Ung thư tuyến tiền liệt: Hóa trị
Hóa trị là liệu pháp có thể được sử dụng tách biệt hoặc kết hợp với các loại thuốc chống ung thư. Ngoài ra liệu pháp này thường được dùng trong các trường hợp tái phát ung thư tuyến tiền liệt hoặc tiến triển (không đáp ứng điều trị với liệu pháp hormone), nhưng lại không được sử dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt thời kỳ đầu trừ khi là một phần của thử nghiệm lâm sàng.
Hiện nay hóa trị thường được thực hiện trong các chu kỳ điều trị, theo sau là một giai đoạn phục hồi. Và toàn bộ điều trị thường kéo dài ba đến sáu tháng, tùy thuộc vào loại thuốc hóa trị được đưa sửu dụng.
Hóa trị được sử dụng như thế nào?
Thông thường, thuốc hóa trị được tiêm tĩnh mạch (trực tiếp vào tĩnh mạch) hoặc bằng đường uống. Sau khi thuốc được hấp thụ, chúng xâm nhập vào máu và di chuyển đến hầu như tất cả các bộ phận của cơ thể và đến các tế bào ung thư (có thể đã lan ra ngoài tuyến tiền liệt).
Khi nào hóa trị được sử dụng?
Cho đến nay hóa trị có thể được chỉ định cho những bệnh nhân ung thư tuyến tiền liệt tiến triển (không đáp ứng điều trị với liệu pháp hormone). Ngoài ra liệu pháp này thường được dùng trong điều trị ung thư ở giai đoạn di căn (bệnh đã lan rộng) hoặc một số trường hợp bị tái phát ung thư ở một vị trí khác sau hàng tháng hoặc nhiều năm điều trị ban đầu.
Bên cạnh đó hóa trị giúp thu nhỏ khối u ung thư, thậm chí có thể làm chúng biến mất. Ngay cả khi khối u ung thư không biến mất, liệu pháp này có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng.
Các tác dụng phụ là gì?
Một trong các tác dụng phụ khi hóa trị là loét miệng (lở miệng).
Hóa trị là liệu pháp giúp tiêu diệt tế bào ung thư nhanh chóng và ngăn chặn chúng phân chia, tuy nhiên nó cũng giết chết các tế bào khỏe mạnh khác một cách nhanh chóng, chẳng hạn như các lớp lót niêm mạc miệng, niêm mạc đường tiêu hóa, nang tóc và tủy xương. Kết quả là các tác dụng phụ của hóa trị sẽ xuất hiện tại các khu vực các tế bào bị hư hại. Nhưng tin tốt là các tế bào (không ung thư) bị tổn hại sẽ được thay thế bằng các tế bào khỏe mạnh. Và hầu hết các tác dụng phụ chỉ là tạm thời.
Hiện nay các tác dụng phụ (cụ thể) mà bệnh nhân có thể gặp phải thường phụ thuộc vào loại và số lượng thuốc mà bệnh nhân được cung cấp và thời gian bệnh nhân dùng chúng. Tuy nhiên các tác dụng phụ này chỉ là tạm thời, sau đây là một số tác dụng phụ phổ biến nhất của hóa trị liệu bao gồm:
- Buồn nôn và nôn.
- Ăn mất ngon.
- Rụng tóc.
- Loét miệng (lở miệng).
- Bệnh tiêu chảy.
- Vô sinh (một tác dụng phụ vĩnh viễn và phổ biến của hóa trị liệu).
Ngoài ra, một số tác dụng phụ khác có liên quan đến tủy xương bao gồm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng, chảy máu hoặc bầm tím từ va chạm nhẹ, và thiếu máu liên quan đến mệt mỏi.
Hiện tại một số loại thuốc có thể giúp kiểm soát các tác dụng phụ nhất định, chẳng hạn như buồn nôn và nôn hoặc tiêu chảy. Mặc dù có thể mất một thời gian, nhưng các tác dụng phụ liên quan đến hóa trị sẽ biến mất khi các phương pháp điều trị dừng lại.
Vì vậy bệnh nhân hãy hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ cụ thể mà các loại thuốc hóa trị có thể gây ra. Hoặc bệnh nhân có thể thảo luận với bác sĩ về những rắc rối của tác dụng phụ hoặc không thể quản lý chúng.