Ung thư vú

Ung thư vú

TỈ LỆ UNG THƯ VÚ KHÔNG NGỪNG TĂNG LÊN

Ung thư tuyến vú là một loại u ác tính phát sinh ở tuyến vú, bệnh thường phát ở những người phụ nữ có độ tuổi từ 30 trở lên. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 1.200.000 phụ nữ mắc bệnh ung thư vú, có 500.000 phụ nữ chết vì bệnh ung thư vú. Khu vực Bắc Mỹ và Bắc u là khu vực có tỷ lệ mắc ung thư vú cao, cao gấp 4 lần so với Châu Á, Châu Phi và khu vực Châu Mỹ Latinh.

Quá trình phát triển của bệnh ung thư vú rất chậm, nếu rèn luyện được thói quen tự kiểm tra hoặc kiểm tra định kỳ thì có thể sớm phát hiện được bệnh. Nếu phát hiện sớm thì không những có thể điều trị dễ dàng mà còn đạt hiệu quả khá cao.

NGUYÊN NHÂN PHÁT BỆNH CÓ LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN HORMON NỮ

 

Cũng giống như nhiều chứng bệnh ung thư khác, nguyên nhân phát bệnh ung thư vú hiện nay vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng có thể khẳng định rằng, bệnh ung thư vú có quan hệ khá mật thiết với hormon nữ. Hormon nữ chủ yếu được bài tiết từ buồng trứng, ở những người đã bị cắt buồng trứng khi còn trẻ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú không đến 1% so với người bình thường. Đây chính là một bằng chứng chứng tỏ mối quan hệ mật thiết giữa hormon nữ và bệnh ung thư vú.

Ngoài ra, những nhân tố dễ gây ra bệnh ung thư vú được gọi là những nhân tố nguy hiểm. Hiện nay, giới y học mới chỉ biết được những nhân tố nguy hiểm về các mặt như: môi trường hormon, nhân tố di truyền và môi trường sống… trong đó đa phần đều có liên quan đến hormon nữ.

GIỚI TÍNH, ĐỘ TUỔI

Tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở những phụ nữ trên 30 tuổi sẽ dần dần tăng lên. Tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm phụ nữ trên 40 tuổi, tiếp đến là hơn 50 tuổi, hơn 60 tuổi, hơn 70 tuổi.

Khu vực Âu Mỹ có tỉ lệ mắc bệnh khá cao, hơn nữa còn có nhiều phụ nữ bị mắc bệnh sau khi mãn kinh.

KẾT HÔN, SINH ĐẺ, CHO CON BÚ

So với những phụ nữ đã kết hôn, đã có con, những người độc thân, chưa sinh đẻ có tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú cao hơn. Trong số những người đã có con, sinh con ở độ tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Những người cho con cai sữa sớm cũng dễ mắc bệnh hơn.

CÓ KINH, MÃN KINH

Có kinh càng sớm, mãn kinh càng muộn, nguy cơ mắc bệnh ung thư vú càng cao. Nguyên nhân là do thời gian có kinh dài, cơ thể nhận được một lượng khá lớn hormon nữ.

BÉO PHÌ

Cơ thể càng béo thì nguy cơ mắc bệnh càng cao, đặc biệt là đối với những phụ nữ đã mãn kinh, nếu béo phì thì khả năng ngày càng trở nên rõ rệt.

THÓI QUEN ĂN UỐNG

 

Thói quen ăn những đồ ăn có nhiều mỡ và protein sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Theo một cuộc điều tra ở người Nhật Bản, những người ăn thịt hàng ngày có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú cao gấp đôi người bình thường. Những năm gần đây, tỷ lệ mắc ung thư vú tăng cao, có một nguyên nhân là do thói quen ăn uống đã bị u Mỹ hóa.

NGHỀ NGHIỆP

Những phụ nữ có học vị cao thường kết hôn và sinh con muộn hơn những người khác, bởi vậy, cũng nằm trong nhóm những người có nguy cơ mắc bệnh cao.

KHU VỰC

Những phụ nữ sống ở thành phố có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn những phụ nữ sống ở nông thôn.

Những bệnh lành tính về tuyến vú có phải là nguyên nhân hay không?

Theo nghiên cứu cho thấy, những người đã từng mắc các bệnh lành tính về tuyến vú có tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú cao gấp 1,4 – 4,3 lần so với những người khác.

GIA ĐÌNH TỪNG CÓ NGƯỜI MẮC BỆNH UNG THƯ VÚ HAY KHÔNG?

Những người có quan hệ huyết thống như: mẹ, chị gái, em gái, dì… đã mắc bệnh ung thư vú thì khả năng mắc bệnh ung thư vú của bạn sẽ cao hơn từ 2 - 3 lần so với người bình thường. Nếu mẹ và chị em gái đều mắc bệnh ung thư vú thì nguy cơ mắc bệnh của bạn sẽ tăng lên gấp 13 - 14 lần. Điều này không phải là do khả năng di truyền của căn bệnh mà là do thể chất của những người trong gia đình bạn dễ bị mắc bệnh. Ngoài ra thói quen ăn uống, môi trường sống cũng có những ảnh hưởng không nhỏ.

ĐÃ TỪNG MẮC BỆNH UNG THƯ VÚ HAY CHƯA?

Đối với những phụ nữ đã từng mắc bệnh ung thư vú thì tỉ lệ mắc bệnh ung thư ở vú bên kia hoặc ở tử cung, buồng trứng hay tuyến giáp cao gấp 1,2 - 1,8 lần so với người chưa bị mắc bệnh.

CÁC NGUYÊN NHÂN KHÁC

 

Theo điều tra, những người phụ nữ cao gầy hoặc có các thói quen như: hút thuốc lá, uống rượu cũng dễ mắc bệnh ung thư vú, tuy vậy, hiện tại vẫn chưa có kết luận rõ ràng nào về vấn đề này.

Những nhóm người dễ mắc bệnh ung thư vú

1. NHÓM NGUY CƠ CAO NHẤT

- Từng bị ung thư vú 1 bên.

- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh (trước khi mãn kinh bị ung thư vú 2 bên).

- Chụp cắt lớp thấy có hiện tượng có u bất thường ở vú.

2. NHÓM NGUY CƠ CAO THỨ HAI

- Mẹ hoặc chị em gái đã từng mắc bệnh.

- Sau 30 tuổi sinh con lần đầu.

- Chưa sinh con.

Béo phì sau khi mãn kinh

- Những người mắc bệnh ung thư buồng trứng và màng trong tử cung.

- Phần ngực chụp X quang nhiều lần.

3. NHÓM NGUY CƠ CAO THỨ BA

- Uống rượu ở mức độ vừa.

- Có kinh trước 12 tuổi.

- Mãn kinh sau 55 tuổi.

4. NHÓM CÓ KHẢ NĂNG MANG NHÂN TỐ NGUY HIỂM

 

- Uống thuốc tránh thai.

- Uống thuốc bổ sung hormon.

BIỂU HIỆN CỦA BỆNH

 

Biểu hiện chủ yếu của bệnh ung thư vú là những khối u nhỏ. Trên 90% số người mắc bệnh đều tự mình phát hiện ra những khối u nhỏ ở ngực sau đó, mới biết mình mắc bệnh ung thư vú.

Những khối u nhỏ cũng có thể là triệu chứng của các căn bệnh khác về tuyến vú khi mắc bệnh ung thư vú chúng thường chỉ xuất hiện ở một bên vú. Chúng không mọc ở những vị trí nhất định, kích thước cũng khác nhau, nhìn từ bên ngoài thấy vú không phẳng, lồi lõm, chính giữa hơi cứng, khi đè hoặc sờ vào không thấy đau. Ngoài ra, đầu vú cũng xuất hiện những triệu chứng không bình thường như: tiết dịch có màu giống máu, đầu vú biến dạng…

Nếu tình trạng bệnh xấu đi, phần vú sẽ sưng đỏ, gây đau đớn. Khi tế bào ung thư di căn đến ống limpha, phần trên cánh tay gần vai sẽ sưng to. Nếu bệnh tiếp tục phát triển, tế bào ung thư sẽ di căn đến toàn thân.

Vào giai đoạn cuối, sẽ xuất hiện các triệu chứng như: chán ăn, giảm cân.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ CHỦ YẾU LÀ PHẪU THUẬT

 

Phương pháp điều trị chủ yếu là cắt bỏ bên vú bị bệnh, đồng thời kết hợp với các phương pháp bổ trợ như: điều trị hóa học, chạy tia, điều trị hormon, miễn dịch… để phòng tránh bệnh tái phát hoặc di căn. Việc áp dụng phương pháp nào còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và giai đoạn bệnh.

Phẫu thuật cắt bỏ ngực không làm ảnh hưởng đến chức năng của nội tạng, sau khi phẫu thuật bệnh nhân hồi phục nhanh. Nhưng sau phẫu thuật không lâu, có thể xuất hiện các hiện tượng như: vận động của tay và cổ tay bị hạn chế, đau, sưng hoặc tê… chỉ cần tiến hành các liệu pháp hồi phục sức khỏe thì có thể khắc phục được những triệu chứng trên.

Trong vòng 10 năm, sau khi tiến hành phẫu thuật, bệnh nhân phải tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để kịp thời điều trị khi bệnh tái phát hoặc di căn.

HỎI ĐÁP


Hỏi

: Những người mắc bệnh ung thư vú, sau khi phẫu thuật, trong vòng 5 năm vẫn phải đề cao cảnh giác, tại sao?

Đáp

: Bệnh ung thư vú trong giai đoạn đầu rất dễ di căn đến các bộ phận nội tạng khác, hơn nữa, khi phẫu thuật cũng không thể xác định chính xác được rằng liệu bệnh đã di căn hay chưa. Hiệu quả của việc điều trị bệnh ung thư thường được xác định với thời gian là 5 năm. Đó là, nếu có thể an toàn được 5 năm thì sau đó tỉ lệ sống của những người mắc bệnh sẽ gần như bình thường. Nhưng với bệnh ung thư vú, cho dù người bệnh có thể sống được 10 năm sau phẫu thuật thì chất lượng sống của họ vẫn thấp hơn người bình thường. Bởi vậy, đối với những người mắc bệnh ung thư vú, ngoài việc cải thiện thói quen ăn uống còn phải đi khám định kỳ, không nên coi nhẹ.


Hỏi

: Xin hãy giải thích một chút về tình hình phẫu thuật, ví dụ như: cuộc sống trong thời gian nằm viện, cảm giác đau đớn và những di chứng sau phẫu thuật

Đáp

: Dù là áp dụng phương pháp phẫu thuật nào, thời gian nằm viện thường là từ 1 tuần đến 10 ngày, nhưng đôi khi cũng còn tùy thuộc vào bệnh nhân. Nếu tiến hành hóa trị thì cũng sẽ kéo dài thời gian nằm viện. Trước khi phẫu thuật cũng phải nằm viện vài ngày.

Khi phẫu thuật, bệnh nhân được tiến hành gây mê toàn thân, thời gian tiến hành phẫu thuật khoảng 2 tiếng. Ngày hôm sau, bệnh nhân đã có thể ăn uống được, cũng có thể tự mình đi vệ sinh được. 10 ngày sau phẫu thuật, bệnh nhân có thể tắm. Thường thì 2 tuần sau khi phẫu thuật là có thể cắt chỉ. Nếu sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần phải tiến hành cắt chỉ.

Sau khi xuất viện, bệnh nhân không phải hạn chế vận động, cảm giác đau sẽ đỡ dần sau phẫu thuật 2 tháng.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...