Ung Thư Vòm Họng
Ung thư vòm họng là gì?
Vòm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm. Ung thư vòm họng là một loại ung thư xuất phát từ các tế bào biểu mô ở vùng vòm họng.
Ung thư vòm họng (tên tiếng Anh là Throat Cancer) dùng để chỉ những trường hợp khối ung thư phát triển ở vùng hầu họng, thanh quản hay lưỡi gà. Họng là một ống bằng cơ kéo dài từ sau mũi đến mức ngang cổ. Ung thư vòm họng thường bắt đầu từ những tế bào lót bên trong họng. Thanh quản có vị trí ngay bên dưới họng và cũng là vùng dễ phát triển ung thư. Thanh quản được cấu tạo bởi sụn và mang hai dây thanh âm. Ung thư vòm họng cũng có thể phát triển ở phần sụn gọi là nắp thanh môn, bộ phận có tác dụng như một cái nắp cho thanh quản. Ung thư lưỡi gà, một dạng khác của ung thư vòm họng, phát triển ở lưỡi gà là bộ phận nằm ở thành sau cổ họng.
òm họng là phần cao nhất của họng, có hình vòm.
Ung thư vòm họng rất nguy hiểm, tỷ lệ tử vong ở căn bệnh này khá cao nếu không sớm được phát hiện và điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng là gì?
Ung thư vòm họng xảy ra khi tế bào ở họng phát triển những đột biến trong bộ gen. Những đột biến gen này khiến cho tế bào sinh trưởng một cách mất kiểm soát và tiếp tục sống dù tế bào khỏe mạnh bình thường sẽ chết theo chương trình. Những tế bào này tụ lại tạo thành một khối u trong họng của bệnh nhân.
Hiện nay vẫn chưa xác định rõ điều gì đã gây ra những đột biến gen phát triển ung thư vòm họng. Nhưng các bác sĩ đã xác định được một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Các loại ung thư vòm họng
Ung thư vòm họng là từ dùng để chỉ chung những ung thư phát triển ở vùng hầu (ung thư hầu) hoặc từ khí quản (ung thư khí quản). Hầu và khí quản kết nối chặt chẽ với nhau, khí quản nằm bên dưới hầu.
Mặc dù đa số các bệnh ung thư vòm họng đều xuất phát từ cùng một số loại tế bào, các tên gọi chuyên biệt vẫn được dùng để phân biệt mỗi loại ung thư bắt nguồn từ cơ quan nào.
- Ung thư tị hầu xuất phát từ phần mũi của hầu - phần hầu ngay đằng sau ổ mũi.
- Ung thư khẩu hầu xuất phát từ phần miệng của hầu - phần hầu ngay đằng sau ổ miệng và bao gồm cả lưỡi gà.
- Ung thư thanh hầu xuất phát từ phần thanh quản của hầu - phần hầu nằm thấp nhất và nằm trên thực quản, khí quản.
- Ung thư thanh môn xảy ra ở dây thanh âm.
- Ung thư trên thanh môn xảy ra ở phần cao của khí quản và bao gồm những ung thư ở nắp thanh môn, một bộ phận bằng sụn có chức năng ngăn thức ăn rơi vào khí quản.
- Ung thư dưới thanh môn xảy ra ở phần thấp của thanh quản, dưới hai dây thanh âm.
Ngoài các nguyên nhân đã nêu trên thì các yếu tố sau đây cũng có thể làm tăng cao nguy cơ mắc căn bệnh trên bao gồm:
Không hút thuốc lá tránh bệnh ung thư.
- Thói quen ăn cá muối khô từ tuổi nhỏ tưởng chừng như vô hại nhưng thực tế nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người bởi trong cá khô chứa nitrosamin, chất lâu ngày có thể gây ung thư vòm họng. Ngoài ra các loại thức ăn lên men như dưa cà... cũng có nguy cơ gây ung thư cao.
- Môi trường tiếp xúc bị ô nhiễm với khói, bụi, môi trường kém thông khí, hoá chất cũng gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe vòm họng.
- Virus Epstein-barr: Gen của virus Epstein - Barr cũng được tìm thấy trong bệnh phẩm sinh thiết từ khối u vòm họng.
- Thuốc lá, rượu bia: Rượu bia cũng được chế biến bằng khâu lên men và thuốc lá cũng là chất kích thích làm tăng nguy cơ mắc nhiều bênh ung thư như ung thư phổi, ung thư tuyến nước bọt, ung thư vòm miệng, ung thư vòm họng,...
- Yếu tố di truyền: Những người trong gia đình có người bị ung thư vòm họng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người mà gia đình không ai mắc bệnh.
- Quan hệ tình dục bằng miệng: Các nghiên cứu đã chứng minh rằng quan hệ tình dục bằng miệng có thể dễ dàng mắc các bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, bệnh sùi mào gà... Nếu không được chữa trị sớm hay chữa trị không dứt điểm, có thể gây biến chứng dẫn đến căn bệnh ung thư vòm họng.
Triệu chứng dễ nhận thấy nhất ở ung thư vòm họng
Chảy máu cam:
Dấu hiệu sớm nhất khi bị ung thư vòm họng là hiện tượng chảy máu cam.
Nghẹt mũi:
Khi mới bị bệnh, người bệnh sẽ có cảm giác nghẹt mũi, đau đầu. Ban đầu người bệnh chỉ thấy nghẹt một bên mũi nhưng khi khối u to lên sẽ khiến 2 bên đều bị nghẹt.
Ù tai và nghe kém:
Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu ở tai với những dấu hiệu như ù tai, nghe kém, đau trong tai thì rất có thể người bệnh đang bị ung thư vòm họng.
Nổi hạch ở cổ:
Theo khảo sát, ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm tỷ lệ rất lớn, chiếm khoảng từ 40 - 85%. Do vòm họng ở con người có cấu trúc mô bạch huyết đa dạng, chính vì vậy các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch cổ.
Hội chứng nội sọ:
Xảy ra khi người bệnh phát hiện ở thời kì gần cuối thì, lúc đó người bệnh sẽ bị các hội chứng liên quan đến não và các dây thần kinh sọ như bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt... Do khối u phát triển to vào trong não sẽ gây tăng áp lực nội sọ khiến người bệnh xuất hiện các triệu chứng như nhức đầu, nôn ói và có thể gây ra tử vong nếu không đợc điều trị kịp thời.
Di căn:
Khi ung thư vòm họng bước vào giai đoạn cuối thì sẽ gây ra các hiện tượng như tình trạng xâm lấn xuống vùng mũi - họng, khẩu cái, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt và mù... Vô cùng nguy hiểm. Ngoài ra căn bệnh trên còn có thể di căn ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác.
Nổi hạch ở cổ.
Cách điều trị ung thư vòm họng
Tùy theo mức độ và giai đoạn bệnh của mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ lựa chọn hướng phương pháp điều trị và tiên lượng thuốc phù hợp cho mỗi bệnh nhân phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:
- Giai đoạn ung thư.
- Loại ung thư vòm họng.
- Kích thước khối u.
- Tuổi tác và sức khỏe của người bệnh.
Hiện nay, có ba phương pháp điều trị tiêu chuẩn được bác sĩ lựa chọn bao gồm:
- Xạ trị:
Sử dụng chùm tia năng lượng cao, chẳng hạn như tia X hoặc chùm proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Hóa trị:
Là dùng thuốc có sử dụng hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc hóa trị liệu có thể ở dạng thuốc viên, truyền tĩnh mạch hoặc cả hai. Bác sĩ có thể sử dụng hóa trị để điều trị ung thư vòm họng cùng lúc, sau hoặc trước khi xạ trị .
- Phẫu thuật:
Phẫu thuật cho giai đoạn sớm của ung thư vòm họng.
- Phẫu thuật cho giai đoạn sớm của ung thư vòm họng: Bác sĩ sẽ đưa một ống nội soi rỗng vào bên trong họng hay thanh quản của bệnh nhân và sau đó đưa các dụng cụ phẫu thuật chuyên dụng hoặc dao laser qua ống soi. Bác sĩ có thể dùng những dụng cụ này để nạo, cắt hoặc, nếu dùng laser, hóa hơi những ung thư trên bề mặt.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần hay hoàn toàn thanh quản: Đối với những khối u nhỏ, bác sĩ có thể cắt bỏ phần thanh quản bị ảnh hưởng bởi ung thư. Bác sĩ vẫn có thể bảo toàn được giọng nói và đường thở của người bệnh. Đối với khối ung thư lớn hơn và ở giai đoạn trễ hơn, có thể cần phải cắt bỏ hoàn toàn thanh quản. Nếu khí quản bị cắt bỏ hoàn toàn, người bệnh có nhiều cách để lấy lại giọng nói hoặc có thể đến gặp một bác sĩ bệnh học về giọng nói để học cách nói không cần thanh quản.
- Phẫu thuật cắt bỏ một phần vùng hầu họng: Đối với những khối ung thư vòm họng nhỏ có thể chỉ cần cắt bỏ ít phần của họng. Những chỗ bị cắt có thể được bồi lại để người bệnh có thể nuốt thức ăn bình thường.
- Phẫu thuật cắt bỏ nhiều phần họng hơn thường gồm cắt bỏ cả thanh quản: Bác sĩ có thể phục hồi lại vùng họng để giúp người bệnh nuốt được thức ăn như trước.
- Phẫu thuật cắt bỏ hạch ung thư (phẫu tích vùng cổ): Nếu ung thư vòm họng đã lan sâu vào các lớp bộ phận và cơ ở cổ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật loại bỏ một số hoặc tất cả các hạch lympho để kiểm tra xem chúng có chứa tế bào ung thư hay không.
Phòng chống ung thư vòm họng
Bỗ sung đầy đủ các loại trái cây.
- Ăn nhiều trái cây và rau quả.
- Tránh cá và thịt ướp muối hoăc các loại khô hay mắm....
- Không hút thuốc.
- Không uống nhiều rượu.
- Đánh răng nhiều lần mỗi ngày.
- Súc miệng bằng nước muối ấm sau bữa ăn (pha dung dịch nước ấm và muối, sau đó súc miệng bằng dung dịch này sau mỗi bữa ăn).
- Uống nước lọc hoặc nước trái cây lành mạnh nhiều Vitamin để tăng sức đề kháng cơ thể, phòng chống ung thư tuyến nước bọt.
- Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit hoặc nhiều gia vị.
- Tránh sử dụng đồ uống có chứa cafein và cồn.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm khô và làm ẩm thực phẩm khô với nước sốt, nước thịt, nước dùng, bơ hoặc sữa khi ăn.