp hình cắt lớp (CT scan): Đây là phương pháp tạo hình sử dụng nhiều tia X từ nhiều góc khác nhau. Hình ảnh CT scan cung cấp những thông tin rõ ràng hơn so với X-Quang.
  • Cộng hưởng từ (MRI): Phương pháp này giống với X-Quang nhưng thay vào đó sử dụng nam châm mạnh kết nối với máy tính;
  • Chụp Positron cắt lớp (PET): Một lượng nhỏ glucose phóng xạ được tiêm vào mạch máu và một máy quét sẽ làm hiện rõ hơn những chất phóng xạ, sau đó hình ảnh số hóa những khu vực có gắn glucose sẽ xuất hiện.

Bệnh ung thư xương có chữa được không?

Tương tự như các bệnh ung thư khác, ung thư xương có thể chữa được nếu phát hiện ở giai đoạn sớm và có liệu trình điều trị thích hợp. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị ung thư xương được sử dụng phổ biến, bao gồm:

Phương pháp phẫu thuật:

Điều trị ung thư xương bằng cách cắt bỏ khối u, phần xương lành và mô lành xung quanh khối u đó. Sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể sử dụng miếng kim loại đặc biệt để thay thế phần xương đã bị mất. Đối với khối u lớn các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh phẫu thuật đoạn chi, cắt bỏ toàn bộ chi có khối u để ngăn chăn nguy cơ ung thư di căn hoặc tái phát.

Phương pháp hóa trị:

Có thể kết hợp với phương pháp phẫu thuật để đạt hiệu quả điều trị cao. Sử dụng hóa trị trước phẫu thuật giúp thu nhỏ kích thước khối u hoặc hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư sót lại sau khi phẫu thuật. Trong một số trường hợp, có thể áp dụng xạ trị thay phẫu thuật để phá hủy khối u và tế bào ung thư.

Những bệnh nhân ung thư xương có tiên lượng xấu có thể điều trị kết hợp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật để nâng cao chất lượng sống, giúp bệnh nhân giảm nhẹ những cơn đau đớn cuối đời.

Cần làm gì khi có dấu hiệu bất thường?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, khi có các dấu hiệu bất thường nghi ngờ ung thư xương, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám. Bệnh ung thư xương càng phát hiện sớm, tỷ lệ sống càng cao. 

Theo nhiều thống kê, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư xương có thể đạt tới 80% và người bệnh sống được trên 5 năm nếu được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm nhất. Ở giai đoạn cuối, chỉ có 20 - 50% bệnh nhân ung thư xương sống được trên 5 năm.

Phòng bệnh thế nào?

Chưa có biện pháp phòng ngừa ung thư xương tuyệt đối. Tuy nhiên, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Có lối sống lành mạnh.
  • Uống trà xanh mỗi ngày: Trà xanh không chỉ giúp làm đẹp da mà còn chứa thuộc tính chống ung thư hiệu quả.
  • Tắm nắng: Các tia UV của ánh mặt trời nếu được hấp thụ một cách hợp lý, sẽ giúp hấp thụ vitamin D ngăn chặn sự phát triển tế bào ung thư. 
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh gia đình: Khi trong gia đình có người bị ung thư xương, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và làm xét nghiệm từ sớm để ngăn ngừa và điều trị kịp thời. 
  • Sàng lọc ung thư xương: Người đã từng xạ trị, hóa trị, cấy ghép kim loại điều trị gãy xương nên tiến hành xét nghiệm sàng lọc để được phát hiện sớm.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...