Ung Thư Tuyến Tụy

Ung Thư Tuyến Tụy

Ung thư tuyến tụy là gì?

Ung thư tuyến tụy (tên tiếng Anh là Pancreatic Cancer), là một loại ung thư xảy ra trong các mô của tuyến tụy, cơ quan nội tiết trọng yếu nằm phía sau dạ dày. Tuyến tụy đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa bằng cách sản xuất các enzyme mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn có chứa chất béo, carbohydrate và protein. Tuyến tụy cũng tiết ra hai hormone quan trọng là glucagon và insulin, có trách nhiệm kiểm soát glucose (đường) trong quá trình trao đổi chất. Insulin giúp các tế bào chuyển hóa glucose để tạo ra năng lượng và glucagon nhằm tăng nồng độ glucose khi chúng quá thấp.

Nguyên nhân gây ra ung thư tuyến tụy là gì?

Hiện nay, một số nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh ung thư tuyến tụy có thể kể đến như thừa cân, lười vận động, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, tuổi tác, bệnh đái tháo đường....

Ngoài các nguyên nhân nói ở trên thì các yếu tố sau đây làm tăng nguy cơ gây ra căn bệnh trên bao gồm:

- Di truyền:

Theo số liệu thống kê thì có khoảng 5-10% người mắc ung thư tụy có người thân của họ từng bị bệnh ung thư này.

- Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori:

Helicobacter pylori là vi khuẩn gây viêm loét dạ dày, và là một yếu tố nguy cơ đối với ung thư dạ dày. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng những người nhiễm khuẩn Hp có thể tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tụy.

- Tuổi tác:

Ung thư tuyến tụy có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ảnh hưởng đến những người trong độ tuổi từ 50 - 80. Gần 50% người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy ở độ tuổi 75 trở lên.

- Bệnh đái tháo đường:

Bệnh nhân đái tháo đường có thể không nhất thiết dễ bị ung thư tuyến tụy, nhưng hai căn bệnh này có mối liên quan với nhau.

- Hút thuốc lá:

Trong thuốc lá có nhiều chất kích thích độc hại, là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư như ung thư phổi, ung thư vòm họng,... Trong đó có ung thư tuyến tụy.

- Những người thừa cân và lười vận động:

Những người thừa cân, béo phì dễ có nguy cơ bị ung thư tuyến tụy hơn. 

- Do chế độ ăn uống:

Chế độ ăn giàu chất béo và thịt (đặc biệt là thịt chế biến sẵn hay thịt xông khói).

Triệu chứng dễ nhận thấy ở ung thư tuyến tụy là gì?

Thông thường các triệu chứng của bệnh ung thư tuyến tụy thường không xuất hiện cho đến khi bệnh trở nặng. Sau đây là các triệu chứng thường thấy bao gồm:

- Đau bụng trên, có thể lan đến vùng lưng.

- Da và lòng trắng mắt chuyển màu vàng (bệnh vàng da).

- Ăn mất ngon.

- Giảm cân.

- Phiền muộn.

- Khối máu đông.

Cách điều trị ung thư tuyến tụy

- Phẫu thuật:

Là phương pháp điều trị ung thư tuyến tụy giúp loại bỏ khối u và có thể loại bỏ một phần đầu tuyến tụy, một phần mật và ống mật để đảm bảo loại bỏ các tế bào ác tính. Sau đó các bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật nối các phần còn lại của tuyến tụy, dạ dày và ruột để đảm bảo chức năng tiêu hóa của cơ thể.  

- Xạ trị:

Là phương pháp điều trị kết hợp với phẫu thuật được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện để tiêu diệt tế bào ung thư bằng chùm tia năng lượng cao. Xạ trị thường được áp dụng trong trường hợp tế bào ung thư đã lan ra ngoài tuyến tụy. Phương pháp này cũng được kết hợp với hóa trị trong liệu trình điều trị ung thư tuyến tụy.

- Hóa trị:

Sử dụng thuốc và hóa chất truyền vào cơ thể qua đường tĩnh mạch hoặc đường uống để tiêu diệt tế bào ung thư, phương pháp hóa trị được sử dụng kết hợp với xạ trị sau khi phẫu thuật để ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát.

- Liệu pháp miễn dịch:

Phương pháp này được áp dụng trong điều trị ung thư tuyến tụy bằng cách tăng cường các tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh, để chúng tự nhận biết, tấn công và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Phòng chống ung thư tuyến tụy

- Không hút thuốc lá.

- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý.

- Luyện tập thể dục thường xuyên.

- Xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh: Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất như các loại hạt, trái cây, rau quả, bông cải xanh, cải bó xôi, cà chua, táo, cam, chuối... 

- Tránh tiếp xúc với hóa chất.

Các câu hỏi liên quan

Xin mời nói. Bạn muốn tìm gì ...